Chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 96 - 102)

M ỤC LỤC

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1.2. Chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị

Từ năm học 2001-2002 Sở GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo phát triển quy mô trường, lớp cấp THPT. Ngày 7/2/2002, trường phổ thông cấp II-III Xuân Phước, huyện Đồng Xuân được thành lập. Tháng 9/2003, trường THPT Trần Suyền, huyện Phú Hòa được thành lập. Ngày 24/10/2003, tỉnh tách trường phổ thông cấp II-III Sông Hinh để thành lập trường THPT Nguyễn Du và tách trường phổ thông cấp II-III

Phan Bội Châu để thành lập trường THPT Phan Bội Châu và trường THCS. Ngày 21/11/2005, tiếp tục thành lập trường THPT Nguyễn Văn Linh, huyện Đông Hòa.

Như vậy đến cuối năm 2005 toàn tỉnh đã có 27 trường THPT, đến năm 2010 là 31 trường. Mạng lưới trường THPT trong giai đoạn này bao gồm các loại hình trường: công lập, bán công, dân lập, được xây dựng phù hợp với địa bàn dân cư tạo điều kiện cho các em đến lớp. Dự kiến đến năm 2010-2011, sẽ có 5 trường BC chuyển thành trường công lập theo quyết định của UBND tỉnh Phú Yên, đó là các trường THPT Nguyễn Trãi, trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Thành phố Tuy Hòa), trường THPT Trần Bình Trọng (huyện Phú Hòa), trường THPT Nguyễn Công Trứ (huyện Đông Hòa) và trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Tây Hòa).

Bảng 3.2: Tình hình phát triển trường lớp giai đoạn 2000-2010:

Nguồn: Cục thống kê Phú Yên, Niên giám thống kê năm 2000-2010

Tỉnh tăng cường đầu tư mạnh trong những năm đầu thế kỉ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng do tốc độ tăng quy mô HS THPT cao nên tỉ lệ lớp/ phòng ở cấp THPT còn lớn: 2,01(2005-2006). Từ năm 2007 trở về sau tốc độ tăng qui mô HS chậm lại mà tốc độ xây dựng thêm phòng học lại tăng cao nên tỉ lệ lớp/phòng giảm xuống còn 1,59 (2009-2010). Việc xây dựng thêm phòng học mới, mở rộng, nâng cấp phòng học cũ, mua sắm trang thiết bị với khối lượng lớn để đáp ứng theo yêu cầu xây dựng trường chuẩn.

Mặc dù tỉnh Phú Yên hầu như năm nào cũng bị bão lũ, nặng nhất là các năm, 2001, 2009, 2010, ngành giáo dục bị thiệt hại nặng nề nhưng vấn đề xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị luôn được tỉnh quan tâm nhất. Riêng cấp THPT,

Năm 2000-2001 2005-2006 2009-2010 Số trường 22 28 31 Số lớp 496 714 738 Số phòng 274 355 462 Tỉ lệ lớp/ phòng 1,81 2,01 1,59

nhiều trường, lớp bị hư hỏng nặng, CSVC, đồ dùng dạy học bị lũ cuốn trôi nhưng ngay sau đó Đảng, chính quyền các cấp, nhân dân trong tỉnh cùng sự giúp đỡ của nhân dân cả nước đã nhanh chóng khắc phục thiệt hại, sửa chữa trường lớp, mua sắm đồ dùng dạy học, sách vở…để duy trì việc học, theo kịp chương trình năm học.

Năm 2002-2003, số bàn ghế bố trí cho học sinh THPT là 15341 chỗ ngồi. Quy cách và chất lượng bàn ghế HS ngày càng được đảm bảo theo chuẩn. “Diện tích bình quân cho mỗi phòng học là: 64m2 (kể cả hàng lang). Đầu tư mới, trong tổng số phòng học có: 20% nhà cấp 4; 80% nhà cấp 3 trở lên. Suất đầu tư cho mỗi phòng học nhà cấp 4 (có tính đến công trình phụ, sân chơi, thiết bị dạy học…): 60 triệu đồng/ phòng. Suất đầu tư cho mỗi phòng học nhà cấp 3 (có tính đến công trình phụ, sân chơi, thiết bị dạy học…): 100 triệu đồng/ phòng” [63, tr. 31].

