Nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 70)

M ỤC LỤC

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.2. Nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy

Một trong những vấn đề trọng tâm của chất lượng giáo dục cấp THPT đó chính là nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.

Từ 1975- 1980: ngành giáo dục Phú Yên thực hiện kế thừa chương trình phân ban sau giải phóng ở các tỉnh phía Nam.

1980-1983: xóa phân ban, thực hiện chương trình đại trà. 1983- 1990: thực hiện chương trình chỉnh lý.

Từ 1990 trở đi thực hiện chương trình Cải cách thống nhất trong cả nước. Từ 1994 thực hiện thí điểm chương trình phân ban ở một số trường.

Qua nhiều lần thực hiện chương trình thay đổi, ngành giáo dục Phú Yên, cán bộ, GV các trường THPT Phú Yên nhận thấy “các chương trình chưa có một hệ thống khoa học, ổn định. Việc thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho việc dạy học, ảnh hưởng chất lượng giáo dục” [60, tr.23].

Về nội dung chương trình: chuẩn kiến thức ở các bộ môn của từng lớp chưa thống nhất và cụ thể hóa. Mức độ yêu cầu kiến thức ở THPT còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu kiến thức của nội dung ôn thi vào các trường Đại học, Cao đẳng nên HS muốn đậu đại học phải học thêm nhiều khóa luyện thi bên ngoài hoặc vào

trung tâm của các trường đại học ôn luyện. Vì vậy giáo dục THPT cần có nội dung, chương trình phù hợp với thực tiễn.

Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng về cải cách giáo dục đã nêu:

Về nội dung giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Về nguyên lý là học phải đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.

Đảng bộ, ngành giáo dục Phú Yên tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết trên và có những chuyển biến mới về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy.

Nội dung giáo dục THPT là toàn diện, bao gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động, giáo dục thể chất. Đảm bảo dạy đầy đủ các môn theo quy định của chương trình, dạy đúng theo phân phối chương trình.

Về chương trình phân ban, năm học 1994-1995, tỉnh Phú Yên thực hiện chủ trương thí điểm phân ban tiến hành ở 2 trường THPT Nguyễn Huệ và THPT Ngô Gia Tự, năm học 1995-1996 mở rộng thêm 2 trường PTTH Phan Đình Phùng và THPT chuyên Lương Văn Chánh, năm học 1996-1997 tiếp tục mở rộng thêm 5 trường: THPT Trần Phú, THPT Lê lợi, THPT Lê Hồng Phong, THPT Lê Trung Kiên, THPT Trần Quốc Tuấn và đến năm học 1999-2000 là năm học cuối cùng của thí điểm phân ban.

Thời điểm này học sinh có xu hướng đăng ký học ban A nhiều hơn ban C nên số lượng học sinh vào ban A chiếm tỉ lệ khá cao (53,27%), ban C ít hơn (19,55%), ban B chương trình nặng nên việc dạy và học gặp khó khăn (26,1%). Nhờ sự tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi, nên kết quả học tập và thi tốt nghiệp THPT các trường và lớp phân ban đạt kết quả cao hơn các trường, lớp học theo chương trình đại trà.

Tất cả các HS cấp III đều học môn thể dục để rèn luyện thể chất tăng cường sức khỏe. Đây là môn học được đưa vào chính khóa trong nhà trường ở tất cả các cấp chứ không riêng gì cấp THPT.

Giáo dục Quốc phòng cũng được đưa vào chương trình giảng dạy ở cấp THPT nhằm trang bị kiến thức quốc phòng toàn dân cho HS. Ngoài tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc cho HS, giáo dục Quốc phòng còn giúp trường xây dựng đội hình đội ngũ trong các hoạt động và giúp HS có ý thức rèn luyện thân thể để bảo vệ tổ quốc.

Thông qua các hoạt động lao động trong nhà trường và ngoài xã hội để giáo dục ý thức lao động cho học sinh theo nguyên lý: “Giáo dục kết hợp với sản xuất và hoạt động xã hội, nhà trường phải gắn liền với đời sống” [86, tr.229].

