Quản lí nội dung, chương trình giáo dục HSCN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 66)

Thực trạng quản lí nội dung, chương trình giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh được phản ánh cụ thể ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lí nội dung, chương trình giáo dục HSCN

TT NỘI DUNG Mức độ thực hiện CBQL GV M S Hạng M S Hạng 1

Tổ chức nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS và thống nhất những biểu hiện của HSCN.

2.79 0.79 4 2.67 0.65 4

2

Phổ biến, hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung, chương trình giáo dục HSCN.

3.95 0.52 2 3.84 0.37 3

3

Tạo điều kiện thuận lợi, động viên giáo viên thực hiện đầy đủ và sáng tạo nội dung giáo dục HSCN.

4.14 0.72 1 3.91 0.74 2

4

Tổ chức các chuyên đề, buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm, góp ý nội dung, chương trình hoạt động giáo dục HSCN.

2.62 0.73 5 2.45 0.66 5

5

Theo dõi việc thực hiện chương trình, nội dung giáo dục HSCN thông qua sổ chủ nhiệm.

Từ kết quả ở bảng 2.12, chúng tôi nhận thấy:

CBQL đã thường xuyên “tạo điều kiện thuận lợi, động viên giáo viên thực hiện đầy đủ và sáng tạo nội dung giáo dục HSCN” với đánh giá M = 4.14, điều đó đã được đối tượng GV xác nhận lại một lần nữa khi họ cũng đánh giá CBQL thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi, động viên họ thực hiện đầy đủ và sáng tạo nội dung giáo dục HSCN với M = 3.91. Việc CBQL thực hiện thường xuyên nội dung này là một trong những yếu tố động viên tinh thần rất lớn cho GV để họ làm tốt công tác giáo dục HSCN, không những thế nội dung này còn thể hiện được sự quan tâm của CBQL đến hoạt động giáo dục HSCN trong nhà trường.

Việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình giáo dục HSCN cũng được CBQL thực hiện thường xuyên và GV cũng thừa nhận điều đó thông qua đánh giá nội dung “phổ biến, hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung, chương trình giáo dục HSCN” với M của CBQL là 3.95 và M của GV là 3.84. Việc “phổ biến, hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung, chương trình giáo dục HSCN” giúp cho GV nắm rõ các nội dung cũng như chương trình giáo dục HSCN từ đó có sự lựa chọn phù hợp nội dung với từng đối tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HSCN của nhà trường.

Nội dung “Theo dõi việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục HSCN thông qua sổ chủ nhiệm” là nội dung quan trọng nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện nội dung, chương trình, qua đó để CBQL có thể điều chỉnh nội dung phù hợp với tình hình thực tế của học sinh tại đơn vị mình. Cũng như nội dung trên, ở nội dung này cả CBQL và GV đều đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên với M của CBQL là 3.69 và M của GV là 3.99.

Nội dung “tổ chức nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS và thống nhất những biểu hiện của HSCN” cả CBQL và GV đều đánh giá thực hiện ở mức không thường xuyên với M của CBQL = 2.79 và M của GV = 2.67. Trao đổi với các GV trường THCS Bình Trị Đông A về nội dung này, chúng tôi được các GV cho biết, hoạt động này không thường xuyên diễn ra vì ai cũng biết HSCN là những học sinh như thế nào, biểu hiện ra sao, bên cạnh đó vào đầu năm học nhà trường

cũng rất nhiều việc, không có thời gian cho các hoạt động này nên giáo viên tự tìm hiểu thêm.

Ở nội dung “tổ chức các chuyên đề, buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm, góp ý nội dung, chương trình hoạt động giáo dục HSCN” với điểm trung bình đánh giá của CBQL là M = 2.62 và của GV là M = 2.45. Ở nội dung này, điểm trung bình đánh giá của CBQL và GV là khác nhau. CBQL tự đánh giá là thực hiện không thường xuyên, có nghĩa là vẫn có thực hiện nhưng mức độ thấp, trong khi đó nhiều giáo viên lại cho rằng nội dung này không hề được CBQL thực hiện. Quan tâm đến vấn đề này chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm T giữa hai nhóm đánh giá, kết quả như sau:

Bảng 2.13. Kết quả kiểm nghiệm T về trung bình đánh giá của CBQL và GV

trong quản lí nội dung, chương trình giáo dục HSCN

Levene's Test for Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. T df Sig. (2- tailed)

Tổ chức các chuyên đề, buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm, góp ý nội dung, chương trình hoạt động giáo dục HSCN. Equal variances assumed 1.415 .236 1.358 180 0.176 Equal variances not assumed 1.286 62.481 0.203

Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV về nội dung “tổ chức các chuyên đề, buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm, góp ý nội dung, chương trình hoạt động giáo dục HSCN” với mức ý nghĩa α = 0.176.

Tóm lại, các biện pháp trong quản lí nội dung, chương trình giáo dục HSCN được CBQL và GV đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó đa số được đánh giá ở mức độ thực hiện không thường xuyên với các nội dung “tổ chức nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS và thống nhất những biểu hiện của HSCN”, “tổ chức các chuyên đề, buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm, góp ý nội dung, chương trình hoạt động giáo dục HSCN”. Điều đó có thể là chưa có sự quan tâm thực hiện ở những nội dung này, vì thế chúng tôi nghĩ rằng cần có các biện pháp để khắc phục và cải thiện tình trạng trên.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)