Từ 2003-2010, ngành xây dựng mới thêm khoảng 323 phòng cho cấp THPT trên các địa bàn sau:

- Thị Xã Tuy Hòa: 13 phòng - Huyện Tuy Hòa: 91 phòng - Huyện Tuy An: 56 phòng - Huyện Sông Cầu: 44 phòng - Huyện Sông Hinh: 16 phòng - Huyện Sơn Hòa: 17 phòng - Huyện Phú Hòa: 49 phòng - Huyện Đồng Xuân: 22 phòng.

Song song với đầu tư xây dựng thêm về số lượng, chất lượng phòng học và tính kiên cố bền vững ngày càng được quan tâm đúng mức theo dự án “kiên cố hóa trường học”, phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Năm học 2005-2006, khởi công xây dựng dự án trường THPT Ngô Gia Tự ở địa điểm mới và nhà học thí nghiệm – thực hành trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. Các trường cấp II-III hầu như xây thêm một số phòng học mới đáp ứng đủ với nhu cầu số học sinh THPT tăng.

Thực hiện đề án “kiên cố hóa trường, lớp học”, ngoài việc xây mới phòng học, các trường tiến hành sửa chữa, nâng cấp phòng học, phòng vi tính, văn phòng, thư viện, đóng mới bàn ghế. Các trường đã đủ phòng học để dạy 2 lớp/phòng. Đến năm 2006-2007, toàn ngành giáo dục trong tỉnh đã không còn học ca 3 và đến năm 2010 tỉ lệ lớp/phòng của cấp THPT giảm xuống còn là 1,59. Nhiều trường đã xây dựng thêm hội trường làm nơi sinh hoạt dành cho các hoạt động đoàn thể, câu lạc bộ…

Không chỉ kiên cố về cơ sở vật chất, các trường còn đang hướng tới khẩu hiệu “Xanh-sạch-đẹp”. Bộ mặt nhà trường ngày thêm khang trang, sạch đẹp. Trang trí bên trong lẫn bên ngoài các phòng học và phòng làm việc, bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong từng phòng học. Có bể lọc nước sạch phục vụ nước uống hằng ngày cho học sinh và có các công trình vệ sinh. Các trường đã phát huy tốt hiệu quả sử dụng công trình vệ sinh trong giáo dục cũng như trong sinh hoạt. Đặc biệt cảnh quang nhà trường ngày thêm khang trang, đẹp đẽ với những cây bóng mát, cây cảnh và bồn hoa, hàng trăm chậu kiển. Nó đã góp phần không nhỏ cho việc tạo dựng một cảnh quan môi trường xanh – sạch - đẹp.

Hiện nay, tỉ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Phú Yên ở mức tương đối thấp so với một số tỉnh, thành phố khác. Khó khăn lớn nhất của các trường THPT ở Phú Yên hiện nay là diện tích đất khá hẹp, điều kiện CSVC chưa đáp ứng được yêu cầu của trường chuẩn. 5 tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:

Thứ nhất về tổ chức nhà trường: phải có đủ các khối lớp của cấp học, nhiều nhất 45 lớp, mỗi lớp không quá 45 học sinh…

Thứ hai về cán bộ quản lý – giáo viên và nhân viên: đủ, giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn, trong đó có ít nhất 20% giáo viên đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên, không có giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn và đạo đức…

Thứ ba về chất lượng giáo dục: tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm không quá 1%, lưu ban không quá 5%, học sinh xếp loại học lực giỏi từ 3% trở lên, loại khá từ 30% trở lên, không quá 5% học sinh yếu, kém…

Thứ tư vềcơ sở vật chất, thiết bị: khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có tường rào, đủ phòng học cho các lớp học một ca, có phòng thí nghiệm, thực hành các bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, phòng học tiếng, phòng nghe nhìn…

Thứ năm về công tác xã hội hóa giáo dục: tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về công tác giáo dục, có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện…