Tuy nhiên còn một vài hạn chế trong nội dung chương trình, trình độ, năng lực của GV. Nội dung kiến thức chưa cập nhật kịp những thành tựu khoa học kĩ thuật, nặng về lý thuyết, ít thực hành, như môn Tin học, Hóa, Vật lí. Việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ, chưa đi vào chiều sâu. Nội dung bài học quá dài GV không thể truyền tải hết trong một tiết, HS bị nhồi nhét quá nhiều, các giờ học trở nên căng thẳng, hiệu quả tiếp thu kém. Kết quả học tập không cao khiến HS đua nhau đi học thêm, tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan phát sinh thêm nhiều tiêu cực.

2.2.2.2. Phương pháp giảng dạy

Khi trao đổi về việc xây dựng đội ngũ, kĩ năng sư phạm nhà giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh, điều kiện”, “Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình lớn mà không làm được” [86, tr.222]. Đây chính là yêu cầu đòi hỏi người thầy giáo phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện cụ thể của từng thời đại, từng trường, lớp, từng đối tượng học sinh.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ngày 24/12/1996 chỉ đạo:

“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh.” [30, tr. 12-13].

Phương pháp dạy học “đọc - chép” tỏ ra kém hiệu quả, nó đã tạo ra thói quen thụ động ở HS. Thầy luôn là người chủ động, hoạt động hầu hết trong tiết học, HS tiếp thu kiến thức một chiều, ỷ lại vào thầy. HS học những gì từ thầy giáo trả bài lại cho thầy những gì đã học. Điểm số chưa phản ánh hết thực lực của HS nhưng HS và GV lại chạy theo kết quả của điểm số. Điều này dẫn đến việc dạy thêm, học thêm tràn lan. HS nào không học thêm thì cảm thấy không đủ tự tin khi đến lớp học.

Chính vì vậy mà phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới theo hướng lấy HS làm trung tâm, dạy đi đôi với hành. Ngành giáo dục Phú Yên đã tổ chức các hội thảo toàn tỉnh về đổi mới phương pháp giáo dục, GV nhiệt tình hưởng ứng tham dự. Trong thực tiễn, thầy cô giáo ở các trường THPT Phú Yên đã cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy và có những hiệu quả bước đầu.

Nhiều thầy cô giáo tận tâm với nghề nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu thốn trang thiết bị dạy học bằng cách mỗi thầy cô tự làm đồ dùng dạy học, thu thập tranh ảnh trên báo chí, tự làm những dụng cụ thực hành đơn giản để cho HS thực hành trên lớp, hạn chế tối đa việc “dạy chay”, tạo sự sinh động trong tiết học, thu hút sự tập trung của HS, hiệu quả tiếp thu bài của HS ngày càng cao.

Sau thời gian 5 năm thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, một số trường THPT ở Phú Yên nhất là các trường vùng núi, các trường bán công vì nhiều nguyên nhân vẫn chưa thực hiện đổi mới, hoặc đổi mới chưa đồng bộ, việc dạy đọc chép cho học sinh còn nhiều, giáo viên vẫn là người chủ động trong các tiết học. Phương pháp dạy học cũ đã ăn sâu vào một bộ phận GV và HS, khiến họ khó thay đổi trong một sớm một chiều. Việc tìm hiểu, đọc thêm sách tham khảo, sách nâng cao cũng chưa được chú trọng. Một phần nội dung bài dạy quá tải, giáo viên cố gắng chuyển tải hết đến học sinh, hoạt động học sinh trên lớp hạn chế khiến cho hiệu quả dạy và học chưa được như ý.

Cách đánh giá thi cử còn mang nặng hình thức, đề kiểm tra, thi còn nặng về học thuộc lòng, học vẹt chưa theo hướng gợi mở, chưa kiểm tra được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Vấn đề đặt ra “giáo dục là toàn diện” là mục tiêu đạt tới của giáo dục THPT của tỉnh Phú Yên nói riêng, giáo dục THPT cả nước nói chung. Để đạt được mục tiêu ấy thì việc đối mới đồng bộ và hiệu quả hơn nữa về nội dung và phương pháp dạy học là rất quan trọng.

