Xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 83 - 85)

M ỤC LỤC

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.4.1. Xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền giáo dục cách mạng Việt Nam nói chung và giáo dục Phú Yên nói riêng luôn được tổ chức và phát triển theo sự trưởng thành của cách mạng. Đảng lãnh đạo qua đường lối, mục tiêu giáo dục, qua chương trình, nội dung giáo dục. Trong công cuộc xây dựng hoà bình, những đảng viên trong ngành giáo dục được tập họp, cuốn hút đội ngũ giáo viên cùng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, biến những NQ của Đảng về kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế - xã hội thành hiện thực trong cuộc sống. Từ số lượng đảng viên ít ỏi trong những ngày đầu cách mạng, qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng nhất là qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đội ngũ đảng viên cộng sản trong ngành giáo dục ngày càng đông đảo và được tôi luyện vững vàng, họ đã phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp ấy vào công cuộc xây dựng nhà trường mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.

Về tổ chức, ở đơn vị trường THPT có đủ 3 đảng viên thì thành lập chi bộ, nếu ít hơn thì sinh hoạt ghép với tổ chức chi bộ địa phương. Những đơn vị chưa có đảng viên vẫn được Chi bộ Đảng ở địa phương lãnh đạo một cách toàn diện và kịp thời. Toàn ngành giáo dục có Ban cán sự Đảng do Giám đốc Sở làm Bí thư, các đồng chí Phó giám đốc, trưởng phòng tổ chức cán bộ và Chủ tịch công đoàn ngành làm uỷ viên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thường vụ tỉnh uỷ, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về công tác giáo dục của tỉnh. Công tác phát triển Đảng trong ngành giáo dục ngày càng được chú ý.

Để trẻ hoá đội ngũ của Đảng, một số học sinh THPT, đoàn viên xuất sắc ở các THPT, trường dân tộc nội trú tỉnh cũng được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đến năm 2000, phần nhiều các trường THPT trong tỉnh đã có Chi bộ Đảng. Số đảng viên và Chi bộ Đảng tuy có phát triển hơn trước, song so với toàn ngành có quy mô to lớn và tầm chiến lược quan trọng thì sự phát triển Đảng vẫn còn chậm.

Năm 1989, bắt đầu từ khi tái lập tỉnh, Công đoàn giáo dục Phú Yên đã phối hợp cùng với ngành giáo dục triển khai nhiệm vụ xây dựng lại nền giáo dục của tỉnh. Sự phối hợp công tác giữa Sở GD-ĐT với Công đoàn giáo dục Phú Yên rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, linh họat về phương pháp và đã đạt được nhiều thành tựu.

Cùng với sự phát triển của ngành, ở các trường THPT hầu như đều có tổ chức Công đoàn cơ sở. Tổ chức công đoàn ở các trường THPT đã từng bước lớn mạnh về số lượng và hoạt động ngày càng phong phú. Những hoạt động cụ thể như xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý phong trào thi đua, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp và đảm bảo điều kiện phương tiện làm việc trong quá trình phối hợp công tác.

Các tổ chức Công đoàn cơ sở ở các trường cấp III đã tổ chức và thu hút tuyệt đại đa số cán bộ, GV và đoàn viên Công đoàn tham gia phong trào thi đua “Hai tốt”. Khẩu hiệu và nội dung thi đua được thay đổi và phù hợp với yêu cầu từng thời kỳ phát triển của ngành. Từ cuộc vận động “Mỗi thầy giáo là tấm gương sáng cho học trò noi theo”, cuộc vận động “kỷ cương-tình thương-trách nhiệm” đến cuộc vận động “dân chủ hóa nhà trường” (dân chủ, công khai trong công tác quản lý, quá trình đào tạo của nhà trường). Hòa nhập với phong trào thi đua của xã hội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đề xướng, trong nhà trường có cuộc vận động “gia đình nhà giáo văn hóa”, nữ giáo viên “giỏi việc trường- đảm việc nhà”, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (gia đình nhà giáo không đẻ con thứ ba). Các đơn vị Công đoàn và đoàn viên Công đoàn hầu hết là những đơn vị, đoàn viên tiên tiến, gương mẫu, là điểm sáng trong phong trào thi đua của địa phương.

Ở tất cả các trường THPT Phú Yên đều có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, có Chi đoàn Thanh niên, học sinh do một ủy viên Chi bộ là giáo viên làm Bí thư đoàn trường. Hoạt động Đoàn trong nhà trường được phát động như phong trào thi đua học tập “điểm 10 dâng Bác”, “đôi bạn cùng tiến”, các họat động xã hội “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”: “đường sắt quê em”, “áo lụa tặng Bà”, “tìm địa chỉ đỏ”, “đền ơn đáp nghĩa”, “chữ thập đỏ”, “an toàn giao thông”, “an ninh thôn xóm”.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã cùng với đội ngũ thầy cô giáo dục, rèn luyện thanh thiếu niên. Nhiều đoàn viên, thanh niên có lòng nhiệt huyết, yêu nước, yêu chế độ, hăng hái tham gia lao động để xây dựng đất nước hoặc tiếp tục học tập, rèn luyện nghề nghiệp để hình thành đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)