Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 94)

các trường THCS quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch QL hoạt động giáo dục HSCN phù

hợp với tình hình đặc điểm của nhà trường, và của địa phương

Mục đích

Xây dựng và triển khai kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục HSCN phù hợp với thực tiễn xã hội là một biện pháp quản lí quan trọng, cần thiết của Hiệu trưởng trong công tác quản lí nhà trường, đặc biệt lại là những trường nằm ở các quận có tình hình kinh tế, xã hội khá phức tạp thì việc bám sát thực tiễn nhà trường và thực tiễn địa phương lại càng cần thiết hơn nữa.

Việc xây dựng và triển khai kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục HSCN giúp Hiệu trưởng bao quát được tình hình hoạt động giáo dục HSCN, từ đó có sự bố trí, phân công nguồn lực hợp lý, giúp hoạt động này đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thời trên cơ sở đó theo dõi tiến độ thực hiện, làm tiền đề cho các hoạt động kiểm tra, đánh giá có liên quan.

Việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục HSCN phù hợp với thực tiễn xã hội còn giúp Hiệu trưởng ứng phó được với các thay đổi bất ngờ trong công tác quản lí của mình và đưa ra hướng giải quyết kịp thời và phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với cơ sở giáo dục của mình.

Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần theo dõi và triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn cụ thể của Ngành, cấp trên đối với hoạt động giáo dục HSCN, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học đến tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học.

Hiệu trưởng quán triệt trong đội ngũ giáo viên về mục tiêu, ý nghĩa của việc giáo dục HSCN.

Kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục HSCN phải được xây dựng dựa trên kế hoạch giáo dục chung của ngành, phù hợp với tình hình địa phương, đặc điểm từng trường cũng như từng đối tượng HSCN, đặc biệt là cần căn cứ các báo cáo, sổ sách,

giấy tờ liên quan đến HSCN của năm trước từ giáo viên chủ nhiệm, giám thị, địa phương…để nắm bắt được tình hình HSCN và đề ra kết hoạch hiện nay phù hợp, mang tính khả thi.

Cần hướng dẫn GVCN dựa trên cơ sở xếp loại hạnh kiểm năm trước để phân tích, lập danh sách học sinh hạnh kiểm loại yếu và loại kém, xác định mức độ và nguyên nhân yếu kém đối với mỗi học sinh.

Dựa trên những thông tin thu được, lập hồ sơ theo dõi những học sinh có kết quả rèn luyện đạo đức kém ở năm học trước trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giáo dục cho năm nay, hướng tới việc tạo điều kiện cho HSCN năm trước được rèn luyện và phấn đấu, khắc phục ngay từ đầu năm học.

Tổ trưởng tổ chủ nhiệm hoặc Tổ trưởng tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục HSCN từ đó họp tổ, nhóm tìm biện pháp nhằm giáo dục HSCN đạt hiệu quả cao nhất.

Kế hoạch giáo dục HSCN phải được Hiệu trưởng thông qua và ký duyệt để trở thành văn bản pháp quy có hiệu lực cho việc triển khai thực hiện. Theo định kỳ, cuối năm nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương, tình hình của nhà trường.

3.2.2. Tổ chức nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS và thống

nhất những biểu hiện của HSCN nhằm cập nhật kịp thời những thay đổi, những diễn biến nhất ở các em

Mục đích

Ngày nay học sinh THCS phát triển về mặt tâm lý cũng như sinh lý khá sớm, với cột mốc “khủng hoảng tuổi dậy thì” các em phát triển nhảy vọt về thể chất cũng như tâm lý trong giai đoạn này, từ đó có thể có nhiều biểu hiện chưa ngoan phức hợp, do đó giáo viên phải là người hiểu rõ những đặc điểm cũng như những nhu cầu diễn biến trong giai đoạn này của học sinh để có thể phân biệt được các dấu hiệu chưa ngoan là từ nguyên nhân nào mà lựa chọn cách giao tiếp cũng như giáo dục phù hợp nhất, nhằm đảm bảo cho sự phát triển nhân cách của các em một cách

đầy đủ và toàn diện. Có thể trong giai đoạn dậy thì các em chưa ngoan nhưng vượt qua giai đoạn này, nếu được giáo dục và uốn nắn một cách kịp thời các em có thể phát triển bình thường trở lại. Tuy nhiên như thực trạng được nêu trên, không phải giáo viên nào cũng hiểu được điều đó vì thế mà việc chỉ đạo Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS và thống nhất những biểu hiện, diễn biến mới nhất của HSCN là hết sức cần thiết không chỉ đối với giáo viên chủ nhiệm mà còn cần cho cả giáo viên bộ môn.

Thống nhất những biểu hiện của HSCN giúp giáo viên dễ dàng phân loại học sinh trong hoạt động giáo dục từ đó làm căn cứ xây dựng nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục phù hợp với các dạng HSCN đã đươc phân loại, đồng thời lấy căn cứ xây dựng thống nhất các tiêu chí đánh giá, kiểm tra đối với hoạt động này để đảm bảo tính khách quan, khoa học và công bằng.

