Tích cực đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 112)

M ỤC LỤC

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học

Trong công tác chỉ đạo chuyên môn, giai đoạn 2000 -2010 là giai đoạn mà lãnh đạo Sở Giáo dục-đào tạo Phú Yên tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, chấn chỉnh việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có và tự làm, quan tâm đến xây dựng phương pháp học tập bộ môn và tự học của học sinh.

Một trong những điều mong muốn của đổi mới phương pháp dạy học ở THPT là đổi mới cách học của học sinh: làm cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác trong học tập nhiều hơn, bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn. Do vậy các thầy cô cấp III đã cố gắng tổ chức hoạt động nghiên cứu, học tập, ứng dụng lý luận, học hỏi về phương pháp dạy học mới thông qua học tập chuyên đề, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức nghiên cứu sách báo, tạp chí, nghiên cứu bài soạn, bổ trợ kiến thức trên mạng internet...Tổ chức hoạt động nhóm, tổ

chuyên môn trao đổi giáo án, tìm hiểu những vấn đề khó, thảo luận cách thiết kế bài học, trao đổi các tình huống trong dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học theo hướng tích cực hoá và tăng cường mối quan hệ tương tác các hoạt động của học sinh. Tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm những đơn vị thực hiện đổi mới PPGD có hiệu quả.

Đổi mới phương pháp đánh giá hiệu quả bài học, chuyển từ sự chú ý truyền thụ của giáo viên sang chú ý năng lực tổ chức các hoạt động tự lực, khám phá, sáng tạo của học sinh; khuyến khích tôn vinh những cá nhân thực hiện tốt, có hiệu quả việc đổi mới PPDH thông qua việc xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp và sự tôn vinh về tinh thần, đãi ngộ về vật chất.

Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên. Trong lớp, học sinh được phép thảo luận và nêu ra ý kiến của mình. Với một tác phẩm, các em được phát biểu là "thích" hay "không thích". Với một sự kiện, các em được thảo luận xem sự kiện đó có hợp lý không, tại sao sự kiện lại diễn ra như thế. Bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ của HS trong việc vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, hạn chế được thói quen ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất. Chỉ có như vậy nhà trường mới đào tạo được những công dân tự tin, tự chủ, tự lập để có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành ở các môn Lý, Hóa, Sinh, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học được các trường triển khai tích cực.

Qua việc tổ chức hội giảng cấp trường, cấp huyện và phong trào dự giờ thăm lớp trong các trường THPT đã được quan tâm triển khai thường xuyên nên chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều trường tiến hành tổ chức thao giảng, cải tiến phương pháp dạy và học, bước đầu đạt được những kết quả cao. Việc đổi mới cách kiểm tra đánh giá (KTĐG) hiện nay phù hợp với nội dung chương trình và đặc biệt là phù hợp với phương pháp giảng dạy mới với những yêu cầu mới. Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công

minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình. Kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của học sinh. GV thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá học sinh THPT do Bộ GD-ĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.

Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, rất coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, GV đã từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.

Trong đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà là cả quá trình học tập. Không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.

Chủ trương tăng cường các hình thức và phương pháp đánh giá: trong giờ, ngoài giờ, chính thức, không chính thức; qua sản phẩm, báo cáo; kết hợp định tính và định lượng. Sử dụng phối hợp các hình thức: Học sinh tự đánh giá, tập thể học sinh (nhóm, tổ, lớp) đánh giá, giáo viên đánh giá. Phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau, kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Trong quá trình đánh giá kết quả hoạt động học tập ở các môn học ở mỗi lớp GV đã căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng môn học ở từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh. Phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình và cộng đồng. Từng GV xây dựng công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại tích cực, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót kịp thời. Cuối cùng là căn cứ vào đặc điểm từng môn học và hoạt động giáo dục đánh giá học sinh bằng cách cho điểm hoặc xếp loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.

Cách đánh giá trên chính là cách đánh giá khách quan, toàn diện quá trình học tập của HS để thấy được chất lượng thực của việc dạy và học trong chương trình giáo dục THPT cũng là một phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.

Mặc dù ra sức đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực nhưng vẫn còn một bộ phận GV ở một số trường THPT giảng dạy với phương pháp cũ, vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức, hạn chế khâu rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng sống cũng như khả năng vận dụng kiến thức của HS để giải quyết những tình huống thực tiễn. Một bộ phận HS chưa thật sự thích nghi được với cách học mới nên vẫn còn hoang mang, lúng túng. Cần phải vận động, bồi dưỡng thêm để bộ phận GV còn lại mạnh dạn đổi mới phương pháp có như thế HS mới không cảm thấy khó khăn trước cách học mới.