Phần lớn các tiêu chuẩn mà các trường THPT Phú Yên không đạt đều xuất phát từ cơ sở vật chất trường lớp, khuôn viên trường, sĩ số học sinh/lớp. Mặc dù tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường cấp III khá mạnh nhưng để đạt đến tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định thì còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Giai đoạn 2001- 2010, chỉ có 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia đó là trường THPT Lê Trung Kiên. Đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực trong suốt 26 năm xây dựng và trưởng thành của thầy và trò ngôi trường này. Trong năm 2010-2011, trường THPT Nguyễn Huệ sẽ được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia vì đang trong quá trình xúc tiến hoàn thành hồ sơ.

Ngành đã và đang đầu tư hệ thống trang thiết bị mới, đưa phương tiện nghe nhìn hiện đại vào tất cả các trường THPT: máy chiếu projecter, máy tính để giảng dạy theo giáo án điện tử, đầu đĩa DVD, VCD, ti vi, hệ thống mạng internet ADSL tới hầu hết các phòng chức năng và phòng làm việc, phòng máy vi tính…Nhiều trường THPT đã thành lập Website riêng của trường để đăng tải nội dung thông tin, dữ liệu, tra cứu…và quảng bá trường.

Thiết bị dạy học cho từng bộ môn ngày càng được bổ sung và thay mới để đáp ứng với nhu cầu giảng dạy và học tập của HS.

Toàn bộ các công trình đầu tư, trang bị là nhằm từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường phù hợp với nội dung chương trình mới, với phương pháp giảng dạy tích cực, với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay và với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Song song với việc đầu tư

trang thiết bị thì việc bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng sử dụng và bảo quản thiết bị giáo dục cho đội ngũ cán bộ, GV luôn được kịp thời và thường xuyên.

Nâng cấp thư viện, bổ sung các loại sách, đây là một trong những phòng học chức năng cần thiết. Thư viện nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người giúp cho thầy và trò các trường không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng văn hóa cá nhân. Xây dựng thư viện là yêu cầu quan trọng cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Thư viện giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần thay đổi phương pháp dạy học. Phát động phong trào xây dựng thư viện đạt chuẩn theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD – ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ giáo dục và đào tạo, các trường THPT Phú Yên cố gắng đa dạng hóa về chủng loại sách và tăng về số lượng: tạp chí, sách, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, các loại báo… đảm bảo cơ sở vật chất đúng quy định về phòng đọc và kho sách, có giá, tủ chuyên dùng, chỗ ngồi đọc…Cán bộ thư viện được đào tạo qua trường lớp hoặc cán bộ kiêm nhiệm nhưng đã qua các lớp bồi dưỡng về quản lý thư viện. Các trường đều có hệ thống sổ sách theo dõi danh mục sách và thiết bị dạy học để kịp thời bổ sung khi sách hoặc thiết bị mất mát, hư hỏng.

Các trường còn phát động phong trào tặng sách cho thư viện “góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay” trong giáo viên, học sinh để xây dựng ngăn sách tham khảo, tủ sách dùng chung. Có trường còn bố trí thời khóa biểu để mỗi lớp được tới thư viện đọc sách ít nhất 1 lần/tuần. Tuy vậy, vẫn còn một số trường chưa thể đầu tư tốt cho thư viện. Đến năm 2010, thư viện trường THPT Phú Yên đạt chuẩn chỉ mới có 1 trường nhưng phong trào đã đào tạo cho HS có thói quen đọc sách và bảo quản sách, thu hút ngày càng nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh đến thư viện nghiên cứu, đọc sách, đọc tài liệu góp phần bổ sung và nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về các lĩnh vực.

Như vậy, về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường THPT trong giai đoạn 2001-2010 về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập cho học sinh. Các trường đều đảm bảo đủ số phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy

học…và hướng đến các tiêu chí trong quy định trường đạt chuẩn. Tuy nhiên, để thực hiện theo đúng chuẩn quy định thì các cấp lãnh đạo, các ban ngành và nhân dân trong tỉnh còn phải cố gắng nhiều trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho cấp học này.

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)