Quản lí sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 73)

dục trong hoạt động giáo dục HSCN

Quản lí sự phối hợp của GVCN với các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục HSCN có ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng, nó tạo ra môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường - gia đình - xã hội, điều đó là cần thiết để đạt đến

mục đích giáo dục cuối cùng là hoàn thiện và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh về tất cả các mặt. Bảng 2.16 dưới đây phản ánh thực trạng quản lí này với độ tin cậy 0.48.

Bảng 2.16. Thực trạng quản lí sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực

lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục HSCN

T T NỘI DUNG Mức độ thực hiện CBQL GV M S Hạng M S Hạn g 1 Thống nhất các tác động giáo dục

HSCN giữa các lực lượng giáo dục. 3.07 0.26 3 3.08 0.30 3 2

Thông qua các văn bản, báo cáo làm việc chung của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục.

4.07 0.56 1 4.00 0.64 1

3 Thông qua kết quả giáo dục HSCN

đạt được. 4.00 0.77 2 3.96 0.75 2

Từ kết quả ở bảng 2.16, chúng tôi nhận thấy:

Đối với CBQL, có hai nội dung được đánh giá thực hiện thường xuyên và có điểm trung bình cao, xếp theo thứ tự từ trên xuống thấp, nội dung được đánh giá cao nhất là nội dung “thông qua các văn bản, báo cáo làm việc chung của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục” với M = 4.07, nội dung được xếp thứ 2 là “thông qua kết quả giáo dục HSCN đạt được” với M = 4.00. Riêng ở nội dung cuối cùng là nội dung “thống nhất các tác động giáo dục HSCN giữa các lực lượng giáo dục” được CBQL đánh giá có thực hiện nhưng ở mức không thường xuyên với M = 3.07. Đây là 3 nội dung quan trọng giúp CBQL nắm bắt tình hình phối hợp các lực lượng giáo dục của GVCN.

Cũng như CBQL, GV đánh giá nội dung 2 và nội dung 3 là hai nội dung được CBQL thực hiện thường xuyên với M lần lượt là 4.00 và 3.96. Còn ở nội dung 1, nội dung “thống nhất các tác động giáo dục HSCN giữa các lực lượng giáo dục” được GV đánh giá có được thực hiện, nhưng mức độ thực hiện không thường xuyên với M = 3.08. Cô N.T.H giáo viên chủ nhiệm lớp 9a6 trường THCS An Lạc chia sẻ “khó khăn hiện nay trong việc thực hiện giáo dục HSCN là việc thiếu thống nhất các tác động giáo dục mà đặc biệt là giữa nhà trường và phụ huynh HSCN, mình cứ mời phụ huynh học sinh lên trường mãi mà họ có lên đâu, điện thoại thì lại nói bận đi làm chưa thu xếp được”.

Như vậy, việc quản lí sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục HSCN nhìn chung đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện chưa đồng đều và chưa được thường xuyên ở nội dung “thống nhất các tác động giáo dục HSCN giữa các lực lượng giáo dục”, do đó cần có biện pháp để khắc phục tình trạng trên.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 73)