M ỤC LỤC
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2.4.2. Củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Gia đình Nhà trường
phòng chống các tệ nạn xã hội. Các trường THPT đã coi vai trò của Đoàn thanh niên như một lực lượng xung kích trong nhà trường. Phối hợp tốt với công an khu vực, các cán bộ đoàn và các đoàn viên tham gia Ban an ninh trường học, thường xuyên kiểm tra ý thức chấp hành của đoàn viên thanh niên, kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm.
3.2.4.2. Củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường – Xã hội Xã hội
Sự phối hợp giữa Gia đình- Nhà trường – Xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh trong giai đọan 2001- 2010 được ngành giáo dục xúc tiến mạnh hơn.
Làm tốt công tác XHHGD đã huy động tối đa các lực lượng tham gia góp phần phát triển cơ sở vật chất và cải thiện chất lượng dạy học của các trường THPT. Các cấp Đảng ủy, UBND tỉnh Phú Yên, các tổ chức kinh tế xã hội, thân hào, nhân sĩ, cha mẹ HS phối hợp trong việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục. Có thể nói XHHGD là một quá trình hoạt động cộng đồng để xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng trách nhiệm.
Các trường THPT tổ chức tốt công tác tuyên truyền thông qua họp phụ huynh học sinh, hội nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên, hội nghị chuyên đề ... tuyên dương kịp thời các điển hình tích cực, tiên tiến. Nhà trường cũng tham gia vào các hoạt động của xã hội như: vận động kế hoạch hóa gia đình, tham gia phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Do đó đã xây dựng được mối quan hệ gần gũi giữa trường, gia đình và xã hội.
Để hạn chế học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh lưu ban, các trường THPT tổ chức dạy phụ đạo, dạy tăng cường cho học sinh ngoài sự hỗ trợ của nhà trường và công đoàn, giáo viên giảng dạy không thu tiền học sinh thì kinh phí do hội cha mẹ học sinh vận động quyên góp thêm.
Hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học các thầy cô giáo đã phải kiên trì “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động học sinh đến lớp. Mỗi thầy, cô giáo thật sự gắn bó với địa bàn, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh trong lớp, phân loại chất lượng học sinh, từ đó lên kế hoạch tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém. Bên cạnh đó là sự liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình theo dõi kết quả học tập của học sinh đã có tác động tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhà trường đã biết tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh, vận động họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường, tham gia huy động cộng đồng. Cử mỗi vị trong ban đại diện hội cha mẹ học sinh phụ trách một xã để phối hợp cùng nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục và vận động học sinh bỏ học đi học lại.
Tạo lập uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp uỷ Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương, thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường THPT. Sự tạo lập uy tín phải bằng chính chất lượng giáo dục. Cải thiện điều kiện học tập của học sinh, đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò. Các trường THPT Phú Yên chú trọng tăng cường trật tự kỷ cương, củng cố nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phấn đấu để mọi hoạt động của nhà trường đều có tác dụng giáo dục đạo đức sâu sắc đối với học sinh. Tiếp tục xây dựng các tập thể sư phạm nhà trường mẫu mực và các tập thể học sinh tiên tiến, giỏi toàn diện. Nhiều
trường học đã tích cực ngăn ngừa, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm xâm nhập trường học. Hầu hết cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh có ý thức cao trong việc chấp hành kỷ luật, tôn trọng và giữ gìn an ninh trường học, an toàn giao thông, trật tự đô thị, xây dựng môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp”. Điển hình trong phong trào này là các trường: THPT Nguyễn Huệ, Lê Tung Kiên, Ngô Gia Tự…
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Vì vậy, việc bố trí giáo viên dạy giỏi, dạy tốt làm công tác chủ nhiệm lớp tạo uy tín đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh đồng thời cùng phụ huynh đưa ra hướng giải quyết.
Các trường THPT làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. Có thể nói chính quyền địa phương là chỗ dựa cho việc triển khai huy động cộng đồng, nơi có thể tạo lập môi trường lành mạnh cho giáo dục, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đào tạo nói chung. Và ngược lại các trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chứccác hoạt động phối kết hợp.