Cách thức thực hiện

Tổ chức tuyên truyền đến CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động giáo dục HSCN, hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan về hoạt động này.

Chỉ đạo Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng Tổ chủ nhiệm tổ chức các chuyên đề về giáo dục HSCN nhằm nghiên cứu, thảo luận về đặc điểm HSCN trong giai đoạn hiện nay. Biểu hiện nào thường thấy nhiều nhất, nguyên nhân của các biểu hiện đó, các phương pháp có thể sử dụng để điểu chỉnh những lệch lạc đó, cần phải phối hợp với những lực lượng giáo dục nào để giáo dục lại HSCN, đánh giá rút kinh nghiệm.

Tổ chức cho GV tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh học sinh về các đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THCS và những biểu hiện chưa ngoan thường gặp phải của con em họ, đồng thời hướng dẫn, tư vấn về cách giáo dục con em họ trong giai đoạn này. Chỉ ra sự cần thiết của việc giáo dục HSCN và hậu quả của nó nếu không giáo dục kịp thời ở các buổi họp phụ huynh học sinh trong năm học hoặc các buổi gặp tư vấn riêng.

3.2.3. Chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể với từng dạng HSCN

Mục đích

Trong thực tế HSCN có nhiều dạng khác nhau và nguyên nhân dẫn đến hành vi chưa ngoan của học sinh cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cần phải có hình thức cũng như phương pháp giáo dục khác nhau đối với từng học sinh để đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi. Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục này thể hiện trong kế hoạch giáo dục HSCN của mỗi giáo viên vì thế mà mỗi giáo viên cần có kế hoạch giáo dục HSCN riêng, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, nó được thể hiện rõ nét nhất trong kế hoạch chủ nhiệm. Tuy nhiên hoạt động này chưa được quan tâm do đó việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động này còn mang tính chất sơ xài, qua loa. Ban Giám hiệu nhà trường cần phải chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng dạng HSCN nằm trong lớp mình chủ nhiệm hoặc lớp mình giảng dạy.

Việc chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng dạng HSCN cũng nhằm phát huy vai trò của Tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường, đặc biệt là trong hoạt động giáo dục HSCN, giáo viên chuẩn bị kế hoạch giáo dục HSCN một cách có định hướng sẽ giúp cho hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn.

Hướng dẫn giáo viên nắm được các bước cũng như cách thức của việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục HSCN đồng thời hình thành thói quen chuẩn bị kế hoạch hoạt động giáo dục HSCN có định hướng trong nhà trường một cách thường xuyên và liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần yêu cầu giáo viên thống nhất việc thực hiện chương trình, kế hoạch, nội dung và hình thức tổ chức giáo dục HSCN dựa trên đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh trung học cơ sở, tránh sự tùy tiện trong việc thực hiện, không tuân theo kế hoạch và qui định của trường.

Ban Giám hiệu thống nhất với Tổ bộ môn trong toàn trường về những yêu cầu chính của kế hoạch giáo dục HSCN và các yêu cầu cụ thể trong từng mục của kế hoạch giáo dục HSCN.

Thông qua các buổi sinh hoạt Tổ chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên thống nhất trong Tổ chuyên môn về mục tiêu của hoạt động giáo dục HSCN, các nội dung, hình thức cơ bản để thực hiện hoạt động này.

Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, trao đổi góp ý cho từng kế hoạch của giáo viên để đảm bảo có định hướng, hệ thống và có tính khả thi. Việc kiểm tra của Tổ trưởng tổ chuyên môn cũng là lời nhắc nhở đến từng giáo viên trong Tổ để giáo viên thực hiện nghiêm túc, không làm qua loa, vì thực tế số lượng HSCN chiếm thiểu số do đó công tác này đôi khi bị xem nhẹ, hoặc bỏ qua.

3.2.4. Phối hợp và thống nhất những tác động của các lực lượng giáo dục

trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục HSCN

Mục đích

Để kế hoạch hoạt động giáo dục HSCN của nhà trường được triển khai thuận lợi và có hiệu quả, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch phối hợp và tận dụng tối đa sự ủng hộ, đồng tình của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục HSCN. Bên cạnh đó việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động này cũng nhằm tranh thủ mọi nguồn nhân lực trong và ngoài nhà trường, các ban ngành đoàn thể cùng tham gia và hỗ trợ cho hoạt động để hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất.

