Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên sau khi tái lập

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 49)

M ỤC LỤC

2.1.2.Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên sau khi tái lập

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2.Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên sau khi tái lập

Sau hơn 10 năm miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc được thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu, thuận lợi, đất nước còn có không ít khó khăn, Đảng và Nhà nước đã mắc phải nhiều thiếu sót sai lầm, có những sai lầm không chỉ về biện pháp cụ thể mà cả về chủ trương lớn. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mặt kinh tế, xã hội mà những biểu hiện rõ nét là tốc độ phát triển chậm lại trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Hàng tiêu dùng thiếu, lương thực không đủ cung cấp cho nhu cầu của nhân dân ở một nước vốn có nhiều tiềm năng về trồng lúa. Giá cả tăng vọt, nạn lạm phát trầm trọng, chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ số giá cả tăng lên hàng chục lần. Đồng tiền mất giá liên tục làm cho giá trị của nó trong nước và trên thị trường quốc tế giảm sút. Việt Nam lại bị các nước đế quốc bao vây, cấm vận, quan hệ với Trung Quốc và các nước trong khu vực căng thẳng. Tình hình chính trị tuy vẫn được giữ vững, song sự mất ổn định về mặt xã hội, về trật tự an ninh rất trầm trọng. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch trong và ngoài nước mưu toan chống phá cách mạng, hòng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trước tình hình nghiêm trọng như vậy, Đảng ta đã quyết định tiến hành đổi mới đất nước để bảo vệ và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu để xây dựng. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) quyết định đổi mới đất nước một cách toàn diện, vững chắc, có kế thừa những gì đã đạt được - đổi mới chứ không xóa bỏ sạch trơn. Tiến hành đổi mới, Đảng đã xác định một phương châm khoa học và cách mạng trong nhận thức và hoạt động: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, nói đúng sự thật”. Phương châm này thể hiện thái độ và trình độ trong việc nhìn nhận đúng thực trạng để thực hiện tốt công cuộc đổi mới đất nước. Trong các lĩnh vực đổi mới, lĩnh vực giáo dục có vai trò và ý nghĩa quan trọng, bởi vì, sự nghiệp đổi mới là do con người thực hiện nên phải có con người đựơc đổi mới. Vì vậy, Đảng ta rất quan tâm đến sự nghiệp

giáo dục, quyết tâm trong một thời gian ngắn phải có những chuyển biến rõ rệt. Cùng với sự nghiệp cách mạng chung trong cả nước, sự nghiệp giáo dục cũng có những biến chuyển mạnh mẽ, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và sau đó các Nghị quyết Chuyên đề về công tác giáo dục của các Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã vạch rõ con đường và phương pháp để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới giáo dục.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đề ra đường lối đổi mới, mở ra vận hội mới cho đất nước, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Trong lĩnh vực giáo dục, có sự chuyển đổi mạnh mẽ ở tầm vĩ mô về tổ chức bộ máy quản lý ngành bao gồm cả giáo dục- đào tạo- dạy nghề với chức năng toàn diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Nhiều Nghị quyết quan trọng của Đảng đã được thể chế hóa thành luật hoặc văn bản dưới luật, quy định cụ thể các chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm tiến hành đổi mới trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo như Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước về quyền trẻ em Việt Nam.

Hệ thống giáo dục quốc dân cũng được đổi mới, tạo sự liên thông giữa các ngành học, cấp học theo hướng đa dạng hóa loại hình trường lớp, kết hợp mũi nhọn với đại trà. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục và đào tạo được phân cấp quản lí về mặt nhà nước hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hóa, giáo dục khuyết tật, các trung tâm dạy nghề ngắn và dài hạn, các trường trung học và cao đẳng kỹ thuật, nghiệp vụ.

Chủ trương cơ bản của ngành trong quá trình đổi mới là gắn mục tiêu giáo dục- đào tạo với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp giáo dục với lao động sản xuất, tăng cường xã hội hóa giáo dục (XHHGD), phân cấp và dân chủ hóa quản lí ngành.

