M ỤC LỤC
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.1.3. Truyền thống văn hóa – giáo dục Phú Yên
Theo dòng lịch sử của dân tộc, Việt Nam được hình thành và lại phải sớm đương đầu với giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Trong ngàn năm đấu tranh chống xâm lược của phong kiến phương Bắc cũng là ngàn năm dân tộc ta đấu tranh chống lại sự nô dịch bằng văn hóa giáo dục của kẻ thù. Dân tộc ta không bị nền giáo dục Nho giáo của Trung Quốc đồng hóa mà ngược lại còn biết lựa chọn, hấp thu những tinh hoa của nền văn hóa đó để xây dựng và phát triển cho nền văn hóa Việt Nam.
Trải qua các triều đại giành được độc lập tự chủ, ông cha ta đã xây dựng nên một nền văn hiến rực rỡ mà khởi đầu bằng việc ra đời Quốc tử giám – trường Đại học
đầu tiên của Việt Nam vào năm 1076. Quốc Tử giám được thành lập sớm hơn cả một số trường đại học lớn từ thời kỳ văn hóa phục hưng ở châu Âu.
Sự tôn vinh 1347 vị tiến sĩ được khắc tên ở 82 bia Văn Miếu qua các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1442 đến 1779 đã chứng tỏ từ lâu đời ông cha ta đã chú ý xây dựng một nền quốc học đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh thần “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, các nhà khoa bảng, các nhà trí thức Việt Nam là rường cột của nền văn hiến đã cùng với các minh quân, lương thần xây dựng nên nhiều triều đại phong kiến cực thịnh ở nước ta.
Do điều kiện lịch sử, địa lý, tỉnh Phú Yên chưa xuất hiện nhiều nhà đại trí song các bậc tài trí ở Phú Yên như Lương Văn Chánh, Đào Trí, Nguyễn Công Nhàn, Lê Thành Phương, Nguyễn Hào Sự, Nguyễn Hữu Dực, Phan Lưu Thanh … cũng đã góp mặt vào kho sử vàng của dân tộc và các hàn sĩ, hương sư đã lặng lẽ góp phần bảo tồn và phát triển nền học vấn cho nhân dân lao động Phú Yên.
Dưới thời chúa Nguyễn, Phú Yên là vùng đất mới chưa ổn định, việc giáo dục khoa cử ở đây cũng chưa được đi vào nề nếp, người đi học chưa nhiều, người dự khóa thi rất ít.
Việc đặt ra chế độ khoa cử ở Đàng Trong đã đánh dấu bước tiến về Nho học cũng như sự trưởng thành đội ngũ quan lại của thời chúa Nguyễn. Việc thi cử này tuy mới chỉ dừng ở mức khảo thí quan lại đang làm việc chứ chưa đào tạo tuyển dụng được nhiều quan lại mới. Các quan lại đứng đầu phủ Phú Yên, huyện Đồng Xuân và huyện Tuy Hòa là những người trúng cách trong số 62 người đậu các kỳ thi Chính đồ năm 1647, 1660, 1675 và đông đảo thuộc lại của ba ty ở dinh Trấn Biên, thuộc lại của các cấp trong phủ Phú Yên là những người trúng cách trong số 146 người đậu các kỳ thi Hoa văn trong các năm nói trên.
Phú Yên là phủ mới lập, ở xa Chính dinh nên người đi học khó khăn và đi thi thì không nhiều, nên sách Đại Nam nhất thống chí chép là “ít người chuyên theo việc học”. Chỉ có người đỗ đạt cao là Bạch Doãn Triều, quê ở huyện Đồng Xuân. Ông là người đỗ đầu kỳ thi Hương năm MậuTý (1768), sách Đại Nam thực lục chép rõ là “người đương thời cho là xứng đáng” [56, tr.172]. Sau khi thi đỗ, Bạch Doãn
Triều được bổ ngay làm Tri huyện Đồng Xuân, phủ Phú Yên.
Dưới triều Tây Sơn, tuy quá ngắn ngủi tình hình xã hội không được ổn định song việc học hành thi cử cũng đã được quan tâm. Năm 1789 khoa thi đầu tiên được mở gọi là khoa Minh kinh. Hạng ưu khoa thi này là Phan Văn Biên, người huyện Tuy Hòa phủ Phú Yên. Sau kỳ thi đó ông được bổ làm huấn đạo ở Phú Yên.
Dưới thời nhà Nguyễn học trò Phú Yên được tạo điều kiện học tập, thi cử, nhưng không có người nào vào Điện thí. Theo tác giả Cao Xuân Dục có chép trong sách Quốc triều hương khoa lục: từ khoa Đinh Mão, Gia Long thứ 6 (1807) đến khoa Ất Dậu, Hàm Nghi thứ 1 (1885) có 34 khoa thi Hương, Phú Yên có 15 người đậu cử nhân.
Trong thời kỳ Hán học, các bậc nho sĩ Phú Yên, mặc dù ở trong hoàn cảnh, không thuận lợi: xa kinh đô, xa trường thi, thiếu phương tiện giao thông song các cụ cũng vượt được mọi trở ngại ra đi tìm đường học đạo để cầu tiến, nuôi chí lớn, vì giang sơn xã tắc. Nhiều cụ đã từng vận động dân chúng hưởng ứng các phong trào kháng Pháp như Cần vương, duy tân, phong trào giảm sưu thuế và đã giữ tròn tiết tháo của các bậc chân nho như các cụ Nguyễn Hào Sự, Võ Thiệp và nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa chống Pháp của cụ Tú Phương. Tuy cuộc khởi nghĩa không thành công nhưng đã ghi một trong những trang lịch sử bi hùng của dân tộc.
