Vai trò quan trọng và những tác động có tính chất đột phá của quá trình phát triển

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 103)

6. Cấu trúc đề tài

2.4.1.Vai trò quan trọng và những tác động có tính chất đột phá của quá trình phát triển

trình phát triển CNCB đối với quá trình CNH - HĐH của Thành phố

 Đầu tư và sản xuất công nghiệp

Sự tăng trưởng GTSX CNCB đã góp phần vào việc thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng của công nghiệp trên địa bàn Thành phố qua các năm.

Theo số liệu từ Cục Thống kê năm 2009, tổng GTSXCN tại TP. Hồ Chí Minh đạt 528.251 tỉ đồng, tăng trưởng trung bình năm giai đoạn đạt 13%. Cụ thể, khu vực ngoài nhà nước tăng 7,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7% và khu vực nhà nước giảm 3,2%. Trong đó, nhóm ngành CNCB đạt giá trị là: 516.973 tỉ đồng (chiếm 98,47% tổng GTSXCN theo giá thực tế toàn Thành phố). (Xem biểu đồ 2.29/trang 90)

Quá trình phát triển nhóm ngành CNCB với các chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Thành phố đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới kỹ thuật, công nghệ, thiết bị... đã có những chuyển biến tích cực. Tính từ 2000 đến nay, đã có 280 dự án được vay vốn, với tổng vốn vay 38.000 tỉ đồng và số tiền hỗ trợ lãi vay lên đến 15.980 tỉ đồng.

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của VKTTĐPN và là trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Do vậy, khi nhà đầu tư vào Thành phố, nhất là trong nhóm ngành CNCB là có thể kết nối và mở rộng thị trường sang các khu vực lân cận.TP. Hồ Chí Minh rất đặc biệt quan tâm và trọng thị công tác thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 11/2009 Thành phố có 2530 dự án FDI với tổng vốn 16,6 tỉ USD.

Biểu đồ 2.29 : Tỉ trọng GTSX CNCB trong cơ cấu GDP, Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2009 (Theo giá thực tế)

36,9 41,3 41,5 98,4 97,5 96,3 0 20 40 60 80 100 120 2000 2005 2009 % trong GDP % trong CN

 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Sự phát triển ngành CNCB trong cơ cấu ngành công nghiệp, xu hướng chuyển dịch cơ cấu CNCB trong nội bộ ngành đã góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn Thành phố theo hướng CNH – HĐH, tăng tỉ trọng các ngành chất xám, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ cao, giảm tỉ trọng các ngành truyền thống, hao tốn nguyên, nhiên liệu, mức độ ô nhiễm cao, sử dụng nhiều lao động. Một sự chuyển dịch tiến bộ phù hợp với quy luật và xu hướng phát triển cơ cấu ngành công nghiệp.

 Xuất – nhập khẩu

Trong thời gian từ 2000 – 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có bước phát triển khá. Thị trường xuất khẩu hàng CNCB tương đối ổn định. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng CNCB. Trong cơ cấu hàng nhập nhập và kim ngạch nhập khẩu những năm gần đây mặc dù kim ngạch nhập lớn hơn xuất, nhưng chủ yếu là nguyên liệu vật tư, thiết bị máy móc và phụ tùng thay thế cung cấp chủ yếu cho CNCB. Nhập nhiều cũng rất cần cho đẩy mạnh CNH – HĐH.

%

 Nguồn lao động

Sự phát triển CNCB không tách rời với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Gần đây TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm hỗ trợ ngân sách để đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học cho các KCN - KCX, cụm công nghiệp, đã tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc củng cố hệ thống giáo dục, đào tạo và dạy nghề để đến năm 2010 đưa tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động toàn xã hội...

Sự phát triển CNCB thời kì 2000 – 2009 góp phần tăng công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động trên địa bàn Thành phố. Sự tăng lên của khối lượng lao động và NSLĐ làm cho quỹ lương và thu nhập của người lao động tăng lên.

 Môi trường

Cùng với sự phát triển nhóm ngành CNCB, hoạt động môi trường TP. Hồ Chí Minh đã và đang có nhiều nỗ lực đáng kể như: Tích cực phối hợp xây dựng dự án bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai và sông Sài Gòn để đảm bảo nguồn nước sạch cho hơn 15 triệu người dân trong vùng; dự thảo thu phí nước thải công nghiệp; ban hành những quy định hỗ trợ các đơn vị gây ô nhiễm môi trường di chuyển ra các khu công nghiệp và vùng phụ cận TP. Hồ Chí Minh; xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại đầu tiên ở bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) với tổng vốn đầu tư 95 tỉ đồng (khởi công giữa tháng 6/2009)...

 Cơ chế

Đáp ứng với tình hình phát triển nhóm ngành CNCB, TP. Hồ Chí Minh đã tạo được sự đồng bộ và mang lại hiệu quả khá cao trong việc thực hiện hệ thống cơ chế, chính sách như: Chính sách về tài chính; chính sách về thuế và ưu đãi tài chính - tín dụng đối với đầu tư nước ngoài; chính sách thị trường và tiêu thụ SP; chính sách về KH - CN…

Tóm lại, qua 10 năm phát triển, CNCB trên địa bàn Thành phố có nhiều tiến bộ đáng kể và ngày càng có vai trò to lớn về nhiều mặt như quy mô, số lượng, hiệu quả sản xuất thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng thu ngân sách, tăng công ăn việc làm, phát huy ngày càng nhiều

lực lượng của các thành phần kinh tế, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đem lại sinh khí mới cho công nghiệp Thành phố theo hướng CNH – HĐH.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 103)