Phương pháp giáo dục là cách thức tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, tự điều khiển các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng của giáo viên và học sinh (với tư cách là nhà giáo dục và đối tượng giáo dục) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục [15].
nhiệm vụ, nội dung giáo dục, đặc biệt là cần căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm nhân cách của đối tượng giáo dục. Không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng, như đã đề cập tùy vào từng đặc điểm cũng như hoàn cảnh, đối tượng mà sử dụng phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Đối với hoạt động giáo dục HSCN cần sử dụng các phương pháp sau:
Các phương pháp xây dựng lại niềm tin: để xây dựng lại niềm tin có thể sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức như: kể chuyện, hỏi đáp, đàm thoại…nhưng chỉ với hoàn cảnh là trong lúc học sinh có tổ chức tranh cãi về quan điểm, trao đổi ý kiến, tranh luận…để điều chỉnh các mối quan hệ bạn bè và sự giúp đỡ lẫn nhau trong lớp [15].
Trong phương pháp xây dựng lại niềm tin đặc biệt không được ép buộc HSCN nghe theo ý kiến của mình mà phải biết tạo tình huống, hoàn cảnh có vấn đề để cho các em rút ra được kết luận, tự mình phê phán mình, khiến cho ý kiến chung trở thành ý kiến riêng của mình.
Để xây dựng lại niềm tin cho các em HSCN có hành vi vi phạm pháp luật có thể sử dụng những cuộc gặp gỡ với những người đã từng sống ô nhục và hèn hạ, cho các em dự các phiên tòa xét xử, gặp các chiến sĩ, bộ đội…Tuy nhiên việc đó cần thận trọng và chuẩn bị thật tốt.
Cuối cùng các nhà giáo dục mà hơn hết ở đây là giáo viên, người có vai trò trực tiếp và quan trọng trong giáo dục học sinh cần phải tôn trọng nhân cách của từng học sinh. Không chế nhạo những quan điểm sai lầm của các em, không chế giễu những quan niệm mà theo cách nhìn của nhà giáo dục là lố bịch, không bác bỏ thẳng thừng quan điểm sai lầm nào của các em. Sự khéo léo đối xử cần thiết ở mọi nơi, nhưng trong việc xây dựng lại niềm tin thì lại đặc biệt cần thiết.
Các phương pháp khuyến khích và trách phạt: sử dụng phương pháp này nên thận trọng và phải khéo léo, phù hợp vì nó có thể dễ dàng bị phản tác dụng. Vì thế khi sử dụng phương pháp này cần chú ý:
Trách phạt phải được tiếp thu như yêu cầu chung về hành vi của học sinh, trong đó đồng thời đưa ra cả lời chỉ trích việc làm không đúng cũng như lời chỉ dẫn
làm như thế nào thì đúng và tránh tái phạm vào lần sau.
Không nên vội vàng quyết định trách phạt. Nếu sử dụng phương pháp này ngay sau khi phạm lỗi thì vô tình nhà giáo dục sẽ không khách quan vì bị hành vi của các em cũng như sự căng thẳng quá độ của thần kinh và sự mất bình tĩnh của chính bản thân nhà giáo dục…làm cho bực tức dễ dẫn đến không kiềm chế được hành vi làm phản tác dụng giáo dục.
Phương pháp trách phạt trong hoạt động giáo dục HSCN cần phải chú ý đến ba điều cơ bản: giúp học sinh ý thức được khuyết điểm của mình, hiểu được rằng khuyết điểm đó không được mọi người chấp nhận và tự học sinh đó phải là người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp [15].
Cũng như trách phạt thì khuyến khích cũng để giúp trẻ hiểu được cái gì là tốt, cái gì là xấu nhằm phát huy những hành động tích cực của trẻ và ngăn cấm, hạn chế những hành động sai trái.
Việc khuyến khích phải có tính chất cá biệt và phù hợp với quan niệm về sự hài lòng cũng như nhu cầu của mỗi học sinh.
Việc khuyến khích phải do tập thể hoặc do người nào đó có uy tín với các em thực hiện. Điều này giúp nâng cao giá trị cũng như tính chất giáo dục trong hoạt động khuyến khích và các em cảm thấy ý nghĩa, thiết thân với cuộc đời mình.
Việc khuyến khách phải giúp các em thấy được các phẩm chất tích cực của mình, tin tưởng ở bản thân hơn, kích thích được nguyện vọng trở thành người tốt. Tránh việc khuyến khích phát triển theo hướng làm trẻ tự phụ, tự tin quá đáng.
Phương pháp bùng nổ: đây là phương pháp thuộc vào loại những phương pháp đặc thù dùng trong hoạt động giáo dục HSCN. Phương pháp này được nhà sư phạm lỗi lạc A.X.Macarenco sáng tạo và sử dụng thành công trong hoạt động giáo dục đặc biệt là giáo dục HSCN. Đây là phương pháp mà nhà giáo dục có thể sử dụng khi các phương pháp giáo dục khác đều bất lực, không đem lại hiệu quả và chỉ làm cho các phẩm chất tiêu cực thêm sâu sắc [15].
Thực chất của phương pháp này là đưa trẻ vào tình huống bất ngờ có vấn đề và trẻ có thể nhìn thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc giải quyết
được tình huống đó, từ đó trong lòng sẽ làm nảy sinh những mâu thuẫn với chính bản thân và có nhu cầu giải quyết những mâu thuẫn đó.
Phương pháp này chỉ có tác dụng giúp trẻ nhận ra những điều không đúng vì thế sau khi sử dụng phương pháp này cần hình thành những niềm tin đúng đắn, rèn luyện những thói quen tốt, những phẩm chất tích cực thông qua các phương pháp giáo dục khác.
Các phương pháp trên không chỉ sử dụng đối với việc giáo dục các học sinh nói chung mà còn sử dụng đối với HSCN nói riêng. Tuy nhiên đối với HSCN có thể tùy mức độ mà nhà giáo dục có thể sử dụng sao cho phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của từng em.
Trong quá trình vận dụng các phương pháp giáo dục, cần đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục, đặc biệt là sự thống nhất giữa vai trò tổ chức, điều khiển của nhà giáo dục với hoạt động giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình của các em HSCN.