Sơ lược phát triển ngành CNCB của Trung Quốc và Thái Lan

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)

6. Cấu trúc đề tài

1.5.1. Sơ lược phát triển ngành CNCB của Trung Quốc và Thái Lan

1.5.1.2. Trung Quốc

 Thành công

Qua những năm điều chỉnh, ngành CNCB của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều ngành trọng điểm có máy móc, thiết bị và công nghệ đạt trình độ tiên tiến trên thế giới như ngành điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô… Mức độ thị trường hóa và sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng cao rõ rệt. Cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc đã xuất hiện những thay đổi tích cực, mức độ tập trung của ngành nghề từng bước được nâng cao, những ngành khoa học kỹ thuật cao và mới phát triển nhanh chóng, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục và ổn định.

 Tồn tại

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh cơ cấu ngành CNCB của Trung Quốc cũng còn một số tồn tại như: cơ cấu tổ chức DN không hợp lý, quy mô ngành nghề nhỏ, mức độ chuyên nghiệp hóa thấp, đầu tư vốn và kỹ thuật phân tán, mức nợ tài sản cao. Cơ cấu kỹ thuật còn nhiều bất cập, quy mô ngành kỹ thuật cao và mới nhỏ, tỉ lệ ngành truyền thống lớn. Cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp, NSLĐ thấp. Đặc biệt là thiếu những nhân viên kỹ thuật và những người quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.

1.5.1.2. Thái Lan

 Thành công

Qua những năm đổi mới, nền kinh tế của Thái Lan đã duy trì được tỉ lệ tăng trưởng GDP khoảng 5%/năm mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Ngoài ra, Thái Lan đã thiết lập được những mối quan hệ kinh tế gắn bó với nhiều nền kinh tế của các nước trên thế giới. Nhờ có mối quan hệ kinh tế nêu trên đã giúp cho Thái Lan vượt qua những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á gây ra và phục hồi nhanh chóng sự tăng trưởng kinh tế.

 Tồn tại

Bên cạnh đó, nền kinh tế của Thái Lan cũng có những hạn chế như: khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu (điện tử, điện máy) còn thấp do chậm điều chỉnh đồng bộ cơ cấu thuế nhập khẩu nguyên liệu, chậm giải quyết vấn đề khả năng thanh toán cho các DN xuất khẩu vừa và nhỏ và khó khăn về việc giảm chi phí trong các DN; nguồn nhân lực thiếu những nhân viên kỹ thuật và những người quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)