Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục kĩ năng sống,

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 126)

M ỤC LỤC

3.2.3.2.Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục kĩ năng sống,

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.3.2.Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục kĩ năng sống,

trào văn nghệ, thể dục - thể thao

Những năm gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông được xã hội đặc biệt quan tâm. Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề trong giai đoạn mới đã trang bị cho người học năng lực thích ứng nhanh với sự thay đổi ngành

nghề. Trong tương lai, với sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của khoa học- công nghệ sẽ làm phá vỡ sự cân bằng, ổn định tương đối trong các ngành nghề sẽ làm sản sinh ra nhiều ngành nghề mới và loại bỏ đi những ngành nghề đã lạc hậu, không còn thích ứng với nhu cầu xã hội. Chính vì thế, ngay từ trên ghế nhà trường phổ thông, HS phải được trang bị những kiến thức và kĩ năng có liên quan đến ngành nghề. Chương trình học phải vừa chuyên sâu nhưng cũng vừa mở rộng phạm vi để HS có thể vươn tới qua con đường tự học, tự nghiên cứu.

Các trường THPT ở Phú Yên vận động và tổ chức cho HS tham gia học nghề phổ thông tại các trung tâm GD KTTH-HN các huyện, thị. Các trường xa trung tâm và có điều kiện thực hành thì tổ chức học tại trường. Nhờ đó mà số HS học nghề phổ thông tăng lên.

Bảng 3.8: Số HS THPT học nghề giai đoạn 2000-2010

Năm 2000-2001 2006-2007 2009-2010 Số HS học nghề 5750 7939 10248 Nguồn: Sở GD-ĐT Phú Yên, Báo cáo tổng kết năm học 2000-2010.

Công tác lao động chủ yếu tập trung vào các công trình cơ sở vật chất tại trường như làm vườn hoa, làm nhà vệ sinh, hàng rào xanh quanh trường…

Công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS sau khi tốt nghiệp THPT diễn ra khá tốt. Thực tế cho thấy, kênh thông tin được học sinh tin tưởng nhất vẫn là giáo viên, nhất là vai trò của các giáo viên chủ nhiệm. Nếu giáo viên chủ nhiệm sâu sát sẽ hiểu học sinh mạnh và yếu môn nào để có cách tư vấn hợp lý cho các em nên chọn thi vào các trường Đại học, Cao đẳng nào thích hợp. Những em không có khả năng thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng, thì GV hướng các đối tượng này vào học các trường nghề, hướng đến một số ngành nghề mà xã hội đang cần. Tuy vậy trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế trong việc hướng nghiệp.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng nhiều nội dung và hình thức trở nên phong phú, đa dạng hơn. Nhiều trường đã tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt truyền thống, quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục môi trường tạo một bước chuyển biến về thái độ và hành vi đối với học sinh.

Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho HS THPT trong giai đoạn này hết sức chú trọng. Với sự phát triển kinh tế- xã hội đã làm thay đổi cuộc sống con người, bên cạch những biểu hiện tích cực còn kéo theo những tệ nạn xấu dễ lôi cuốn, thu hút giới trẻ mà đặc biệt là giới học sinh, sinh viên. Sự phát triển của công nghệ thông tin với những trang Web đen vô số trên mạng, sách báo, phim ảnh khiêu dâm tràn lan, mức độ cộng hưởng cao trong môi trường học sinh, đã mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Vấn đề đó buộc giáo dục THPT phải hướng đến việc chú trọng giáo dục về các kỹ năng sống một cách thực tế hơn. Một số trường THPT đã dành những buổi sinh hoạt tập thể, các buổi ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp để trang bị các kĩ năng cho các em như kỹ năng giao tiếp, ứng xử để giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội, để tự bảo vệ mình, kĩ năng tự kiềm chế bản thân và đưa ra các tình huống thực tế để các em tìm cách giải quyết.

Thế giới đang phải đối mặt với các hiểm họa như đại dịch AIDS, tác hại của ma túy, thuốc lá…đang xâm nhập vào đời sống học đường. Vì vậy trang bị cho học sinh THPT kiến thức về sức khỏe là cần thiết. Các trường đều xây dựng các góc truyền thông, tuyên truyền về tác hại thuốc lá, giáo dục học sinh về tác hại của thuốc lá, tác hại việc sử dụng ma túy và các chất gây nghiện, lạm dụng tình dục, HIV/AIDS...