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp dùng chính sách ngu dân kìm hãm dân ta trong vòng ngu tối, lạc hậu để hòng áp bức, bóc lột, song với lòng yêu nước, ý chí quật cường lớp lớp người Việt Nam đã vùng lên chống thực dân Pháp để giành độc lập, tự do. Đi đầu là các nhà nho, các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Văn Tố… đã cổ súy phong trào Duy tân, Đông kinh nghĩa thục, truyền bá quốc ngữ để “khai dân trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh” để mưu cầu dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Và đặc biệt, từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, vai trò và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không những đã đem lại cho cách mạng Việt Nam con đường giải phóng đúng đắn mà từ năm 1943 với Đề cương văn hóa của Đảng đã chỉ ra con đường đấu tranh xây dựng một nền văn hóa dân tộc,
khoa học, đại chúng. Giáo dục được xem như là một vũ khí sắc bén, một mặt trận đấu tranh cách mạng, để vận động, tập họp giác ngộ mọi tầng lớp quần chúng lao động, giới trí thức, giáo giới, sinh viên học sinh… trong mặt trận đại đoàn kết dân tộc và đưa cuộc cách mạng đến thành công.
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Phú Yên chỉ sau một năm phát động hưởng ứng lời kêu gọi diệt giặc dốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến tháng 7 năm 1947 đã có trên 10 vạn người thoát mù chữ, là một trong 3 tỉnh đi đầu của Liên khu V, được Chính phủ khen thưởng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Phú Yên đã có trên hàng ngàn học sinh với hàng trăm giáo viên. Trường Lương Văn Chánh là trường trung học đầu tiên ra đời ở vùng tự do Nam Trung Bộ (10/1946), đánh dấu một bước tiến vượt bậc của nền giáo dục cách mạng của tỉnh. Cho đến năm 1954, Phú Yên đã xây dựng được một nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân với một hệ thống cả giáo dục bình dân và giáo dục phổ thông, từ các lớp mẫu giáo, tiểu học đến bậc trung học. Ngành giáo dục đã góp phần tích cực vào thắng lợi to lớn của công cuộc kháng chiến chống Pháp, hun đúc trong nhân dân và nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, yêu chế độ dân chủ cộng hòa sâu sắc để họ trở thành những chiến sĩ yêu nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Giáo dục Phú Yên trong thời kỳ 1954 - 1975 gắn chặt với các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng oanh liệt và đầy hy sinh gian khổ của quân và dân trong tỉnh.
Giai đoạn này ở Miền Nam tồn tại 2 nền giáo dục hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh lẫn nhau về mặt chính trị quan điểm, nội dung và phương pháp trong những điều kiện chiến tranh ác liệt.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Yên, giáo dục cách mạng ở những vùng tự do thực sự là một mặt trận. Thầy giáo, học sinh là những chiến sĩ kiên cường. Họ vượt lên mọi hy sinh, gian khổ trong mưa bom, bão đạn để làm tròn nhiệm vụ xóa nạn mù chữ cho con em các dân tộc ở vùng căn cứ, bổ túc văn hóa cho cán bộ, bộ đội làm tốt hơn công tác, chiến đấu trên chiến trường.
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai dùng bao nhiêu thủ đoạn tàn bạo hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng, kể cả việc thả bom triệt hạ trường học, bắn giết thầy giáo học sinh, xóa bỏ nền giáo dục cách mạng, gom dân lập ấp chiến lược… nhưng thầy trò ở địa phương Phú Yên kiên quyết thực hiện khẩu hiệu “Dân bám đất, giáo dục bám dân, giáo viên bám lớp”, “một tấc không đi, một li không rời” để bám lấy vùng giải phóng, bảo vệ cách mạng, bảo vệ cán bộ, mở rộng vùng tự do, tăng thêm trường lớp.
Nền giáo dục ách mạng ở Phú yên từng bước phát triển theo đà chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Được nuôi dưỡng bằng bộ máy chiến tranh của đế quốc Mỹ, nền giáo dục trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn ở địa phương Phú Yên có tăng về số lượng trường lớp, phương tiện dạy học, nhưng cơ bản nền giáo dục này vẫn nằm trong âm mưu là phục vụ cho mục đích chính trị, quân sự của Mỹ- ngụy.
Cùng với sự ảnh hưởng tác động tích cực mạnh mẽ của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, của nhà trường cách mạng vùng giải phóng, tinh thần yêu nước, lòng căm ghét ngoại bang, ý thức độc lập dân tộc được khích lệ, đa số thầy giáo, học sinh vùng bị ngụy quyền kiểm soát ở Phú Yên đều hướng về cách mạng, về vùng giải phóng, nhiều người thoát ly đi theo kháng chiến. Phong trào sinh viên, học sinh bằng các hoạt động xã hội kết hợp với phong trào đấu tranh của các giới thành thị ở Tuy Hòa đã làm cho chính quyền ngụy lung lay, rệu rã.
Từ phong trào hoạt động xã hội, cách mạng của sinh viên, học sinh trong nhà trường của chính quyền Sài Gòn đã rèn luyện, đào tạo nhiều chiến sĩ cách mạng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giải phóng quê hương năm 1975, tạo ra một đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chính quyền cách mạng nhân dân, xây dựng
quê hương, đất nước sau ngày đất nước thống nhất (4/1975).
1.2. Những nét cơ bản về giáo dục Phú Yên trước khi tái lập tỉnh (1989) 1.2.1. Giáo dục Phú Yên trong những ngày đầu giải phóng (4 - 11/ 1975)