2.2.3. Thực trạng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục2.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào tạo 2.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào tạo

Với chủ trương đổi mới công tác giáo dục – đào tạo, đẩy mạnh thực hiện XHHGD, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị đã tạo được sức mạnh tổng hợp thúc đẩy giáo dục THPT Phú Yên phát triển. Tuy nhiên trong thời kì 1989-2000, giáo dục THPT Phú Yên có những biến đổi thăng trầm.

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng tính tích cực, chủ động ở HS nên mỗi tiết học thực sự là mỗi giờ làm việc của các em, vừa thoải mái, sinh động nhưng cũng vừa nghiêm túc. Thực tế các giờ giảng ở các trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Nguyễn Huệ, Ngô Gia Tự…đã không còn “chay” hoàn toàn, không chỉ phấn trắng, bảng đen mà kết hợp với thực hành, thí nghiệm, với các dụng cụ dạy học khác nhất là các tiết Lý, Hóa, Sinh, hoặc các tiết học ngoại khóa ngoài trời như tham quan sinh thái, di tích lịch sử làm tăng khả năng tiếp thu bài của HS.

HS không chỉ được trang bị đầy đủ kiến thức phổ thông về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thông qua các môn học phong phú theo quy định của Bộ giáo dục mà học sinh THPT Phú Yên còn có kỹ năng tốt trong việc vận dụng tri thức đã có vào thực tiễn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều HS thiếu hiểu biết về những kiến thức khoa học cơ bản nhất là khoa học xã hội vì trong quá trình học, HS xem thường các môn học này. Một số HS còn lười biếng, thái độ, động cơ học tập chưa cao có nên kết quả học tập đều yếu, kém ở cả những môn tự nhiên và xã hội. Khả năng giao tiếp ở HS còn hạn chế, rụt rè, thiếu năng động sáng tạo.

Đối với bộ môn ngoại ngữ, trong những năm đầu thập kỷ 90, theo chương trình thống nhất trong nhà trường phổ thông học hai thứ tiếng Nga, Anh. Song, vì Liên Xô sụp đổ, tình hình khách quan và tâm lý người học tiếng Nga không tồn tại được, lãnh đạo Sở đã nhanh chóng đưa trên 50 giáo viên tiếng Nga đi học tiếng Anh vừa để bảo vệ đội ngũ giáo viên tiếng Nga, vừa đào tạo nhanh đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Từ năm học 1994-1995, các trường THPT trong tỉnh đều học Tiếng Anh từ lớp 10.

Việc phục hồi tiếng Pháp ở nhà trường THPT Phú Yên cũng có ý nghĩa về hoạt động văn hóa - hữu nghị tốt đẹp. Từ năm học 1991-1992, Sở Giáo dục đã có mối liên hệ với Trung tâm phổ biến tiếng Pháp ở Huế. Từ năm học 1994-1995, việc giảng dạy tiếng Pháp ở Phú Yên mở rộng ở 6 huyện, thị và các cấp. Năm học 1995-1996 cấp THPT đã có 1.349 học sinh, 30 lớp, 10 giáo viên tại 7/19 trường chiếm 36,8% số trường THPT trong tổng số học sinh tiếng Pháp các cấp là 5.140 em với 133 lớp với 59 giáo viên.

Năm học 1995-1996, Sở giáo dục Phú Yên là một trong 12 tỉnh đã phủ kín việc dạy ngoại ngữ trong nhà trường THPT (tiếng Anh 90%, Tiếng Pháp 10%). Tuy chất lượng học ngoại ngữ chưa cao, song đó là một cố gắng và là thành tích đáng ghi nhận. Đến năm học 2001-2002, học sinh Tốt nghiệp THPT không còn phải thi môn thay thế ngoại ngữ - và học sinh lớp 12 tiếng Pháp đầu tiên thi tốt nghiệp PTTH, 3 em học sinh giỏi tiếng Pháp được nước Cộng hòa Pháp cấp học bổng du học.

