Quản lí mục tiêu, kế hoạch giáo dục HSCN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

Để đảm bảo việc thực hiện giáo dục HSCN có hiệu quả cần xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện và quản lí chúng một cách khoa học là rất quan trọng và cần thiết, nhằm tạo tiền đề để thực hiện các nội dung khác trong quản lí hoạt động giáo dục HSCN. Kết quả điều tra thực trạng quản lí mục tiêu, kế hoạch giáo dục HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng quản lí mục tiêu, kế hoạch giáo dục HSCN

TT NỘI DUNG

Mức độ thực hiện

CBQL GV

M S Hạng M S Hạng

1

Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình lớp trên cơ sở đó phân loại học sinh.

4.45 0.71 1 4.29 0.75 1

2

Phổ biến cho giáo viên mục tiêu, kế hoạch giáo dục HSCN chung của nhà trường.

4.31 0.68 2 4.12 0.71 2

3

Hướng dẫn giáo viên xây dựng mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho từng dạng HSCN.

3.98 0.78 3 3.97 0.75 4

4

Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giáo dục HSCN trong từng tuần, tháng, năm học.

Từ kết quả ở bảng 2.11, chúng tôi nhận thấy:

CBQL ở các trường được khảo sát đã nghiêm túc trong thực hiện quản lí mục tiêu, kế hoạch giáo dục HSCN, thể hiện ở việc các nội dung trên được đánh giá ở mức độ thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên. Trong cả 4 nội dung được khảo sát này, ý kiến của cả CBQL và GV đều tương đồng nhau cho thấy kết quả mang tính chính xác cao với độ tin cậy là 0.42.

Trong bốn nội dung nêu trên, xếp hạng cao nhất đồng nghĩa với việc thực hiện rất thường xuyên là nội dung “yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình lớp trên cơ sở đó phân loại học sinh” với M của CBQL là 4.45. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm, vào đầu năm khi giáo viên chủ nhiệm nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm sẽ dựa vào nhiều kênh thông tin khác nhau để nắm tình hình chung của lớp, thông qua đó nắm thông tin từng cá nhân. Những kênh thông tin giáo viên chủ nhiệm thường sử dụng để nắm tình hình học sinh lớp chủ nhiệm như: giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước, sổ học bạ, báo cáo tổng kết năm học, ban cán sự lớp năm trước, sơ yếu lý lịch của từng học sinh trong lớp.

Nội dung xếp hạng thứ 2 cũng được đánh giá thực hiện rất thường xuyên là nội dung “phổ biến cho giáo viên mục tiêu, kế hoạch giáo dục HSCN chung của nhà trường” với M của CBQL là 4.31. Tiếp đó là hai nội dung xếp hạng 3, 4 cũng được CBQL tự đánh giá là thực hiện ở mức thường xuyên với M của CBQL lần lượt là 3.98 và 3.83.

Cũng tương tự CBQL, các GV được khảo sát ở các trường nêu trên đều cho rằng các nội dung được thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên. Với nội dung “yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình lớp trên cơ sở đó phân loại học sinh”, GV cho rằng được thực hiện rất thường xuyên với M = 4.29. Ba nội dung còn lại là nội dung “phổ biến cho giáo viên mục tiêu, kế hoạch giáo dục HSCN chung của nhà trường”, “yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giáo dục HSCN trong từng tuần, tháng, năm học” và nội dung “hướng dẫn giáo viên xây dựng mục tiêu, kế hoạch cụ

thể cho từng dạng HSCN” GV đánh giá CBQL thực hiện ở mức thường xuyên với M lần lượt là 4.12, 4.07, 3.97.

Như vậy, các nội dung trong quản lí mục tiêu, kế hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung được cán bộ quản lí và giáo viên thực hiện ở mức rất thường xuyên và thường xuyên, đây là một tín hiệu đáng mừng cần được phát huy cho hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)