Hội khuyến học Tỉnh Phú Yên thành lập sau gần 10 năm hoạt động, đã có nhiều cố gắng trong việc tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành nhiều Chỉ thị, Quyết định liên quan công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Ban chấp hành Hội khuyến học tỉnh đã chỉ đạo Hội khuyến học các cấp xây dựng các dòng họ khuyến học, đơn vị khuyến học nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng mô hình gia đình hiếu học, huy động hàng chục tỷ đồng cho việc khen thưởng, cấp học bỗng học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó…
Trong giai đoạn 2001-2010, mô hình “trường-phường” được các đơn vị trường THPT đẩy mạnh. Phương châm phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng an ninh trật tự trường học góp phần giáo dục đạo
đức cho học sinh được Sở Giáo dục-đào tạo hết sức quan tâm. Ban đầu Sở Giáo dục đã chọn 8 đơn vị trường học để làm thí điểm là trường THPT Nguyễn Huệ, Trần Quốc Tuấn, Phan Đình Phùng, Lê Hồng Phong, cấp II-III Sơn Thành, Phan Bội Châu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ sau đó nhân rộng sang các trường khác. Kết hợp với đội Cảnh sát giao thông, một số trường đã tổ chức tốt buổi sinh hoạt ngoại khóa về an toàn giao thông và có tác dụng giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông trong học sinh. Nhiều trường học đã phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội thanh niên xung kích trường học trong công tác bảo vệ an ninh trường học kết hợp với các tổ chức địa phương.
Tiểu kết chương 3
10 năm đầu thế kỉ XXI, đây là giai đoạn đổi mới, tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục, giáo dục THPT Phú Yên đã đi vào ổn định và phát triển. Để đạt được điều đó là sự đóng góp của cả xã hội. Những thành tựu của giáo dục THPT đã góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.
Trên cơ sở những quan điểm định hướng, chỉ đạo phát triển giáo dục- đào tạo của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục của Nhà nước giai đoạn 2001-2010, giáo dục THPT tỉnh Phú Yên những năm qua đã tiến hành đổi mới toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, bắt kịp xu hướng phát triển chung của cả nước, của khu vực và thế giới.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong 10 năm đầu thế kỷ XXI được đầu tư quy mô lớn. Mạng lưới các trường THPT, các loại hình nhà trường được quan tâm đầu tư và bố trí hợp lý theo phân bố dân cư. Số trường, lớp, phòng học được xây dựng mới theo đề án “kiên cố hóa”, nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Trang thiết bị hiện đại, đồ dùng dạy học được bổ sung mới đầy đủ cho tất cả các trường.
10 năm qua, ngành đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cấp THPT ngày càng đông đảo và phần lớn có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng cao. Tất cả đều đạt chuẩn, và
số lượng trên chuẩn ngày càng gia tăng. Đội ngũ này cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp phát triển giáo dục THPT. Đời sống GV, CB ngày càng được cải thiện vì sự quan tâm của nhà nước và xã hội bằng những chính sách ưu đãi, lương bổng, phụ cấp.
Quy mô học sinh phát triển theo hướng không tăng ồ ạt theo số lượng mà ổn định theo từng năm. Điều đó, nó phù hợp với việc thực hiện có hiệu quả chính sách dân số của tỉnh. Trong khi giai đoạn 10 năm đầu mới tái lập tỉnh, quy mô học sinh tăng nhanh về số lượng và chưa ổn định.
Nội dung chương trình đổi mới theo hướng phù hợp với thực tiễn, phương pháp giảng dạy tích cực đã làm không khí học tập trong nhà trường thêm sôi nổi, khắc phục tình trạng GV đọc, HS chép góp phần làm cho chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên đáng kể so với giai đoạn 10 năm sau khi tái lập tỉnh. HS giỏi, HS tốt nghiệp THPT, HS trúng tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học với tỉ lệ năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng giảng dạy trong các trường BC, DL được cải thiện rõ rệt. Hệ thống trường THPT BC, DL ra đời mặc dù còn nhiều hạn chế nhất định trong công tác quản lý điều hành và chất lượng giáo dục nhưng theo đánh giá của Sở GD-ĐT Phú Yên thì loại hình trường này đã giải quyết được nhu cầu học tập của con em người dân, tránh tình trạng học sinh bỏ học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Riêng trường THPT dân lập Duy Tân, lại là nơi đào tạo HS chất lượng cao, là trường ngoài công lập đầu tiên và nằm trong tốp bốn trường của Phú Yên có học sinh giỏi đoạt giải cấp Quốc gia.
Từ những kết quả trên cho thấy, giáo dục THPT Phú Yên luôn được sự quan tâm của ngành giáo dục, của các cấp chính quyền địa phương và của cả xã hội. Có thể xem đây là giai đoạn mà hệ thống giáo dục THPT Phú Yên được củng cố, mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cưc. Giáo dục vùng sâu, vùng xa, có những tiến bộ rõ rệt, trình độ dân trí đã được nâng lên một bước.
Tuy nhiên sự phát triển giáo dục THPT trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: phương pháp giảng dạy ở một số trường chưa đổi mới đồng bộ, nội dung chương trình còn nhiều bất cập, chất lượng đào tạo toàn diện cần phải nâng cao hơn nữa...Trong những năm tới, giáo dục THPT Phú Yên vẫn tiếp tục đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, nhưng với sự quan tâm của các cấp Đảng ủy và chính quyền, cùng với sự cố gắng nỗ lực của ngành giáo dục, sự chăm lo chu đáo của người dân, nhất định giáo dục THPT Phú Yên sẽ phát huy tốt truyền thống hiếu học của dân tộc, sớm khắc phục những khuyết điểm tồn tại, để giáo dục THPT tỉnh nhà gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.
