Tình hình Phú Yên và chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 46)

M ỤC LỤC

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1. Tình hình Phú Yên và chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh

Qua gần 15 năm hợp nhất với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh, tình hình các mặt trong tỉnh đều có sự chuyển biến đi lên nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Về sản xuất nông nghiệp, so với năm 1976, năng suất và sản lượng lương thực của tỉnh tăng hơn 2,5 lần, nhiều hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đạt trên 5 tấn thóc trên một héc ta một vụ. Lương thực trong tỉnh không những đủ ăn mà đã có dư bán ra ngoài tỉnh. Cây công nghiệp bước đầu được coi trọng. Diện tích các cây: dừa, đào lộn hột, cà phê, tiêu…đều tăng hơn trước. Chăn nuôi khá phát triển nhất là bò. Các cơ sở ngành lâm nghiệp được xây dựng, có khả năng khai thác mỗi năm 1 vạn m3 gỗ. Đánh bắt hải sản mỗi năm đạt từ 7000 đến 8000 tấn. Xây dựng mới một cơ sở đông lạnh với công suất 1,5 tấn mỗi ngày. Tỉnh có một số mặt hàng tiêu dùng có sản lượng khá như vải, giấy, xà phòng, thuốc lá điếu, bước đầu hình thành được một vài cơ sở chế biến nông lâm sản và cơ khí sửa chữa. Những ách tắc về phân phối lưu thông bước đầu được tháo gỡ, đạt được tiến bộ mới trong chuyển biến hoạt động thương nghiệp, lương thực sang kinh doanh, xóa bỏ bao cấp. Hoạt động xuất nhập khẩu bước đầu có tiến bộ.

Từ đầu năm 1989, tình hình kinh tế chung trong tỉnh đã có một số chuyển biến tích cực, hàng hóa trên thị trường phong phú hơn trước, sức mua của đồng tiền bước đầu được khôi phục. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các mặt văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao...đều có bước tiến bộ đáng kể, mở rộng được mạng lưới phục vụ nhân dân. Báo chí, đài phát thanh có nhiều cố gắng trong phục vụ yêu cầu thông tin của quần chúng.

Đạt được những kết quả nói trên nhất là thành tựu về sản xuất nông nghiệp là một sự nỗ lực lớn của toàn Đảng bộ và nhân dân cả tỉnh Phú Yên. Nhưng so với khả năng và tiềm năng về kinh tế của địa phương thì kết quả thu được còn hạn chế, chưa

tương xứng với truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Cơ cấu kinh tế qua gần 15 năm về cơ bản chưa có sự thay đổi lớn. Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, số lao động thất nghiệp và lao động nhàn rỗi còn nhiều. Miền núi, vùng có khả năng kinh tế lớn chưa được đầu tư đúng mức. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm xây dựng, số cơ sở đã có bị xuống cấp nghiêm trọng. Hàng xuất khẩu còn manh mún chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Còn nhiều chậm trễ trong mở rộng liên doanh hợp tác với nước ngoài. Tiền mặt đang rất căng thẳng, nông sản bị ứ đọng nhiều do thiếu tiền mua, giá lương thực và giá nông sản có nơi xuống quá giới hạn bình thường, làm cho nông dân thiệt thòi, kém phấn khởi sản xuất. Chất lượng các mặt văn hóa, giáo dục, y tế vẫn còn thấp. Các chính sách xã hội chưa được quan tâm giải quyết và có nhiều thiếu sót. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tuy được giữ vững nhưng có lúc có nơi diễn biến xấu và phức tạp. Sự quản lý kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền chuyển biến chậm, hiệu lực và hiệu quả còn kém. Sự lãnh đạo và chỉ đạo nhìn chung chậm đổi mới, chưa nâng lên kịp yêu cầu của nhiệm vụ mới.

Mặc dù tỉnh Phú Yên còn gặp khó khăn ở nhiều mặt nhưng Đảng bộ và nhân dân Phú Yên đã quán triệt chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới: phát huy những kết quả bước đầu đã đạt được, tận dụng những thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đại hội VI đề ra, tiếp tục ổn định tình hình kinh tế -xã hội, đẩy mạnh hơn nữa sản xuất lưu thông và thực hành tiết kiệm, mở rộng hợp tác, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, giải quyết tốt các chính sách xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia công tác an ninh quốc phòng.

