Giới thiệu khái quát về TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.Giới thiệu khái quát về TP.Hồ Chí Minh

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HVTH: Lương Ngọc Tuấn – K19

Vùng đất TP. Hồ Chí Minh ngày này ban đầu được gọi là Prey Nokor, một làng chài và hải cảng quan trọng của người Khmer, trước khi người Việt sáp nhập vào thế kỷ 17. Thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà

Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời Thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, Thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887 - 1901. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và Thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "TP. Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

TP. Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 Thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, Thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Toàn Thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó các huyện ngoại thành chiếm 63 xã.

TP. Hồ Chí Minh hiện có 7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ; trong đó nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9%. Theo số liệu từ Cục Thống kê năm 2009, Thành phố có 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị và cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số Thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer,… Những người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Thành phố.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, TP. Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của VKTTĐPN, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)