Chúng tôi đã thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi đối với 42 CBQL (HT, PHT, TTCM) và 140 GV ở các trường THCS quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh gồm: THCS An Lạc, THCS Lê Tấn Bê, THCS Bình Trị Đông và THCS Bình Trị Đông A. Sau khi thu phiếu, xử lý, phân tích và đánh giá, chúng tôi đã thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về biểu hiện của HSCN
TT Biểu hiện của HSCN % Xếp
hạng
1 Có những hành vi hỗn láo, vô lễ, chống đối với giáo viên. 37.9 8 2 Có xu hướng kết bè phái trong lớp để gây gỗ, giải quyết xung đột
với bạn bè bằng vũ lực. 36.8 9
3 Học sinh có thái độ xem thường cha mẹ, thầy cô, bạn bè. 43.4 7 4 Thường xuyên ăn nói thô tục, văng tục chửi thề với bạn bè, thầy
cô, cha mẹ. 46.2 6
5
Học sinh thường xuyên né tránh các nghĩa vụ, trách nhiệm theo khuôn mẫu chung, không tham gia vào các hoạt động chung của lớp.
51.1 4
6
Học sinh thường xuyên gây rối trong sinh hoạt chung của tập thể (nói chuyện, nghe, gọi điện thoại trong giờ học, trong giờ sinh hoạt tập thể).
85.2 1
7 Học sinh vi phạm luật giao thông, tụ tập hút thuốc, uống rượu… 26.9 10 8 Học sinh sống cẩu thả, mất vệ sinh: trang phục ăn mặc thiếu
nghiêm túc, không phù hợp. 79.7 2
9 Học sinh thường xuyên lười học, trốn học, trốn tiết. 59.9 3 10 Học sinh thường xuyên không học bài, gian lận, thiếu nghiêm túc
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy nhóm 3 biểu hiện hành vi phổ biến nhất của HSCN ở các trường nghiên cứu là “gây rối trong sinh hoạt chung của tập thể (nói chuyện, nghe, gọi điện thoại trong giờ học, trong giờ sinh hoạt tập thể)” chiếm tỉ lệ 85.2%. Đây là biểu hiện được CBQL và GV đánh giá và xếp hạng cao nhất. Đứng thứ 2 là biểu hiện “học sinh sống cẩu thả, mất vệ sinh: trang phục ăn mặc thiếu nghiêm túc, không phù hợp” chiếm tỉ lệ 79.7%, và thứ 3 là “học sinh thường xuyên lười học, trốn học, trốn tiết” với tỉ lệ 59.9%. Cả ba biểu hiện trên đều là những dấu hiệu đặc trưng cho tính cách “nổi loạn”, muốn khẳng định bản thân các em ở giai đoạn lứa tuổi này, do đó nếu có phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp, kịp thời uốn nắn những hành vi đó của các em thì có thể đưa các em thoát khỏi khủng hoảng ở giai đoạn này và định hướng phát triển nhân cách của các em trong tương lai.
Ngoài các biểu hiện chưa ngoan thường xuất hiện ở lứa tuổi học sinh THCS như đã nêu trên, thì có một số biểu hiện của HSCN được CBQL và GV đánh giá ít xuất hiện, trong đó ít xuất hiện nhất là “học sinh vi phạm luật giao thông, tụ tập hút thuốc, uống rượu” với tỉ lệ thấp là 26.9%. Tuy được đánh giá thấp nhất trong các biểu hiện song nó vẫn tồn tại trong nhà trường và cũng cần được quan tâm, chú ý, có các biện pháp để giáo dục nhằm hạn chế đối tượng HSCN một cách thấp nhất có thể.
Từ kết quả đánh giá biểu hiện của HSCN ở các trường THCS, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của CBQL và GV về vấn đề này với kết quả được trình bày ở bảng 2.6. Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục HSCN Mức độ cần thiết Số lượng % Xếp hạng Rất cần thiết 161 88.5 1 Cần thiết 21 11.5 2 Ít cần thiết 0 0 3 Không cần thiết 0 0 3
Dựa vào kết quả thu được từ việc khảo sát ý kiến của CBQL và GV trong bảng 2.7, chúng tôi nhận thấy có 161 CBQL và GV cho rằng hoạt động giáo dục
HSCN là rất cần thiết, chiếm tỉ lệ 88.5%, chỉ có 11.5% cho là cần thiết với 21 CBQL và GV đánh giá và không có trường hợp nào cho hoạt động giáo dục HSCN là ít cần thiết và không cần thiết trong nhà trường.
Số liệu trên đã chứng minh rằng đa số đối tượng được khảo sát đã có nhận thức đúng về hoạt động giáo dục HSCN, đây là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng làm tiền đề để thực hiện quản lí hoạt động giáo dục HSCN đạt hiệu quả.