Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, văn thể mỹ, thể dục thể

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 81 - 83)

M ỤC LỤC

2.2.3.2.Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, văn thể mỹ, thể dục thể

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.3.2.Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, văn thể mỹ, thể dục thể

Bên cạnh với việc quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục các môn văn hóa thì giáo dục toàn diện ở cấp THPT được thực hiện nghiêm túc. Giáo dục về đạo đức, thẩm mỹ, ý thức lao động, kĩ năng lao động, kỹ thuật tổng hợp, nghề phổ thông ở học sinh THPT được các trường quan tâm và có những kết quả đáng khích lệ.

Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho HS. Hướng HS vào việc thực hiện kỷ luật, nội quy của nhà trường. Chấp hành vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. Đồng phục gọn gàng, tác phong, ngôn phong đúng mực thể hiện được nét đẹp của HS. Đó chính là cách giáo dục về nề nếp, kỉ luật đồng thời cũng chính là cách giáo dục thẩm mỹ cho HS.

Ở những năm đầu mới tái lập tỉnh việc tổ chức học nghề cho học sinh THPT còn chưa được quan tâm chú ý đúng mức nhưng bắt đầu từ năm học 1991-1992, ngành giáo dục chú ý hơn về việc dạy nghề phổ thông cho HS. Số HS học nghề tăng lên gấp nhiều lần trong vòng 10 năm theo thống kê bảng 2.11.

Bảng 2.11: Số HS THPT học nghề phổ thông qua các năm.

Năm 1991-1992 1995-1996 1999-2000 Số HS THPT học nghề 916 3069 6500 Nguồn: Sở GD-ĐT Phú Yên, Báo cáo tổng kết năm học 1989-2000.

Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp – dạy nghề phối hợp chặt chễ với các trường THPT có kế hoạch giảng dạy, học tập, sản xuất, thi cử, cấp chứng chỉ đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Học sinh cấp III được học các ngành nghề như: điện dân dụng, may thêu, tin học…tùy theo sở thích, nguyện vọng của cá nhân.

Việc dạy nghề cho học sinh THPT đã có tác dụng. Học nghề đã trang bị cho HS kiến thức và kỹ năng nhất định về một nghề phổ thông, giúp các em có thể lao động sau khi tốt nghiệp, vừa định hướng các em khi chọn thi vào các trường THCN, Cao đẳng, Đại học. Kết quả đạt được trong quá trình học nghề sẽ được cộng điểm khuyến khích vào kì thi tốt nghiệp THPT.

Qua chương trình dạy nghề phổ thông, qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, học sinh THPT đã có định hướng về nghề nghiệp ngay sau khi ra trường. Đa số HS thích chọn các ngành, nghề có liên quan đến khoa học, kỹ thuật và kinh tế.

Hoạt động lao động ở nhà trường thường nhất là trồng cây, trồng rừng, thực hiện theo chỉ thị 106/HĐBT ngày 10/401991 là mỗi HS, mỗi GV, mỗi trường học, toàn ngành giáo dục tham gia chương trình trồng cây ven biển miền Trung. Mỗi học sinh cấp III trồng 8 cây, mỗi GV trồng 10 cây. Ngoài ra nhà trường còn giáo dục HS ý thức lao động thông qua các buổi lao động trường, lớp, làm sạch môi trường, đường phố...

Phong trào thể dục thể thao ở cấp THPT diễn ra mạnh mẽ với nhiều thành tích lớn. Sở GD-ĐT Phú Yên được Bộ GD-ĐT tặng cờ thi đua cho đơn vị khá trong Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc 1996 (toàn đoàn xếp thứ 14/63). Đội bóng đá nam THPT đoạt huy chương bạc toàn quốc năm 1996, đội điền kinh học sinh THPT của Phú Yên được đại diện HS cả nước tham dự giải điền kinh học sinh ASEAN vào năm 1999 tại Singapore, HS Lý Minh Long – trường THPT Nguyễn Huệ đạt huy chương đồng. Phú Yên được Uỷ ban Thể dục thể thao TW tặng cờ thi đua xuất sắc phong trào giáo dục thể chất trường học giai đoạn 1996-2000.

Phong trào văn thể mỹ phong phú, sôi nổi. Hầu hết các trường đều tổ chức hoạt động văn nghệ nhân các ngày lễ lớn 30/4, hội trại 26/3…tạo nên một môi trường giáo dục vui tươi và lành mạnh.

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 81 - 83)