3.2.3. Thực trạng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục3.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào tạo 3.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào tạo

Tình hình giáo dục THPT Phú Yên trong 10 năm đầu thiên niên kì mới có nhiều chuyển biến đáng kể so với 10 năm sau khi tái lập tỉnh.

Thực tế đã khẳng định là nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy; trình độ chuyên môn của đội ngũ GV; cơ sở vật chất kỹ thật của nhà trường là 3 nhân tố tạo ra chất lượng giáo dục.

Các trường THPT về cơ bản đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Nhiều trường trang bị hiện đại hơn theo quy định chuẩn của Bộ: phòng Lab, phòng vi tính, thư viện, phòng thí nghiệm hóa, sinh, lý, video, catset, internet…nên chất lượng giờ học được nâng lên rõ rệt. Đội ngũ nhà giáo với lòng yêu nghề, tích cực đổi mới phương pháp đã tạo ra những bước chuyển biến mới trong quá trình dạy và học.

Trong chương trình giáo dục THPT, tất cả các môn học và hoạt động đều góp phần phát triển toàn diện, nhân cách cho mỗi cá nhân, phát triển vốn người cho đất nước, và Lịch sử có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lưu giữ và làm giàu bản sắc dân tộc ở thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, học sinh chủ yếu

thích và thiên về học các môn tự nhiên hơn các môn xã hội. Thực tế diễn ra là nhận thức của HS và nhất là phụ huynh học sinh ít mặn mà, thiết tha với các môn như Lịch sử, Địa lý. Kết quả thi tuyển sinh môn Lịch sử của cả nước đã thực sự là sụ cảnh báo đối với toàn thể xã hội vì tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung bình chiếm quá cao so với các môn khác. Qua đó cho thấy, kiến thức bộ môn Lịch sử của học sinh bậc THPT quá yếu.

Đó là tình hình chung của cả nước, Phú Yên cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Ở một số trường THPT Phú Yên, môn Lịch sử chưa đặt đúng vị trí, chức năng của nó trong hệ thống các môn học ở phổ thông, hầu như chỉ tập trung vào các môn Toán, Lý, Hoá, Văn khiến học sinh có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử. Trong nhận thức của các cấp quản lý, của một số GV vẫn xem môn Lịch sử là “môn phụ”. Điều này thể hiện rõ ràng nhất khi biết năm học nào không thi môn Lịch sử thì nhiều trường cho học nhanh môn Lịch sử để dành thời gian cho các môn học khác. Còn năm nào có thi môn Lịch sử thì các trường nhồi nhét cho HS nhưng kết quả cũng không được khả quan mấy.

Chính vì vậy, rất cần có sự thay đổi căn bản về việc dạy và học lịch sử, đặc biệt là lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngành giáo dục Phú Yên, các trường THPT, mỗi GV dạy Lịch sử đang tìm mọi cách để bộ môn Lịch sử cũng như các bộ môn xã hội khác ngày càng gần gũi và hấp dẫn hơn đối với học sinh địa phương.

Cùng với cả nước, việc dạy và học Tiếng Anh ở Phú Yên cũng như trong nhà trường THPT ở 10 đầu thiên niên kỉ mới có những tiến bộ rõ rệt. Chất lượng dạy học của giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình giảng dạy. Hầu hết giáo viên đều yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh. Liên tiếp trong nhiều năm qua, Sở GD-ĐT Phú Yên đã tổ chức các đợt tập huấn thay sách giáo khoa, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên Tiếng Anh cấp III cũng như toàn tỉnh nên tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực, cùng với các thiết

bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị, khả năng dạy học của giáo viên ngày càng được nâng lên về chất.