Nhà trường - gia đình - xã hội là ba môi trường giáo dục không thể tách rời nhau trong việc hình thành nhân cách học sinh, trong đó nhà trường – gia đình mà đại diện là giáo viên chủ nhiệm - phụ huynh có tác động mạnh mẽ đến học sinh nhất là các em ở độ tuổi thiếu niên, lứa tuổi tâm sinh lý đang phát triển, có nhiều thay đổi và dễ bắt chước. Chính vì vậy, việc quan tâm của phụ huynh đến những hoạt động trong nhà trường và thiết lập tốt mối quan hệ giáo viên – phụ huynh học sinh sẽ giúp học sinh phát triển nhân cách hoàn thiện hơn. Vì thế mà Hiệu trưởng cần có các kế hoạch phối hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch đó để huy động các lực

lượng nêu trên tham gia hoạt động giáo dục HSCN.

Ngoài ra, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội cũng là trợ thủ đắc lực cho nhà trường trong công tác này.

Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần xây dựng qui chế phối hợp quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, cần xác định cách thức tổ chức (sắp xếp, bố trí) và hoạt động phối hợp với nhau giữa các thành viên trong nhà trường, giữa các bộ phận tham gia hoặc hỗ trợ hoạt động giáo dục, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, các cơ quan địa phương.

Tăng cường mức độ thường xuyên, liên tục, chặt chẽ trong hoạt động phối hợp giữa BGH và các Tổ chuyên môn, Tổ chủ nhiệm. Ban Giám hiệu chỉ đạo chung về quan điểm, tư tưởng, các yêu cầu về việc triển khai kế hoạch. Các Tổ chuyên môn, Tổ chủ nhiệm cụ thể hóa nội dung kế hoạch, từng bước báo cáo cho Ban Giám hiệu về tiến độ thực hiện và hiệu quả đạt được.

Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho GVCN, GVBM cùng phối hợp trong vấn đề giáo dục HSCN và tiến bộ của các em. Kịp thời phát hiện và điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi chưa đúng đắn trong quá trình rèn luyện. GVCN phối hợp với gia đình HSCN bằng hình thức mời gặp trao đổi, thông qua sổ liên lạc, qua điện thoại các vấn đề xung quanh việc giáo dục HSCN, nhất là phối hợp để kiểm tra, giám sát, nhắc nhở và động viên HSCN trong quá trình rèn luyện.

Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể và Hội Cha mẹ học sinh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội như: vận động các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí để tạo điều kiện cho các em HSCN tham gia hoạt động nhân đạo, vận động các phụ huynh có con em thuộc đối tượng HSCN tích cực quan tâm chăm lo việc giáo dục các em bằng cách thường xuyên chủ động liên hệ với nhà trường để theo dõi quá trình rèn luyện của các em…

Phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh về việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tuân thủ luật an toàn giao thông, ra sức

giữ gìn trật tự công cộng, tạo môi trường sống lành mạnh và an toàn khu vực trường học.

Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong nhà trường nhằm thực hiện tốt hoạt động giáo dục HSCN của giáo viên. Chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập lành mạnh trong trường, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục HSCN được đồng thuận trong nhà trường.

Tạo ra sân chơi lành mạnh để học sinh tham gia vui chơi, giải trí trong trường, tạo động lực cho hoạt động giáo dục HSCN. Thông qua các hoạt động vui chơi, học tập lành mạnh đó học sinh có thể ý thức được các hành vi của bản thân để tự điều chỉnh và tự giáo dục.

3.2.5. Tăng cường bồi dưỡng việc sử dụng và sử dụng kết hợp các phương

pháp giáo dục cho đội ngũ giáo viên

Mục đích

Phương pháp giáo dục nắm trong tay nó vận mệnh của quá trình giáo dục. Nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp giáo dục một cách phù hợp, linh hoạt và khéo léo cho các dạng HSCN khác nhau, trong những tình huống giáo dục khác nhau, vì không phải phương pháp giáo dục nào cũng có thể áp dụng đối với tất cả các dạng HSCN trong tất cả các tình huống.

Thông qua việc bồi dưỡng phương pháp giáo dục HSCN giáo viên có thể khéo léo kết hợp với các phương pháp dạy học để giáo dục học sinh một cách liên tục thông qua các bài dạy trên lớp, đúng tinh thần dạy chữ song song với dạy người.

Cách thức thực hiện

Tổ chức các chuyên đề về ứng dụng các phương pháp giáo dục vào giáo dục HSCN.

Tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm có liên quan đến phương pháp giáo dục HSCN.

Mời chuyên gia về trường tập huấn cho giáo viên vận dụng các phương pháp giáo dục HSCN tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong tổ về việc sử dụng phương pháp giáo dục trong hoạt động giáo dục HSCN. Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, các chuyên đề về việc sử dụng các phương pháp giáo dục cho từng dạng HSCN.

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục HSCN của

GV, hoạt động rèn luyện của HSCN.

Mục đích

Kiểm tra, đánh giá là một công việc hết sức quan trọng đối với bất kỳ hoạt động nào trong nhà trường. Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của HSCN phản ánh sự tiến bộ của các em qua từng giai đoạn, đồng thời phản ánh chất lượng giáo dục của giáo viên. Việc đánh giá giáo viên sẽ được tiến hành thông qua việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. Kết quả rèn luyện của HSCN giúp giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 94)