Kiểm tra nhằm đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện, đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra đã và đang được hoàn thành. Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục HSCN cũng với mục tiêu đó, nhằm xem xét tình hình, theo dõi tiến trình thực hiện và điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện. Bảng 2.17 dưới đây cho thấy thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục HSCN với độ tin cậy 0.62.
Bảng 2.17. Thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo HSCN T T NỘI DUNG Mức độ thực hiện CBQL GV M S Hạng M S Hạng 1 Hướng dẫn cách thức đánh giá kết quả rèn luyện của HSCN. 4.00 0.77 2 3.97 0.80 2 2
Quán triệt các nội dung kiểm tra và theo dõi việc kiểm tra đánh giá thông qua hồ sơ quản lí HSCN, các báo cáo định kỳ về tình hình HSCN.
3.36 0.66 5 3.39 0.71 3
3
Lên lịch kiểm tra định kỳ (từng tháng, từng học kỳ) nhằm theo dõi sự tiến bộ của học sinh chưa ngoan để kịp thời khen ngợi động viên các em.
4.07 0.78 1 4.16 0.76 1
4
Xây dựng và thống nhất các chuẩn đánh giá với từng loại học sinh chưa ngoan, tạo điều kiện cho học sinh chưa ngoan rèn luyện tốt.
3.38 0.59 4 3.28 0.68 5
5 Công bố các mức đánh giá xếp loại
đối với từng loại HSCN. 3.39 0.66 3 3.34 0.68 4
Từ kết quả ở bảng 2.17, chúng tôi nhận thấy:
Các ý kiến đánh giá của CBQL và GV tương đối giống nhau. Nội dung 3 và nội dung 1 là hai nội dung được CBQL và GV đánh giá cao nhất ở mức độ thực hiện thường xuyên với M của CBQL lần lượt là 4.07, 4.00 và M của GV lần lượt là 4.16, 3.97. Đây là hai nội dung quan trọng trong công tác kiểm tra của CBQL nhằm đảm bảo cho công tác này diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. “Lên lịch kiểm tra định kỳ (từng tháng, từng học kỳ) nhằm theo dõi sự tiến bộ của học sinh
chưa ngoan để kịp thời khen ngợi động viên các em” là hoạt động được bắt buộc và diễn ra thường xuyên, thông qua các văn bản được xây dựng dựa trên kế hoạch được đề ra đầu năm ở các trường THCS.
Ngoài hai nội dung kể trên thì các nội dung còn lại là những nội dung được đánh giá với mức điểm trung bình khác nhau và có xếp hạng khác nhau, tuy nhiên các nội dung đó đều được cả CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện của nó là không thường xuyên. Nội dung về “quán triệt các nội dung kiểm tra và theo dõi việc kiểm tra đánh giá thông qua hồ sơ quản lí HSCN, các báo cáo định kỳ về tình hình HSCN” có thực hiện xong mức độ thực hiện là không thường xuyên với M của CBQL= 3.36 vàM của GV = 3.39, đây là nội dung kiểm tra mang tính định lượng vì các nội dung đánh giá được phản ánh qua các báo cáo, các hồ sơ sổ sách để từ đó cho CBQL có cái nhìn bao quát, tuy nhiên CBQL và GV đã chưa thực sự quan tâm, vì thế cần phải quán triệt nội dung này hơn nữa trong công tác quản lí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục HSCN.
Nội dung “xây dựng và thống nhất các chuẩn đánh giá với từng loại học sinh chưa ngoan, tạo điều kiện cho học sinh chưa ngoan rèn luyện tốt” là một trong những nội dung quan trọng để đưa hoạt động này vào một khuôn khổ thống nhất và tránh được sự chồng chéo cũng như ý kiến trái chiều xung quanh việc đánh giá, tạo ra “cái khuôn chung” để làm cơ sở đánh giá, tuy nhiên việc thực hiện này không được CBQL và GV thực hiện thường xuyên với M của CBQL = 3.39 và M của GV = 3.28.
Nội dung “công bố các mức đánh giá xếp loại đối với từng loại HSCN” nhằm đảm bảo sự công bằng và tính minh bạch trong đánh giá của CBQL và GV, nhưng nội dung này cũng không được thực hiện thường xuyên với M của CBQL = 3.39 và M của GV = 3.34. Vì thế cần có những biện pháp để tăng cường việc thực hiện những nội dung này, nhằm nâng cao chất lượng của công tác trong hoạt động giáo dục HSCN nói riêng và hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung.
Tóm lại, các nội dung trong quản lí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện song
mức độ thực hiện không thường xuyên, điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng không tốt đến việc quản lí hoạt động giáo dục HSCN chung của nhà trường. Do đó cần tìm ra nguyên nhân để đề ra biện pháp nhằm sớm khắc phục tình trạng trên.