6. Cấu trúc đề tài
3.3.2. Định hướng chung phát triển CNCB TP.Hồ Chí Minh
CNCB trên địa bàn Thành phố phải phát triển theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản xuất lớn, có hàm lượng tri thức, tỉ lệ giá trị tăng thêm cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, điện tử - tin học, hóa chất, vật liệu mới…, một mặt định hướng mạnh tới xuất khẩu, mặt khác làm chỗ dựa vững chắc cho quá trình phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung không chỉ cho Thành phố mà còn phục vụ cho các tỉnh trong vùng KTTĐPN. Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa theo hướng này đòi hỏi phải có sự can thiệp hỗ trợ, tập trung vốn đầu tư của nhà nước để phát triển CNCB.
Tiến hành sắp xếp lại các ngành CNCB, triệt để di dới các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, giảm tải dần tỉ trọng phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động, nguyên nhiên liệu có hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thấp.
CNCB trên địa bàn Thành phố sẽ phát triển mạnh theo hướng tăng mạnh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị SP lớn, có hàm lượng tri thức, tỉ lệ giá trị tăng thêm cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử - tin học, phần mềm, hóa chất, vật liệu mới...
Các ngành CNCB trọng điểm được tập trung phát triển trên địa bàn TP trong những năm tới là:
+ Cơ khí chế tạo máy: Tập trung ưu tiên cao các ngành sản xuất và nội địa hoá lắp ráp ôtô; sản xuất các phương tiện vận tải thuỷ và các nhà máy vệ tinh; máy móc phục vụ nông nghiệp, CNCB; sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị cho nền kinh tế quốc dân; sản xuất trang thiết bị điện, cơ - điện tử, robot công nghiệp...
+ Điện tử - công nghệ thông tin: Tập trung ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ tùng, các SP điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt, các phần mềm xuất khẩu, các dịch vụ điện tử - tin học, nghiên cứu và phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Hoá chất: Tập trung ưu tiên sản xuất các SP hoá dược, thảo dược và thuốc y tế, các SP hoá chất công nghiệp nhựa, cao su kỹ thuật cao cấp.