đổi mới, ngành giáo dục có nhiều tiến bộ lớn tạo đà cho sự phát triển tiếp theo. Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) diễn ra trong bối cảnh lịch sử có nhiều biến động to lớn trên thế giới và những biến chuyển quan trọng trong nước. Biến động lớn nhất là sự tan vỡ của Liên Xô, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và sự khủng hoảng của hệ thống XHCN thế giới. Đây là sự thất bại lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuy nhiên đây không phải là sự sụp đổ của hình thái kinh tế XHCN, ra đời và phát triển hợp qui luật, mà là sự thất bại của một mô hình XHCN có nhiều thành tựu nhưng cũng cũng có nhiều khuyết tật. Tình hình do những biến động trên thế giới và trong nước tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp giáo dục vừa mới gặt hái trong 5 năm đầu đổi mới.

Trước tình thế như vậy, Đại hội Đảng lần thứ VII vẫn khẳng định việc kiên trì con đường XHCN mà Bác Hồ, Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn. Đại hội chỉ rõ “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động” và đẩy mạnh công cuộc đổi mới đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tiếp tục đẩy mạnh đổi mới hơn nữa và xem “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đây là bước tiến trong đổi mới tư duy về giáo dục trên cơ sở truyền thống dân tộc, quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong gần bảy mươi năm qua, kể từ sau khi thành lập.

Đại hội lần thứ VII đề ra nhiệm vụ cụ thể của ngành giáo dục là tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu, trước mắt: PCGD tiểu học, nâng cao dân trí, chú ý phát triển và trọng dụng nhân tài và đổi mới nhanh cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

Đại hội lần VII cũng đề ra nhiệm vụ của 5 năm (1991 – 1996) trong việc “ tiếp tục đổi mới”, ổn định, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.

NQ về giáo dục được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VII kế thừa và phát triển những nhận thức và thực tiễn của Đại hội VI. NQ Đại hội VII đi vào cuộc sống lại được bổ sung những NQ của TW, nhất là Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành TW khoá VII, họp tại Hà Nội từ ngày 4-11/1/1993, thảo luận, thông qua NQ về giáo dục và đào tạo, nhằm đẩy nhanh tốc độ đổi mới. Có thể xem đây là hội nghị chuyên đề đầu tiên, quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục. NQ đã nêu lên 4 quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục- đào tạo đó là:

- Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu, phải huy động xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng giáo dục. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực phát triển kinh tế- xã hội.

- Giáo dục phải nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành những con người có chất lượng mới, năng động, sáng tạo.

- Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại, tạo thuận lợi để mọi người đều được học và học suốt đời.

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo, đảm bảo công bằng trong xã hội giáo dục; người đi học nói chung phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách đảm bảo cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học…

Ngày 16/12/1996 Ban chấp hành TW Đảng (khóa VIII) họp thông qua Nghị quyết 02 NQ/HNTW (24/12/1996) về định hướng chiến lược giáo dục- đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. NQ đã mở ra vận hội mới CNH-HĐH đất nước, phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền kinh tế quốc dân với xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Nhân tố con người được xác định là nguồn lực trọng yếu nhất để tiến hành CNH-HĐH đất nước.

Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) khẳng định tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khóa VII), đề ra nhiệm vụ và mục tiêu cơ

bản của giáo dục trong tiến trình CNH-HĐH là xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe; là những người thừa kế xây dựng xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ.

Giáo dục - đào tạo được xác định là động lực trọng yếu nhất phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Đây cũng là thời kỳ đất nước được mở rộng giao lưu quốc tế, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu vào thiên niên kỷ mới.