Vấn đề giáo dục giới tính đã có một số trường THPT ở Phú Yên mạnh dạn đưa vào chương trình giáo dục kĩ năng sống, tuy nhiên đó cũng chỉ là bước đầu. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị đối với học sinh mới lớn. Nhiều ý kiến đã đặt ra, nhiều cuộc hội thảo được tổ chức đều nhấn mạnh tầm quan trọng và cần thiết phải đưa giáo dục giới tính vào trường học. Tuy vậy khi triển khai thực hiện thì không hề đơn giản chút nào. Một thực tế rất đáng lo ngại hiện nay là dù rằng các bậc cha mẹ, thầy cô hay người lớn có quan tâm hay không muốn đề cập đến, hoặc có quan tâm nhưng ở mức độ nào hay dưới hình thức nào đi chăng nữa thì việc quan hệ tình dục của giới trẻ ngày nay đã diễn ra sớm hơn rất nhiều so với các thế hệ trước đây. Kết quả là các em nữ mang thai ngoài ý muốn phải đi hút nạo thai ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập. Vấn đề này vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể. Trong

nhà trường, chương trình phổ thông có lồng ghép, giới thiệu sơ qua về giới tính và vệ sinh giới tính. Tuy nhiên, chương trình vẫn chưa giải quyết được vấn đề trọn vẹn, chỉ mới dừng lại ở bước khám phá, tìm hiểu nên dễ tạo tâm lý băn khoăn, tò mò trong tâm lý học sinh. Giáo dục giới tính lồng ghép trong các bộ môn ngoài vấn đề trang bị cho các em kiến thức về giới tính cần phải chú trọng đến tính giáo dục, đó là giáo dục cần tác động về mặt lý trí, tình cảm nhằm giúp các em nâng cao ý thức, dùng ý thức để đấu tranh với chính bản thân mình, hướng cái bản năng vào những hoạt động bổ ích để chiến thắng bản năng tính dục. Làm được điều đó thì giáo dục giới tính mang lại sự hiệu quả. Vì vậy giáo dục giới tính ở các trường THPT Phú Yên cần phải được quan tâm hơn nữa và có những giải pháp hợp lý.

Hoạt động văn nghệ ở các trường THPT đều diễn ra sổi nổi. Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Tham gia biểu diễn tại các hội thi “Tiếng hát THPT”, văn nghệ hội trại 26/3…Hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh. Hầu như các trường đều tham gia Hội khỏe Phù Đổng- Thể thao học đường cấp tỉnh, tạo điều kiện để HS phát triển toàn diện về mặt thể chất.

3.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục 3.2.4.1. Phát triển các tổ chức đoàn thể trong nhà trường 3.2.4.1. Phát triển các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Tăng cường xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong nhà trường THPT để thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong các trường học. Thực hiện chỉ đạo sâu sát hơn, tổ chức thực hiện tốt hơn công tác giáo dục và đào tạo thông qua nhiều chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch, chế độ chính sách.

Nhiều trường đã vận dụng linh hoạt Quy định 97 của Ban Bí thư Khóa IX về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp và mang lại hiệu quả thiết thực, vừa xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Ngay từ đầu năm học các Chi bộ, Đảng bộ nhà trường đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo quy định, trong đó chú trọng công tác kiểm tra thực hiện Điều lệ Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm để kịp thời uốn nắn, những biểu hiện lệch lạc, vi phạm tư cách đảng viên, tư cách của người thầy. Vì vậy không có đảng

viên vi phạm kỷ luật. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng uỷ, Chi uỷ trong nhà trường được chú trọng, phân công đảng viên có uy tín, trách nhiệm đảm nhiệm các công tác chuyên môn, đoàn thể. Do vậy, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong các nhà trường đều hoạt động có hiệu quả, cán bộ, đảng viên và giáo viên đều yên tâm công tác, gắn bó với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Đảng bộ nhà trường tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (Khoá VIII), kết luận của Hội nghị TW 6 (Khoá IX). Phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng thời tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và phong trào “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD-ĐT phát động.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ quản lý, đảng viên là giáo viên trong các trường THPT. Công tác phát triển đảng viên mới luôn được quan tâm nhất là kết nạp các đảng viên trẻ.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường, Tổ chức Công đoàn đã xác định tầm quan trọng về sức mạnh đoàn kết của tổ chức Công đoàn trong sự phát triển của nhà trường. Tổ chức Công đoàn đã phối hợp với cấp quản lý nhà trường triển khai tốt các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị do Hội nghị cán bộ công chức đề ra từ đầu năm học.

Trong những năm qua Công đoàn các trường luôn có nhiều chủ trương phù hợp với nguyện vọng và lợi ích cá nhân và tập thể, từ đó đã phát huy được tinh thần tích cực, tự giác, có tâm huyết và trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ giáo viên trong mọi phong trào của nhà trường.

Công đoàn các trường THPT đã tạo ra được nhiều phong trào thi đua sôi nổi. Các phong trào đó đã có tác dụng giáo dục tư tưởng chính trị, xây dựng đội ngũ tận tâm với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, xây dựng lối sống trong sạch lành mạnh. Các phong trào thi đua luôn gắn với cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, kết hợp cuộc vận động này với các cuộc vận động khác như

“Gia đình văn hoá”, phong trào thi đua “hai tốt”, giỏi việc trường, đảm việc nhà, chống bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử và các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Trong các ngày lễ 20/11, 22/12, 8/3, 19/5, 27/7… Công đoàn các trường luôn phối hợp với nhà trường tổ chức gặp gỡ động viên các cán bộ giáo viên và gia đình. Tổ chức Công đoàn luôn quan tâm kịp thời nhằm động viên các công đoàn viên vượt qua khó khăn tiếp tục công tác tốt.