Kết quả bước đầu của sự nổ lực ấy là thành tựu 5 năm đầu đạt được trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng sau khi chia tỉnh (1991-1995). Thực hiện thắng lợi Nghị quyết (NQ) Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, kinh tế - xã hội tỉnh đã có điều kiện phát triển một cách toàn diện theo đường lối đổi mới của Đảng. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng đã được xây dựng. Riêng năm 1995, mức tăng GDP là 9,7 % so với những năm trước.

Trong giai đoạn 1996-2000, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao và đang chuyển sang thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước tác động sâu sắc đến sự phát triển các mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên. Mặc dù, trong giai đoạn này tỉnh gặp khó khăn: lũ lụt, hạn hán nặng nề xảy ra nhưng cũng có nhiều thuận lợi cơ bản. Nền kinh tế đã có những tiền đề cho sự phát triển, những thành tựu và kinh nghiệm trong 5 năm của giai đoạn 1991-1995 đã tạo những nhân tố mới đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội lên một bước mới.

Trên các lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội có những chuyển biến đáng kể, trình độ dân trí được nâng lên, các tầng lớp nhân dân ngày càng ý thức chủ động tạo việc làm. Nhìn chung, đời sống nhân dân được ổn định, một số mặt được cải thiện. Trên 61% số hộ nông dân xây dựng được nhà kiên cố và bán kiên cố; gần 87% số hộ từ đủ ăn trở lên, trong đó 11,5% số hộ giàu; 29,4% số hộ khá.

Việc tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện chính sách xã hội, các chính sách đối với người có công với nước, đối với đồng bào dân tộc, vùng căn cứ cách mạng được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả thiết thực, có tác dụng sâu sắc đến tình cảm và trách nhiệm của nhân dân đối với các đối tượng chính sách.

Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cũng có những chuyển biến tốt, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân rất phong phú, đa dạng, những nhu cầu cơ bản, thiết yếu được đảm bảo, có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao dân trí, nhận thức, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà Nước đến các tầng lớp nhân dân.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các chương trình y tế quốc gia thực hiện có tiến bộ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả một số dịch bệnh.

Những thành tựu về kinh tế - văn hóa, xã hội từ khi tái lập tỉnh 1989 đến năm 2000 chính là cơ sở để đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo Phú Yên nói chung và giáo dục THPT nói riêng trong giai đoạn 1989-2000.

2.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên sau khi tái lập2.1.2.1. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục – đào tạo 2.1.2.1. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục – đào tạo

Sau hơn 10 năm miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc được thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu, thuận lợi, đất nước còn có không ít khó khăn, Đảng và Nhà nước đã mắc phải nhiều thiếu sót sai lầm, có những sai lầm không chỉ về biện pháp cụ thể mà cả về chủ trương lớn. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mặt kinh tế, xã hội mà những biểu hiện rõ nét là tốc độ phát triển chậm lại trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Hàng tiêu dùng thiếu, lương thực không đủ cung cấp cho nhu cầu của nhân dân ở một nước vốn có nhiều tiềm năng về trồng lúa. Giá cả tăng vọt, nạn lạm phát trầm trọng, chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ số giá cả tăng lên hàng chục lần. Đồng tiền mất giá liên tục làm cho giá trị của nó trong nước và trên thị trường quốc tế giảm sút. Việt Nam lại bị các nước đế quốc bao vây, cấm vận, quan hệ với Trung Quốc và các nước trong khu vực căng thẳng. Tình hình chính trị tuy vẫn được giữ vững, song sự mất ổn định về mặt xã hội, về trật tự an ninh rất trầm trọng. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch trong và ngoài nước mưu toan chống phá cách mạng, hòng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trước tình hình nghiêm trọng như vậy, Đảng ta đã quyết định tiến hành đổi mới đất nước để bảo vệ và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu để xây dựng. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) quyết định đổi mới đất nước một cách toàn diện, vững chắc, có kế thừa những gì đã đạt được - đổi mới chứ không xóa bỏ sạch trơn. Tiến hành đổi mới, Đảng đã xác định một phương châm khoa học và cách mạng trong nhận thức và hoạt động: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, nói đúng sự thật”. Phương châm này thể hiện thái độ và trình độ trong việc nhìn nhận đúng thực trạng để thực hiện tốt công cuộc đổi mới đất nước. Trong các lĩnh vực đổi mới, lĩnh vực giáo dục có vai trò và ý nghĩa quan trọng, bởi vì, sự nghiệp đổi mới là do con người thực hiện nên phải có con người đựơc đổi mới. Vì vậy, Đảng ta rất quan tâm đến sự nghiệp