Với mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo tri thức cần thiết để mọi người gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển đất nước. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là công việc hàng đầu, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh đủ sức để giải quyết những vấn đề được đặt ra trong bối cảnh mới của đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH thì ngành giáo dục phải đảm đương. Trước hết là phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài bằng nhiều giải pháp cụ thể: phát triển giáo dục MN, thanh toán nạn mù chữ cho những người lao động ở lứa tuổi 15-35, hoàn thành cơ bản PCGD tiểu học trong cả nước và có chính sách giúp đỡ con em người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, người tàn tật có điều kiện học tập, củng cố tăng cường trường chuyên, lớp chọn, mở thêm trường bán công (BC), dân lập (DL). Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học từ cấp phổ thông. Bên cạnh đó đã tạo điều kiện đảm bảo chất lượng các cơ sở đào tạo nghề. Hoàn chỉnh và củng cố các trường sư phạm để khắc phục nhanh tình trạng thiếu giáo viên. Nâng cao chất lượng giáo viên các cấp, tăng cường nghiên cứu khoa học giáo dục, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học.

2.1.2.2. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng bộ tỉnh Phú Yên

Từ đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội kết hợp với việc cụ thể hóa từ các Nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam qua các lần Đại hội, hội nghị mà Đại hội Đảng bộ Phú Yên đưa ra những chủ trương, kế hoạch phát triển giáo dục Phú Yên phù hợp với đặc điểm của tỉnh theo từng giai đoạn.

Năm 1989 theo Quyết định số 83-QĐ/TW, ngày 4/3/1989 của Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng khoá VI và Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 5, từ ngày 1/7/1989 tỉnh Phú Khánh được tách ra và tái lập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà theo địa giới cũ.

Sau ngày tỉnh Phú Yên được tái lập, mặc dù điểm xuất phát kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân nhân còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh ủy Phú Yên đã xác định nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, toàn dân và toàn quân trong tỉnh là vừa phải nhanh chóng ổn định sự lãnh đạo và chỉ đạo, vừa đảm bảo thực hiện công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực theo Nghị quyết 6 của TW. Đối với lĩnh vực giáo dục:

“Nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả đào tạo của ngành giáo dục, nâng trường Trung học sư phạm lên thành trường Cao đẳng sư phạm; củng cố và mở rộng Trung tâm hướng nghiệp; mở rộng các hình thức phổ cập nghề nghiệp cho thanh niên, chú ý đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, xúc tiến lập trường THPT chuyên Lương Văn Chánh dạy số học sinh giỏi Toán, Văn, Ngoại ngữ; chăm lo đời sống và điều kiện làm việc của giáo viên” [34, tr.4].

Quán triệt theo tư tưởng chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khóa VII), Nghị quyết TW II (khóa VIII), Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XII nhấn mạnh về việc phát triển giáo dục trong đoạn 1996-2000 là toàn tỉnh tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục theo hướng:

“Không ngừng nâng cao về chất lượng và hiệu quả, kết hợp tốt việc học với hành, học tập gắn với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng giáo dục chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hóa dân tộc trong trường học, giáo dục chính trị, đạo đức, giáo dục quốc phòng trong toàn ngành giáo dục,

nâng cao ý thức trách nhiệm, tính mẫu mực của thầy cô giáo; khơi dậy và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong toàn xã hội”’ [36, tr. 41].

Quán triệt quan điểm XHHGD, đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng xã hội để tạo chuyển biến mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục- đào tạo của tỉnh nhà theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Phấn đấu thực hiện: con em đến tuổi đều được đến trường học tập. Nâng cao chất lượng trường chuyên, lớp chọn, trường phân ban, trường trọng điểm. Có chế độ thích đáng khuyến khích học sinh giỏi, bồi dưỡng tài năng, đào tạo nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở những nơi có điều kiện đưa nội dung hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông. Coi trọng việc đổi mới PPGD nhằm phát huy tính tích cực của người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục ở các vùng dân tộc ít người, ở miền núi vùng ven biển. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng học văn hóa và học nghề của các trường dân tộc nội trú. Đào tạo đủ giáo viên người địa phương cho miền núi, có chế độ ưu đãi đối với giáo viên miền núi, vùng xa và hải đảo.

Khuyến khích mọi người học tập. Trước năm 2000 toàn tỉnh phải hoàn thành phổ cập tiểu học - XMC, có 30% số xã phường phổ cập cấp II. Đẩy mạnh và mở rộng các loại hình đào tạo nghề và phổ cập nghề với nhiều hình thức cho người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 49)