Về phía học sinh, Tiếng Anh là một môn học khó đối với đa phần học sinh. Song do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này đối với xã hội, đối với bản thân, các em đã cố gắng nhiều và có thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Việc học Tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Chất lượng học tập đại trà ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Trong các kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi, đội tuyển học sinh Tiếng Anh của tỉnh đã đạt được những thành tích rất đáng khen ngợi. Năm nào cũng đạt được giải và những năm sau này số giải càng nhiều so với tổng số học sinh dự thi. Tuy chưa có giải Nhất nhưng đó đã là một kết quả đáng phấn khởi. Bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế: một bộ phận giáo viên phát âm Tiếng Anh còn chưa chuẩn xác, sai sót kiến thức cơ bản. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự tự bồi dưỡng không ngừng của bản thân mỗi thầy cô giáo. Đa phần học sinh ở nông thôn không có điều kiện tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hay Internet để học online. Chương trình học thì nặng và khô khan nên phần nào gây sự chán nản. Do đó, chất lượng học đại trà, đặc biệt ở các trường thuộc nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa cao. Môi trường vận dụng ngoại ngữ còn rất hạn chế, do đó học sinh không có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng.

Môn Tin học được ngành quan tâm phát triển nhằm góp phần đào tạo nhân tài cho ngành khoa học này. Tin học được đưa vào giảng dạy ở các trường THPT, chuyên ban lẫn cơ bản, chương trình bồi dưỡng HS giỏi, chương trình tin học ứng dụng. Trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, HS Phú Yên có tham gia tuy nhiên chưa đạt được nhiều giải cao trong môn học này.

Bảng 3.4: Tỉ lệ xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS THPT từ 2000-2010.

Năm 2000-2001 2003-2004 2007-2008 2009-2010 Tỉ lệ HS học lực

khá trở lên 27,4 % 35,7 % 40,0 % 36,64% Tỉ lệ HS giỏi 2,5 % 3,7 4,3 % 4,91 %

Số HS hạnh kiểm

khá trở lên 89,7 % 90,9 % 93,9 % 94,36 % Nguồn: Sở GD-ĐT Phú Yên, Báo cáo tổng kết năm học 2000-2010

Số lượng HS khá, giỏi trong giai đoạn 2000-2010 tăng nhiều so với giai đoạn (1989-2000). Đặc biệt là tỉ lệ HS giỏi từ 2,5% năm 2000-2001 tăng lên đến 4,91 % năm 2009-2010. Đạt được kết quả trên, chính nhờ việc đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt, học tốt”, trong GV và HS ở các trường THPT. Các thầy cô giáo đã tích cực hóa quá trình học tập của HS bằng cách thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. GV sử dụng tốt sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, trang thiết bị thực hành thí nghiệm đã tạo được sự hứng thú, ham học ở HS. Đồng thời sự quan tâm, sâu sát của GV đến tình hình học tập, hoàn cảnh HS cũng góp phần làm chất lượng giáo dục văn hóa được nâng lên.

Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt năm 2000-2001 là 89,7% , qua các năm sau đó tỉ lệ này luôn tăng, năm 2009-2010 là 94,36%. Chứng tỏ việc rèn luyện hạnh kiểm của HS trong giai đoạn này có nhiều tiến bộ. Nhiều trường có hàng rào bao quanh nên tạo được môi trường sư phạm, góp phần giữ gìn trật tự trường học. Học sinh nghiêm túc mặc đồng phục đến trường, nữ áo dài trắng, nam quần xanh, áo trắng, giờ thể dục được mặc đồng phục riêng.

Công tác giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng cho HS THPT luôn được các trường coi trọng. Xây dựng nề nếp, kỷ cương, kỷ luật nhà trường, ý thức chấp hành tốt pháp luật nhà nước, luật lệ an toàn giao thông, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội đồng thời giáo dục cho HS lòng yêu nước, tình đoàn kết yêu thương nhau, biết giúp đỡ mọi người, thể hiện những hành vi đạo đức tốt. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có ý thức, kỷ luật, giữ gìn kỷ cương trong giao tiếp ứng xử với HS, trong hoạt động dạy học, trong thi cử nghiêm túc đó chính là tấm gương tốt cho HS noi theo.

Nhằm góp phần giáo dục truyền thống, hình thành lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, các trường THPT tổ chức nhiều hoạt động phong phú nhân các ngày

lễ, kỉ niệm trong năm. Ngày thành lập Đoàn 36/3, thường tổ chức vui chơi, cắm trại, nói chuyện về các tấm gương anh dũng đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Kỉ niệm ngày giỗ tổ Hùng Vương, cho các em tìm về cội nguồn dân tộc bằng các cuộc thi tìm hiểu…

Nhờ sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể GV và HS của các trường THPT, sự quan tâm của ngành giáo dục cùng với cả xã hội đã củng cố và nâng cao chất lượng giáo

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)