giáo dục, quyết tâm trong một thời gian ngắn phải có những chuyển biến rõ rệt. Cùng với sự nghiệp cách mạng chung trong cả nước, sự nghiệp giáo dục cũng có những biến chuyển mạnh mẽ, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và sau đó các Nghị quyết Chuyên đề về công tác giáo dục của các Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã vạch rõ con đường và phương pháp để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới giáo dục.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đề ra đường lối đổi mới, mở ra vận hội mới cho đất nước, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Trong lĩnh vực giáo dục, có sự chuyển đổi mạnh mẽ ở tầm vĩ mô về tổ chức bộ máy quản lý ngành bao gồm cả giáo dục- đào tạo- dạy nghề với chức năng toàn diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Nhiều Nghị quyết quan trọng của Đảng đã được thể chế hóa thành luật hoặc văn bản dưới luật, quy định cụ thể các chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm tiến hành đổi mới trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo như Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước về quyền trẻ em Việt Nam.

Hệ thống giáo dục quốc dân cũng được đổi mới, tạo sự liên thông giữa các ngành học, cấp học theo hướng đa dạng hóa loại hình trường lớp, kết hợp mũi nhọn với đại trà. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục và đào tạo được phân cấp quản lí về mặt nhà nước hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hóa, giáo dục khuyết tật, các trung tâm dạy nghề ngắn và dài hạn, các trường trung học và cao đẳng kỹ thuật, nghiệp vụ.

Chủ trương cơ bản của ngành trong quá trình đổi mới là gắn mục tiêu giáo dục- đào tạo với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp giáo dục với lao động sản xuất, tăng cường xã hội hóa giáo dục (XHHGD), phân cấp và dân chủ hóa quản lí ngành.

đổi mới, ngành giáo dục có nhiều tiến bộ lớn tạo đà cho sự phát triển tiếp theo. Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) diễn ra trong bối cảnh lịch sử có nhiều biến động to lớn trên thế giới và những biến chuyển quan trọng trong nước. Biến động lớn nhất là sự tan vỡ của Liên Xô, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và sự khủng hoảng của hệ thống XHCN thế giới. Đây là sự thất bại lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuy nhiên đây không phải là sự sụp đổ của hình thái kinh tế XHCN, ra đời và phát triển hợp qui luật, mà là sự thất bại của một mô hình XHCN có nhiều thành tựu nhưng cũng cũng có nhiều khuyết tật. Tình hình do những biến động trên thế giới và trong nước tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp giáo dục vừa mới gặt hái trong 5 năm đầu đổi mới.

Trước tình thế như vậy, Đại hội Đảng lần thứ VII vẫn khẳng định việc kiên trì con đường XHCN mà Bác Hồ, Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn. Đại hội chỉ rõ “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động” và đẩy mạnh công cuộc đổi mới đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tiếp tục đẩy mạnh đổi mới hơn nữa và xem “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đây là bước tiến trong đổi mới tư duy về giáo dục trên cơ sở truyền thống dân tộc, quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong gần bảy mươi năm qua, kể từ sau khi thành lập.

Đại hội lần thứ VII đề ra nhiệm vụ cụ thể của ngành giáo dục là tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu, trước mắt: PCGD tiểu học, nâng cao dân trí, chú ý phát triển và trọng dụng nhân tài và đổi mới nhanh cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

Đại hội lần VII cũng đề ra nhiệm vụ của 5 năm (1991 – 1996) trong việc “ tiếp tục đổi mới”, ổn định, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.

NQ về giáo dục được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VII kế thừa và phát triển những nhận thức và thực tiễn của Đại hội VI. NQ Đại hội VII đi vào cuộc sống lại được bổ sung những NQ của TW, nhất là Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành TW khoá VII, họp tại Hà Nội từ ngày 4-11/1/1993, thảo luận, thông qua NQ về giáo dục và đào tạo, nhằm đẩy nhanh tốc độ đổi mới. Có thể xem đây là hội nghị chuyên đề đầu tiên, quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục. NQ đã nêu lên 4 quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục- đào tạo đó là:

- Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu, phải huy động xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng giáo dục. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực phát triển kinh tế- xã hội.

- Giáo dục phải nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành những con người có chất lượng mới, năng động, sáng tạo.

- Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại, tạo thuận lợi để mọi người đều được học và học suốt đời.

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo, đảm bảo công bằng trong xã hội giáo dục; người đi học nói chung phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 46)