Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục HSCN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)

Để làm rõ thực trạng vấn đề này, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát các đối tượng đã nói ở trên. Các mức độ được đưa ra đánh giá: không ý kiến, không thực hiện, không thường xuyên, thường xuyên, rất thường xuyên.

Kết quả nghiên cứu với độ tin cậy của thang đo là 0.88, được thể hiện qua những nội dung cụ thể ở các bảng như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục HSCN

T T NỘI DUNG Mức độ thực hiện CBQL GV M S Hạng M S Hạng 1 Điều chỉnh những lệch lạc trong nhận thức của các em. 4.14 0.68 2 4.16 0.82 2 2 Giúp học sinh có thái độ đúng đắn

với các qui phạm đạo đức. 4.02 0.75 3 4.15 0.81 3 3 Điều chỉnh hành vi phù hợp với các

chuẩn mực đạo đức. 4.26 0.77 1 4.27 0.79 1

Từ kết quả ở bảng 2.8 chúng tôi nhận thấy:

Nội dung “điều chỉnh những lệch lạc trong nhận thức của các em HSCN”

được đa số CBQL và GV đánh giá ở mức thường xuyên. Giữa CBQL và GV không có sự chênh lệch nhiều trong đánh giá với M của CBQL = 4.14 và M của GV = 4.16. Điều đó càng làm tăng thêm sự tin cậy về kết quả đánh giá được đưa ra khi mà cả CBQL và GV đều đồng nhất ý kiến về một vấn đề.

Nội dung “giúp học sinh có thái độ đúng đắn với các qui phạm đạo đức”cũng được CBQL và GV đánh giá tương đối như nhau ở mức thường xuyên với M của CBQL= 4.02 và M của GV= 4.15, cho thấy không có sự chênh lệch nhiều trong đánh giá ở nội dung này. Điều đó tiếp tục làm tăng độ tin cậy của thang đo khi vấn đề được đánh giá tương đồng giữa các đối tượng được khảo sát.

Nội dung thứ 3 và cũng là nội dung được xếp hạng cao nhất, nội dung “điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức” được đánh giá thực hiện rất thường xuyên ở CBQL và GV với M của CBQL = 4.26, M của GV = 4.27.

Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục HSCN

T T NỘI DUNG Mức độ thực hiện CBQL GV M S Hạng M S Hạng 1 Giáo dục đạo đức. 4.31 0.72 2 4.28 0.78 2 2 Giáo dục tư tưởng chính trị. 4.17 0.73 3 4.08 0.81 4 3 Giáo dục tính kỷ luật và ý thức pháp

luật. 4.38 0.66 1 4.43 0.68 1

4 Giáo dục lao động. 3.81 0.74 5 4.05 0.75 5 5 Giáo dục thẩm mỹ. 3.31 0.47 6 3.36 0.68 6 6 Giáo dục thể chất. 4.12 0.67 4 4.20 0.71 3

Từ kết quả ở bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy:

Nội dung được xếp hạng cao nhất về mức độ thực hiện là nội dung thứ 3, nội dung “giáo dục tính kỷ luật và ý thức pháp luật” được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức độ rất thường xuyên với M của CBQL = 4.38, M của GV = 4.43. Thầy G.E, Hiệu trưởng trường THCS Bình Trị Đông A chia sẻ: “Trường dựa vào nội quy để giáo dục tính kỷ luật cho các em HSCN nói riêng và các em học sinh nói chung ví dụ như: đi học phải đúng giờ, đi học không được mang dép lê mà phải mang dép có quai hậu, không được mang dao, hung khí vào trường học…Theo dõi việc thực hiện nội quy này nhà trường thường thông qua đội cờ đỏ và các giám thị để thực

hiện. Còn để giáo dục ý thức pháp luật thì thông qua các môn học và các buổi nói chuyện dưới cờ để giáo dục các em”.

