Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành CNCB của TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 49)

6. Cấu trúc đề tài

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành CNCB của TP.Hồ Chí Minh

Minh

2.2.1. Vị trí địa lí

Với vị trí địa lí thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

TP. Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm Thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Thành phố là cửa ngõ của cả đường thủy lẫn đường bộ nối với Campuchia và hạ Lào, là nơi hội tụ của nhiều cửa sông với hệ thống kênh rạch thuận lợi, nhờ đó làm cho sông và biển nối liền tạo thành một hệ thống cảng, cầu cảng sông và biển cùng với các cảng hàng không thuận lợi vào loại lớn của cả nước.

Với vị trí địa lý nằm giữa Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Thành phố có khả năng mở rộng thị trường đầu ra hàng CNCB đến các địa phương trong khu vực, đồng thời cho phép thu hút các nguồn nguyên liệu từ các địa phương về Thành phố để phát triển CNCB.

Là một trong hai trung tâm giao lưu quốc tế thuận lợi và lớn so với cả nước, TP. Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mở ra triển vọng to lớn cho việc thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều hình thức: xuất nhập khẩu, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết và đầu tư nước ngoài. Tất cả thế mạnh này là rất to lớn đối với việc phát triển CNCB như tăng kim ngạch xuất khẩu, đổi mới công nghệ, tạo nguồn vật tư thông qua nhập khẩu, gọi vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài, để hình thành các KCN - KCX kỹ thuật cao, trong đó có CNCB. Có thể nói, TP.Hồ Chí Minh, một địa bàn hấp dẫn đầu tư nước ngoài, nên thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dự án và tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam so với các địa phương khác trong cả nước.

2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.2.2.1. Địa hình

Thành phố nằm trên vùng đồi núi thoai thoải cao hơn mặt sông từ 2 đến 10 m, trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Địa hình TP. Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt, thuận lợi hình thành các khu vực tập trung CNCB quy mô lớn.

2.2.2.2. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm và nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,50C thuận lợi cho hoạt động sản xuất, phát triển các loại nông sản cung cấp cho ngành CNCB nông – lâm – thủy sản.

2.2.2.3. Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển, đặc biệt là hệ thống sông Sài Gòn thuận lợi cung cấp lượng nước dồi dào cho hoạt động sản xuất, cho hoạt động giao thông đường sông, từ đó tạo thuận lợi cho CNCB phát triển. Có rất nhiều hệ thống xí nghiệp, nhà máy, KCN với các ngành CNCB tập trung dọc các hệ thống sông của Thành phố.

2.2.2.4. Quỹ đất

Quỹ đất có phần hạn chế do dân số đông, nhu cầu sử dụng đất thổ cư lớn. Tuy nhiên những dự án quy hoạch phát triển công nghiệp lớn vẫn có thể sử dụng những diện tích đất lớn, quỹ đất tập trung chủ yếu ở vùng ngoại thành có khả năng quy hoạch phát triển các KCN. Thành phố đang tiến hành mở rộng và phát triển các vành đai đất phục vụ phát triển công nghiệp ở các vùng lân cận.

2.2.2.5. Sinh vật

Diện tích rừng hạn chế, cung cấp gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ. Sinh vật biển với một số loài có trữ lượng và giá trị cao được khai thác phục vụ phát triển CNCB thủy, hải sản.

2.2.2.6. Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; các nguyên liệu khác như than bùn.. Một số khoáng sản này khai thác đáp ứng một phần cho nhu cầu của Thành phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu…

Tóm lại, TP. Hồ Chí Minh có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển và phân bố ngành CNCB. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành CNCB.

2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.3.1. Dân cư - lao động

Thành phố có dân cư đông đúc (7.123.340 người, thống kê năm 2009). Nếu kể cả tạm trú, kể cả lượt người trong và ngoài nước qua lại trên địa bàn Thành phố thì còn đông hơn nhiều. Số dân cư và lực lượng dân cư lớn tạo nên sức mua lớn, làm cho thị trường đầu ra của CNCB ngày một tăng về dung lượng, đến lượt nó cho phép mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào của CNCB.