KẾT LUẬN
Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm dựng xây và phát triển giáo dục THPT, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm của tập thể các trường, với sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp Đảng ủy, chính quyền, các ban ngành, các tổ chức xã hội, giáo dục THPT đã đạt được những thành tựu lớn.
Xây dựng và phát triển hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng hiện đại. Từ số lượng 14 trường THPT năm đầu mới tái lập tỉnh đến năm 2010 đã lên đến 31 trường. Mạng lưới trường THPT phát triển đều khắp các huyện, đồng bằng lẫn miền núi, nông thôn lẫn thành thị đảm bảo nhu cầu học tập của con em người dân. Việc xây dựng các công trình trường, lớp học hướng đến đạt chuẩn đã có tác động tích cực đến việc mở rộng quy mô giáo dục THPT ở các vùng, tỷ lệ lớp/phòng học giảm, có phòng học bộ môn để thực hành, phòng thư viện đạt chuẩn... góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng GD THPT. Hệ thống trường lớp học theo chuẩn cũng tạo tâm lý phấn khởi cho học sinh, giáo viên và nhân dân, làm cho ngôi trường trở thành trung tâm văn hóa đáng tin cậy trong cộng đồng dân cư, thành ngôi nhà thứ hai của mỗi giáo viên và học sinh.
Phát triển đội ngũ giáo viên THPT đủ về số lượng lẫn chất lượng. Từ nguồn GV tại chỗ, ngành đã luân chuyển thêm một số GV từ Khánh Hòa về Phú Yên để thực hiện kế hoạch tách tỉnh, đảm bảo đủ số lượng GV, cán bộ cho cấp THPT khi Phú Yên tái lập. Từ 421 GV năm 1989- 1990, đội ngũ GV THPT đã có sự chuyển biến lớn, từng bước khắc phục tình trạng thiếu GV ở một số năm, đến năm 2010 đội ngũ này đã tăng lên đến 1795 người, chưa tính số cán bộ, nhân viên công tác tại các trường. Nhu cầu vể đổi mới giáo dục đã đòi hỏi đội ngũ giáo viên cấp THPT Phú Yên phải được chuẩn hóa về trình độ, nâng cao tay nghề. Số GV, cán bộ trên chuẩn ngày càng nhiều. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện.
Chất lượng giáo dục toàn diện cấp THPT ngày càng được nâng cao. Hơn 20 năm phát triển với những khó khăn, xáo trộn ban đầu, giáo dục THPT Phú Yên dần
dần đi vào ổn định. Qui mô mạng lưới trường lớp, đội ngũ CB, GV, đều tăng tương ứng với qui mô HS đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Số lượng và tỉ lệ HS khá, giỏi ngày càng tăng chiếm khoảng 40% trong nhưng năm gần đây. Số lượng và tỉ lệ HS xếp hạnh kiểm khá, tốt, luôn chiếm trên 90% trong tổng số học sinh THPT. HS đạt giải HS giỏi Quốc gia, HS giỏi toán trên máy tính Casio…ngày càng nhiều. Tỉ lệ HS đậu tốt nghiệp và đậu Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng.
Đặc biệt là việc học ngoại ngữ trong nhà trường THPT Phú Yên được triển khai từ rất sớm và có sức lan rộng. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh đối với xã hội, ngành giáo dục Phú Yên đã phủ kín việc dạy Tiếng Anh trong các trường THPT ngay từ năm học 1994-1995. Việc học Tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Là một môn học khó đối với đa phần học sinh nhưng các em đã cố gắng học tập và đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Bên cạnh dạy Tiếng Anh, ở một số trường chuyên, lớp chọn việc dạy thêm ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp) cũng được triển khai thuận lợi. Không chỉ triển khai học ngoại ngữ ở cấp THPT mà giờ đây ở tất cả các cấp, bắt đầu từ lớp 3 của cấp Tiểu học đã dạy Tiếng Anh cho HS. Việc học ngoại ngữ đã không bó hẹp ở phạm vi nhà trường mà đã lan rộng trong nhân dân trở thành một phong trào. Ở một tỉnh lẻ như Phú Yên xây dựng được một phong trào học ngoại ngữ ở trong nhà trường phổ thông cũng như trong nhân dân là một cố gắng rất lớn đáng được ghi nhận.
Đồng hành với việc truyền thụ kiến thức, giáo dục đạo đức thì giáo dục kĩ năng sống, ý thức lao động, rèn luyện thân thể, hình thành nhân cách cho học sinh