Công đoàn xác định chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ giáo viên là một mặt không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường. Trong các ngày lễ Công đoàn đã tổ chức các hoạt động dưới các hình thức như hội thi nấu ăn, cắm hoa, hội thi văn nghệ, thời trang, Phụ nữ giỏi việc trường đảm việc nhà. Các phong trào thể dục thể thao trong cán bộ giáo viên cũng được phát triển mạnh mẽ, sôi nổi. Trong các dịp hè các tổ chức Công đoàn đã tổ chức cho cán bộ giáo viên đi tham quan nghỉ dưỡng, đây cũng là dịp để cán bộ giáo viên tham quan học tập nhằm nâng cao năng lực làm việc. Đội ngũ cán bộ giáo viên của các trường đã thực sự trưởng thành trong những chặng đường đã qua, nhiều cán bộ, giáo viên đã được công nhận giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp ngành, cấp tỉnh, nhiều cá nhân trở thành cán bộ quản lý các trường THPT. Những kết quả của cá nhân và tổ chức Công đoàn trường, được Công đoàn cấp trên công nhận Công đoàn cơ sở vững mạnh, được công đoàn GD Việt Nam tặng cờ Công đoàn cơ sở xuất sắc, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Phú Yên…tặng bằng khen.

Phát huy thành quả đã đạt được trong những chặng đường đã qua, các tổ chức công đoàn trường THPT càng nỗ lực quyết tâm, bằng tinh thần đoàn kết nhất trí, dân chủ, trí tuệ của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường chắc chắn rằng sẽ là động lực to lớn nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn mới nhằm đưa trường các THPT tiếp tục vững bước trong tương lai.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một thành viên trong hội đồng giáo dục của nhà trường, Đoàn thanh niên có nhiều thế mạnh trong việc phối hợp cùng các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,

pháp luật cũng như kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho học sinh. Tăng cường phối hợp và vận dụng nhiều hình thức linh hoạt để tuyên truyền các chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với HS. Nhân các ngày kỷ niệm trọng đại của dân tộc, các ngày lễ lớn của tỉnh, của ngành GD và của tổ chức đoàn, các đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu kết nghĩa, giáo dục pháp luật…những sân chơi lành mạnh thu hút hàng chục ngàn lượt đoàn viên, thanh niên là học sinh tham gia. Hoạt động của tổ chức Đoàn nhà trường đều bám vào nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và cuộc vận động “Hai không” để nâng cao chất lượng GD toàn diện, trong đó chú trọng việc giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống và bồi dưỡng kỹ năng sống cho thanh niên. Điển hình là các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thu hút nhiều HS vào các hoạt động mang ý nghĩa xã hội, qua đó có tác dụng thiết thực giáo dục ý thức cộng đồng và phòng chống các tệ nạn xã hội. Các trường THPT đã coi vai trò của Đoàn thanh niên như một lực lượng xung kích trong nhà trường. Phối hợp tốt với công an khu vực, các cán bộ đoàn và các đoàn viên tham gia Ban an ninh trường học, thường xuyên kiểm tra ý thức chấp hành của đoàn viên thanh niên, kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm.

3.2.4.2. Củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường – Xã hội Xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phối hợp giữa Gia đình- Nhà trường – Xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh trong giai đọan 2001- 2010 được ngành giáo dục xúc tiến mạnh hơn.

Làm tốt công tác XHHGD đã huy động tối đa các lực lượng tham gia góp phần phát triển cơ sở vật chất và cải thiện chất lượng dạy học của các trường THPT. Các cấp Đảng ủy, UBND tỉnh Phú Yên, các tổ chức kinh tế xã hội, thân hào, nhân sĩ, cha mẹ HS phối hợp trong việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục. Có thể nói XHHGD là một quá trình hoạt động cộng đồng để xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng trách nhiệm.

Các trường THPT tổ chức tốt công tác tuyên truyền thông qua họp phụ huynh học sinh, hội nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên, hội nghị chuyên đề ... tuyên dương kịp thời các điển hình tích cực, tiên tiến. Nhà trường cũng tham gia vào các hoạt động của xã hội như: vận động kế hoạch hóa gia đình, tham gia phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Do đó đã xây dựng được mối quan hệ gần gũi giữa trường, gia đình và xã hội.

Để hạn chế học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh lưu ban, các trường THPT tổ chức dạy phụ đạo, dạy tăng cường cho học sinh ngoài sự hỗ trợ của nhà trường và công đoàn, giáo viên giảng dạy không thu tiền học sinh thì kinh phí do hội cha mẹ học sinh vận động quyên góp thêm.

Hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học các thầy cô giáo đã phải kiên trì “đi

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 126)