Quản lí hoạt động giáo dục HSCN của giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

Giáo viên chủ nhiệm có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục học sinh của nhà trường nói chung và học sinh chưa ngoan nói riêng, do đó quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan của giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.15 đã nói lên được thực trạng về quản lí hoạt động này ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh với độ tin cậy 0.20.

Bảng 2.15. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục HSCN của GVCN

TT NỘI DUNG Mức độ thực hiện CBQL GV M S Hạng M S Hạng 1 Xây dựng các quy định thống nhất, rõ ràng về kế hoạch chủ nhiệm. 4.12 0.45 1 4.08 0.50 1 2 Xây dựng, thống nhất các tiêu chí

đánh giá kế hoạch chủ nhiệm. 3.02 0.78 5 2.85 0.75 5

3

Kiểm tra định kỳ việc lập và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của GVCN.

3.29 0.51 4 3.21 0.63 4

4 Dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm có kế

hoạch và đột xuất. 3.62 0.54 3 3.61 0.64 3

5

Theo dõi sự phối hợp với Đoàn- đội, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục HSCN của GVCN.

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.15 chúng tôi nhận thấy:

Nội dung “xây dựng các quy định thống nhất, rõ ràng về kế hoạch chủ nhiệm” được xếp hạng cao nhất với M của CBQL = 4.12 và M của GV = 4.08. Xếp hạng thứ 2 và thứ 3 là nội dung thứ 4 “dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm có kế hoạch và đột xuất” và nội dung thứ 5 “theo dõi sự phối hợp với Đoàn-đội, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục HSCN của GVCN” với M của CBQL lần lượt là 4.11 và 3.62 và M của GV là 4.00, 3.61. Số liệu này chứng minh rằng các hoạt động trên đã được CBQL, GV quan tâm và thực hiện một các thường xuyên.

Hai nội dung còn lại là nội dung 2 “xây dựng, thống nhất các tiêu chí đánh giá kế hoạch chủ nhiệm” và nội dung 3 “kiểm tra định kỳ việc lập và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của GVCN” là hai nội dung xếp hạng thấp nhất. Ở cả hai nội dung này CBQL và cả GV đều đồng đánh giá có thực hiện tuy nhiên việc thực hiện này không thường xuyên như các nội dung 1, 4, 5 với M của CBQL lần lượt bằng 3.29, 3.02 và M của GV lần lượt bằng 3.21, 2.85. Hai nội dung này là hai nội dung phản ánh việc kiểm tra của CBQL đến GV trong hoạt động giáo dục HSCN, tuy nhiên thực trạng khảo sát đã cho thấy hai nội dung này chưa được chú trọng và thực hiện chưa thường xuyên.

Tóm lại, từ kết quả ở bảng 2.15 về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục HSCN của giáo viên chủ nhiệm đã chứng minh trong quá trình quản lí hoạt động giáo dục HSCN của GVCN, CBQL chỉ mới tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện mà khâu kiểm tra lại thiếu quan tâm và còn thực hiện khá lỏng lẻo. Để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả thì bắt buộc công tác kiểm tra phải được thực hiện tốt vì nếu không có kiểm tra thì không thể có quản lí, do đó cần phải có các biện pháp để khắc phục tình trạng trên.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)