Theo số liệu từ Cục Thống kê điều tra, lực lượng khoa học kỹ thuật đang làm việc trên địa bàn Thành phố là 153.087 người chiếm khoảng 10% dân số trong độ tuổi lao động. Trong đó, THCN chiếm 47%, cao đẳng và đại học chiếm 52,6 %, tiến sĩ và phó tiến sĩ chiếm 0,4%. Về cơ cấu ngành nghề phần lớn nằm trong 4 lĩnh vực: khoa học xã hội chiếm 53,7%, khoa học kĩ thuật 17,1%, khoa học y dược 13,2%, khoa học tự nhiên 11,2%.

BẢN ĐỒ MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO QUẬN HUYỆN TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2009

HVTH: Lương Ngọc Tuấn – K19 Cùng với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có số trường đại học và cao đẳng nhiều nhất, có các viện và phân viện nghiên cứu trên các lĩnh vực có liên quan đến phát triển CNCB nhiều hơn so với các địa phương khác trong cả nước (sau thủ đô Hà Nội). Có thể nói, TP. Hồ Chí Minh có khả năng quy tụ đội ngũ trí thức và công nhân lành nghề, là mảnh đất gieo mầm nuôi dưỡng và nẩy nở nhiều tài năng sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng KH - CN trong ngành công nghiệp, CNCB. Trong nhiều năm qua, nhất là từ ngày đất nước bước vào thời kì đổi mới đến nay, lực lượng cán bộ KH -

CN trên địa bàn Thành phố đã đóng góp nhiều công sức và trí tuệ phục vụ cho việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong đó có CNCB.

2.2.3.2. Cở sở hạ tầng – vật chật kỹ thuật

Là đầu mối lớn về giao thông vận tải và bưu điện, Thành phố có hầu hết các tuyến, loại đường. Ở TP. Hồ Chí Minh người ta có thể cảm nhận rất rõ sự vận chuyển, hoạt động không ngừng của hệ thống huyết mạch này. Có thể nói; hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, thiết bị máy móc từ sân bay, bến cảng, nhà ga, trung tâm bưu điện…quy tụ về Thành phố và cũng từ đây lại tỏa đi khắp mọi miền đất nước, tới nhiều nước nhiều nơi trên thế giới và khu vực.

Trong những năm gần đây, cùng với kết quả đổi mới trong 20 năm qua, hệ thống đường bộ và bến xe, hệ thống đường sông, biển và các bến cảng, hệ thống đường sắt, đường hàng không, bưu chính viễn thông đã được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới khác nhiều so với Thành phố trước đây theo hướng ngày một hiện đại. Chính sự tiến bộ này đã tạo khả năng nâng cao năng lực vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, vật tư, nguyên liệu có liên quan đến thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra của sự phát triển CNCB trên địa bàn .

Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dưới thời Pháp thuộc và sau đó là Mỹ thay chân pháp, một số cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp đã hình thành. Mặc dù sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mang đặc điểm phục vụ cho nhu cầu chiến tranh thông qua việc cung cấp thực phẩm, quân trang, quân dụng, sự phân bố sản xuất mang tính tự phát, thiếu hẳn một số ngành cơ bản và then chốt, nhưng cũng được coi là khá so với các tỉnh trong cả nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật nói trên ở Thành phố được tiếp quản gần như nguyên vẹn. Nó được tiếp tục tăng cường qua các thời kỳ kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), nhất là từ 1991 - 1995.

Trên cơ sở đó đã làm tăng thêm năng lực sản xuất trong một số ngành công nghiệp. Một số SP chủ yếu do Thành phố sản xuất như vải thuốc lá, bột ngọt, đồ hộp, tân dược, thuốc trừ sâu, thủy tinh, xe đạp,…..chiếm hơn 1/2 sản lượng của cả nước và nhiều SP đã có mặt trên thị trường thế giới. Thành phố đã có một hệ thống lao động

làm việc trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 40% tổng số lao động trong các ngành kinh tế, đóng góp khoảng 1/2 tổng thu nhập quốc dân của Thành phố và chiếm 1/3 giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước, nếu tính riêng tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 50% giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp của cả nước.

