Qui mô phát triển giáo dục Trung học phổ thông trong giai đoạn mới

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 95 - 96)

M ỤC LỤC

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Qui mô phát triển giáo dục Trung học phổ thông trong giai đoạn mới

Trong 10 năm đầu thế kỉ XXI, quy mô học sinh THPT Phú Yên có tăng nhưng không mạnh bằng giai đoạn 1989-2000.

Bảng 3.1: Qui mô phát triển HS THPT từ 2000-2010

Năm 2000-2001 2005-2006 2009-2010 Số HS 23048 31504 33402 Tỉ lệ lớp/phòng 1,81 2,01 1,59 Tỉ lệ HS/Lớp 46,47 44,12 45,26

Nguồn: Sở GD-ĐT Phú Yên, Báo cáo tổng kết năm học 2000-2010

Giai đoạn 2000- 2006 số lượng học sinh THPT tăng nhanh: 1,36 lần. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo đội ngũ lao động và phát triển nhân lực của tỉnh. Nhưng đến 5 năm cuối thập niên đầu thế kỉ XXI số lượng HS tăng chậm do dân số trong độ tuổi giảm: 1,04 lần. Từ 2000 đến 2010, số HS chỉ tăng khoảng 1,44 lần. Tính bình quân mỗi năm tăng 4,5%. So với giai đoạn 1989-2000 thì qui mô và tốc độ tăng HS ở giai đoạn này tương đối ổn định.

Nhờ quá trình xã hội hóa giáo dục, sự phối hợp gia đình, nhà trường và các cấp ban ngành đoàn thể, công tác vận động con em đến trường bằng nhiều hình thức đã có hiệu quả.

Riêng số học sinh tuyển vào lớp 10 công lập năm 2000-2001 đạt 86,68 % so với HS tốt nghiệp THCS năm 1999-2000, năm 2004-2005 là 70,76% so với học sinh tốt nghiệp THCS năm học trước, bình quân 44,1 học sinh /lớp. Năm 2009-2010 là 74,29% so với HS tốt nghiệp THCS năm trước.

Tỉ lệ HS ở các trường BC, DL vẫn chiếm tỉ lệ từ 30 - 35 % hằng năm, phản ánh tình hình xã hội hóa giáo dục có xu hướng phát triển thuận lợi, qua đó làm giảm áp lực đối với các trường công lập.

Đầu năm học, một số trường có số lượng HS đông phải tiến hành dồn lớp để khỏi phải dạy ca ba. Sau khi các phòng học được hoàn tất, sẽ bố trí lại các lớp học theo kế hoạch ban đầu.

Từ năm 2001, trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, cũng như các trường THPT miền núi củng cố và phát triển. Năm học 2001-2002 số HS dân tộc niềm núi THPT là: 521 em, năm 2003- 2004 là 599 em đến năm 2009-2010 là 2123 em. Điều này cho thấy công tác vận động con em dân tộc đến trường của tỉnh triển khai khá hiệu quả và đồng bào dân tộc ngày càng ý thức được việc cho con em đến trường. Lãnh đạo của trường phổ thông Dân tộc nội trú cùng tập thể giáo viên đã rất cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục cho con em học sinh người dân tộc miền núi, tổ chức hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao, tạo nguồn lao động có trình độ cho khu vực miền núi của tỉnh.

Mặc dù gặp khó khăn vì bị thiên tai lũ lụt tàn phá CSVC của các trường học, trang thiết bị hư hỏng nặng, sách vở của HS bị cuốn trôi nhưng nhờ vào sự nỗ lực của Đảng ủy, UBND, ngành giáo dục, các ban ngành đoàn thể, tập thể GV, HS và toàn bộ xã hội quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục– đào tạo nên giáo dục THPT không bị giảm sút mà vẫn duy trì và ổn định về qui mô lẫn chất lượng. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng, các HS vùng bị nhiều thiệt hại do bão, lũ đã nhận được sách vở dụng cụ học tập để tiếp tục đến trường. Các trường THPT vẫn duy trì được sĩ số học sinh nhờ có nhiều hình thức tích cực vận động, kêu gọi học sinh ra lớp, tổ chức dồn lớp khắc phục tình trạng thiếu phòng do hư hỏng nặng, tổ chức dạy bù và hoàn thành chương trình năm học đúng quy định.

Một phần của tài liệu quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2010 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)