Cùng với đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên với nội dung “giáo dục tính kỷ luật và ý thức pháp luật” là nội dung “giáo dục đạo đức”, được xếp hạng thứ 2 và được cả CBQL lẫn GV đánh giá với M của CBQL = 4.31 và M của GV = 4.28. Thầy P.V.P, Hiệu trưởng trường THCS Lê Tấn Bê cho biết thêm: “hoạt động giáo dục đạo đức là hoạt động được thực hiện thường xuyên trong nhà trường, không chỉ thông qua môn giáo dục công dân mà còn được thông qua các hoạt động trong nhà trường do Đoàn – Đội tổ chức vào các tuần, tháng”. Đây là một trong những nội dung giáo dục đặc biệt quan trọng đối với học sinh nói chung và HSCN nói riêng.

Nội dung xếp hạng 3, 4, 5, là những nội dung được cả CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên, với M của CBQL lần lượt là 4.17, 4.12, 3.81 và M của GV lần lượt là 4.20, 4.08, 4.05. Cách đánh giá tương tự nhau của cả CBQL và GVvề các nội dung này càng làm tăng thêm tính tin cậy của thang đánh giá.

Nội dung được xếp hạng thấp nhất là nội dung “giáo dục thẩm mỹ”,đây là nội dung được đánh giá thực hiện ở mức không thường xuyên với M của CBQL = 3.31 và M của GV = 3.36.

Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục HSCN

T T NỘI DUNG Mức độ thực hiện CBQL GV M S Hạng M S Hạng 1

Các phương pháp xây dựng lại niềm tin: nêu gương, đàm thoại, kể chuyện…

4.26 0.89 1 4.22 0.74 1

2 Phương pháp khuyến khích. 4.19 0.80 2 4.17 0.77 2 3 Phương pháp trách phạt. 3.79 0.87 3 3.80 0.84 3 4 Phương pháp “bùng nổ sư phạm”. 2.95 0.49 4 2.95 0.25 4

Nội dung xếp hạng cao nhất là nội dung về “các phương pháp xây dựng lại niềm tin: nêu gương, đàm thoại, kể chuyện…”, đây là nội dung được đánh giá thực hiện ở mức rất thường xuyên với M của CBQL= 4.26và M của GV = 4.22. Đây là một trong các phương pháp cơ bản được sử dụng nhằm thực hiện việc giáo dục cũng như dạy học mang lại hiệu quả, một trong những phương pháp thông dụng, không thể thiếu của quá trình giáo dục cơ bản. Để giáo dục HSCN thành công trước tiên cần tác động vào nhận thức và tình cảm để hình thành thái độ và biến nó thành hành vi.

Nội dung được xếp hạng hai và hạng ba cũng là nội dung thứ 2 và 3, nội dung

“phương pháp khuyến khích” và nội dung “phương pháp trách phạt”. Ở cả hai nội dung này CBQL và GV đều đánh giá là được thực hiện thường xuyên trong nhà trường với M của CBQL lần lượt là 4.19 và 3.79, M của GV lần lượt là 4.17 và 3.80.

Xếp hạng cuối cùng là nội dung thứ 4, nội dung “phương pháp bùng nổ sư phạm”. Trong nội dung này cả CBQL và GV đều nhận định rằng không được thực hiện thường xuyên trong hoạt động giáo dục HSCN ở nhà trường với M của CBQL

và M của GV = 2.95. Lý giải cho việc đánh giá này, nhiều giáo viên ở trường THCS An Lạc cho biết, phương pháp này khó sử dụng và nhiều giáo viên cũng chưa hiểu rõ phương pháp này nên hạn chế sử dụng. Thực tế, đây cũng là một phương pháp khó, đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm, nắm bắt được bản chất, nội dung cũng như cách thức tiến hành phương pháp này để thực hiện đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và đúng với mục đích mong muốn ban đầu, vì phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong giáo dục song cũng rất dể phản tác dụng nếu sử dụng không đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, đa số ý kiến khảo sát trên CBQL và GV về các nội dung thực hiện hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đều được đánh giá tương đồng, điều này càng làm tăng thêm tính tin cậy của công cụ nghiên cứu. Đa phần các nội dung được khảo sát thực hiện ở mức thực hiện thường xuyên, chỉ có một vài nội dung được đánh giá là thực hiện không thường xuyên.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường thcs quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)