2.2.3.3. Vốn

Là địa bàn thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn nhất cả nước, TP. Hồ Chí Minh có điều kiện thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp, trong đó ngành CNCB là nhóm ngành thu hút nguồn vốn đầu tư lớn nhất. Thành phố cũng thi hành nhiều chính sách vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển

2.2.3.4. Thị trường

Về nguyên liệu, TP. Hồ Chí Minh gắn với một vùng nông, lâm ngư nghiệp phụ cận phát triển có khả năng cung ứng nhiều nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho CNCB và tạo ra sự hài hòa, cân bằng về môi trường sinh thái.

Sẽ thiếu sót khi nói về tiềm năng, thế mạnh của TP. Hồ Chí Minh mà lãng quên vùng nông, lâm, ngư nghiệp. Vùng trù phú này được tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành và ven Thành phố với hơn nửa triệu dân cư nhân khẩu nông nghiệp; hơn 360 nghìn lao động chiếm 62,5 % nhân khẩu nông nghiệp; với diện tích gieo trồng các loại.

Thị trường tiêu thụ được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, nhất là từ lúc nước ta gia nhập tổ chức WTO. Nhiều mặt hàng CNCB của Thành phố có khả năng cạnh tranh cao và đang xâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới. Thành phố đang tăng cường mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tiến hành xâm nhập thị trường của khu vực châu Á, EU và Cộng hòa Liên bang Nga; đồng thời mở rộng sang những thị trường mới ở Trung Đông, Bắc Mỹ, Châu Phi,...với những giải pháp thích hợp như hỗ trợ và tạo điều kiện cho các DN được tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ để giới thiệu hàng hoá ở nước ngoài, nhằm thâm nhập thị trường thế giới.

2.2.3.5. Đường lối chính sách

Phát triển CNCB, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn, hiệu quả cao là chính sách phát triển công nghiệp Thành phố. Định hướng và các giải pháp phát triển CNCB đã được đưa vào các giải pháp quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn tới. Tiếp tục quá trình cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch của môi trường sản xuất kinh doanh để phát triển thêm nhiều DN mới theo mục tiêu đã đề ra, cũng như thu hút ở mức độ cao đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, trong đó có CNCB.

Thành phố có các chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích chuyển giao công nghệ, bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ tìm kiếm, điều tiết thị trường, tạo mặt bằng, nhà xưởng cho thuê để sản xuất kinh doanh đối với các công ty, tập đoàn nước ngoài, cũng như các DN nội địa để phát triển CNCB.

2.2.3.6. Nhân tố khác

Hệ quan điểm mới, chính sách mới và luật pháp mới về kinh tế mà Đảng ta đề ra với tính cách là quan điểm lý luận, nền tảng pháp lý cơ bản, chỗ dựa cho sự vận dụng để phát triển CNCB trong cả nước, trong đó có TP. Hồ Chí Minh.

Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đã tạo được tình hình ổn định cho sự phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế trong cả nước và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua tương đối đều đặn và liên tục, bước đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện và lòng tin của dân đối với chế độ xã hội được nâng lên một bước.

Bối cảnh quốc tế có những đổi thay đáng kể, khiến cho các quốc gia, các Thành phố lớn mà sự vận dụng và phát triển của nó không thể không tính đến: sự tác động của cuộc Cách mạng KH - CN hiện đại, xu hướng vừa toàn cầu hóa, vừa khu vực hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa là cơ hội vừa là thách thức đan xen vào nhau và không kém phần phức tạp – Hội nhập – một xu hướng tất yếu của thời đại. Việt Nam đang là thành viên của Asean và WTO…, đương nhiên không thể không thực hiện những quy định của các tổ chức này trong quan hệ kinh tế quốc tế và kinh tế khu vực.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)