Ở một tỉnh lẻ như Phú Yên xây dựng được một phong trào học ngoại ngữ ở trường phổ thông cũng như trong nhân dân trong thời điểm này là một cố gắng rất lớn đáng được ghi nhận.

Năm học 1993-1994, ngành đã triển khai dạy môn Tin học ở một số trường THPT chuyên, trường trọng điểm như Lương Văn Chánh, Nguyễn Huệ để HS tiếp cận với bộ môn mới này. Đến năm học 1998 – 1999, thì hầu như các trường THPT đều trang bị phòng máy vi tính với số lượng nhất định để triển khai dạy Tin học cho học sinh. Tuy nhiên các nhà trường và giáo viên vẫn đang còn lúng túng trong việc

triển khai giảng dạy môn học này. Các khó khăn phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân: HS chưa quen với môn học mới này, có trường không có hoặc không đủ phòng, máy thực hành cho HS, bất cập trong chương trình sách giáo khoa với thực tế thay đổi, cấu hình máy tính quá thấp, GV chưa có kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn học này. Vì vậy chất lượng dạy và học môn Tin học ở các trường THPT Phú Yên trong giai đoạn này chưa cao.

Chất lượng dạy học được xem là sản phẩm đầu ra sau một quá trình tác động có chủ đích của hoạt động dạy học. Sản phẩm của quá trình dạy học đối với mỗi môn học thể hiện số lượng đơn vị kiến thức theo yêu cầu môn học mà học sinh nắm được ở các mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá); đồng thời cũng biểu hiện ở kỹ năng và thái độ của học sinh sau khi có được những vốn kiến thức môn học.

Chất lượng giáo dục được đánh giá chủ yếu về hai mặt là học lực và xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh.

Qui mô học sinh THPT ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục cũng phải tương ứng. Nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, xây dựng nề nếp dạy học, duy trì phong trào thi đua GV giỏi, phong trào thao giảng, rút kinh nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học được các trường quan tâm thường xuyên. Cho nên chất lượng giảng dạy các môn văn hóa được nâng lên đáng kể.

Kết quả, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt - khá, học lực khá – giỏi ngày càng cao theo từng năm. Công tác bồi dưỡng HS giỏi cũng đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ tạo thành một phong trào liên tục, tạo nền cho sự phát triển tài năng.

Học sinh các trường THPT được giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức theo chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Gần 90% HS có hạnh kiểm khá, tốt (năm 1999-2000), 5% HS ý thức rèn luyện hạnh kiểm còn kém, vi phạm kỉ luật.

Bảng 2.6: Bảng đánh giá chất lượng học sinh THPT

Năm HS ra trường Chất lượng %

Hạnh kiểm khá trở lên Học lực khá trở lên Học sinh giỏi 85% 17,2% 0,4% 89% 21,1% 1,8% 89,6% 24,6% 2,1%

Nguồn: Sở GD-ĐT, Kỉ yếu thi đua 10 năm xây dựng và phát triển ngành GD- ĐT (1990-2000)

Tỉ lệ HS xếp loại học lực từ khá trở lên trong năm học đầu tiên sau khi tách tỉnh là 17,2 % vì đây là năm còn nhiều khó khăn trong việc dạy và học nên số lượng HS khá, giỏi ít, đến năm học 1995-1996 là 21,1% tăng gần 3,9%, và đến năm 1999 - 2000 là 24,6 % tăng 3,5%. Nhờ có những biện pháp nâng cao chất lượng học tập, đổi mới PPGD mà tỉ lệ HS khá, giỏi ở các năm cuối thế kỉ XX có chiều hướng tăng. Riêng tỉ lệ HS giỏi tăng mạnh, từ 0,4% năm 1989-1990 lên đến 1,8% tăng 4,5 lần và đến năm 1999-2000 là 2,1% tăng 1,2 lần. Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá trở lên đều tăng theo từng năm và luôn chiếm trên 85% trong tổng số học sinh THPT.

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)