Xã hội nhập cư khắc nghiệt đối với những người Việt xa xứ

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 120 - 135)

Người Việt Nam luôn hoài niệm về quá khứ và sống gắn bó với quê hương xứ sở. Vì vậy họ luôn cảm thấy cô đơn khi phải làm những kẻ di dân trên cuộc hành trình mưu sinh nơi đất khách. Bất đồng ngôn ngữ, bất đồng văn hóa, họ dần bất đồng ngay cả với chính mình. Họ phải thích nghi với sự thực dụng của xã hội phương Tây, với đời sống kinh tế chật vật khó khăn và thích nghi với cả sự vô cảm của cộng đồng người bản địa.

Một trong những vấn đề mà người Việt nhập cư phải đối diện đó là sự vất vả, chật vật về kinh tế khi mà không có nghề nghiệp ổn định. Điều kiện sống thiếu thốn buộc họ phải tự xoay sở bằng mọi cách để được tồn tại từ miếng ăn đến cái mặc. Paris 11 tháng 8 phơi bày mặt trái của xã hội thượng lưu Paris bằng những bữa ăn từ đồ hộp đã quá hạn từ hơn hai tháng của người lao động nhập cư. Mai Lan còn thản nhiên một cách lạc quan: “Sợ quái gì. Chín tháng nay em ăn như thế mà có sao đâu, thử máu chẳng có dấu hiệu ung thư là được” [53, tr.115-116]. Thậm chí đến những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, họ cũng phải linh động tận dụng lại đồ phế thải, kể cả từ bệnh viện:

“Hai bộ đồ ăn, áo gối, vỏ chăn, ga giường, khăn tắm”, “mới đầu nhìn dấu bệnh viện đỏ chói cũng hãi nhưng vài ngày thì quen. Tặc lưỡi, đỡ mất tiền mua. Đồ dùng bệnh viện, thẩm mỹ và chất lượng bù trừ, mấy năm sau vẫn còn dùng tốt” [53, tr.116]. Cuộc sống với họ là những chuỗi ngày của cơm, áo, gạo, tiền và nỗi buồn xa xứ.

Chẳng những phải đối diện với những khó khăn về vật chất, những người Việt Nam xa xứ còn phải tập thích nghi với bản chất thực dụng của xã hội Phương Tây, mà cụ thể là Paris, được thể hiện rõ nhất ở sự phân hóa giàu nghèo, và phân biệt giàu nghèo. Thuận đã phơi bày mặt trái của xã hội hào nhoáng này bằng quy luật khắc nghiệt ấy: “Thời đại này, cả từ “giai cấp” lẫn từ “giàu” từ “nghèo” đều bị cho là lỗi thời, nhưng thực ra chúng chỉ biến khỏi ngôn ngữ nói chứ vẫn tồn tại an toàn trong bộ não người đương thời. Nhìn giấy đóng thuế của anh A, thể nào họ cũng tự động nghĩ xem anh ta thuộc về giai cấp nào trong xã hội. Nhìn phiếu trả lương của anh B, thể nào họ cũng lập tức nghĩ xem anh ta giữ vị trí nào trong công ty. Trẻ con cũng không thoát được cái “thang giá trị” ấy, tiền căng-tin của chúng thổ lộ rằng bố chúng là văn sĩ còm, cán bộ cao cấp hay bác sĩ có phòng mạch riêng. Khi một phụ nữ kêu ca con cái nhà chị ta ăn trưa, cắm trại, tập bóng bầu dục đều phải đóng bậc F thì rất có thể là chị ta muốn khoe khéo cái phiếu trả lương của mình, hay của chồng mình, hay của cả hai. Đứa trẻ mà đóng bậc A thì mẹ nó bao giờ cũng im lặng”.

Xã hội vận hành theo cơ chế như vậy thì những con người nhỏ bé như Liên, như Vy, như Phượng, như Mai Lan hoặc là vỡ mộng hoặc thở dài hoặc cảm thấy mệt mỏi trước sự trông mong vào cơ hội đổi đời như ước nguyện của bao người về họ khi sang Pháp. Sự nghèo khó vì thất nghiệp dẫn đến bế tắc trong tâm lí như Liên, Mai Lan. Sự vất vả lao động dẫn đến mệt mỏi tinh thần và thui chột ý chí tiến thân bằng học vị như Phượng… Giấc mơ quái đản của Liên trên chuyến tàu điện ngầm ở một phương diện nào đó đã phản ánh

thực tế một cuộc sống gồm những bản thể cũng quái đản của con người trong xã hội ấy: “Giấc ngủ như một trò chơi xếp hình, có khả năng mỗi tích tắc tạo nên một quái đản. Năm phút gục đầu trên thành ghế, hiện ra ba trăm quái đản khác nhau, từng cái một, nhịp nhàng, như thể một máy chiếu vô hình đã lắp sẵn ba trăm tấm phim, rồi vài giây nhả ra một hình ảnh. Quái đản đầu tiên, nửa trên của Tom Cruise, nửa dưới của hà mã. Quái đản thứ hai, tóc và miệng của Pát, mắt của cô thư kí ANPE, mũi của bà gác cổng. Quái đản thứ ba...”. Tâm lí chán nản, mất niềm tin và không hứng thú với cuộc sống đã làm nảy sinh những trạng thái u uất, nặng nề khiến Liên tìm đến con đường tự sát để chấm dứt cuộc hành trình nhọc nhằn mà vô nghĩa nơi xứ sở của ánh sáng. Phượng chấp nhận việc mỗi ngày ngồi tàu hàng giờ đồng hồ để đi từ ngoại ô Paris đến những lớp dạy thêm tiếng Việt và cũng chẳng biết từ bao giờ đã thôi ngán ngẩm khi học sinh chẳng hứng thú gì đến môn học chỉ để mưu sinh. Chẳng những chỉ những người Việt nhập cư mới có lối sống khép mình và nhàn nhạt như vậy, xã hội ấy còn khiến những con người bản địa như người chồng trong T mất tích cũng phải từng ngày đối phó với cuộc sống trong một cuộc chiến không cân sức: “Không phải vô tình mà chiếc đồng hồ mang hình tròn. Mỗi ngày trôi qua, cứ tưởng là đang tiến về phía trước nhưng trên thực tế, đã quay lại vị trí ban đầu. Cuộc sống tù đọng. Chỉ trẻ con mới nghĩ là lớn lên sẽ tự do đến nơi mình muốn, làm điều mình thích. Chín mươi phần trăm chúng ta lần lượt lập gia đình, sinh con, đi làm, khai thuế, nhích dần từng bậc lương, đánh vật với các phương tiện giao thông, uống cà phê như uống nước để chống chọi các cơn buồn ngủ…”.

Đề tài di dân chiếm phần đông các tiểu thuyết của Thuận, nhưng cô không miêu tả nó như những chuyến đi đến những miền đất hứa. Qua các nhân vật của mình, Thuận giễu nhại tư tưởng của không ít người Việt Nam bản địa xem việc định cư ở nước ngoài là một cơ hội đổi đời nhiều may mắn và hạnh phúc. Viết về bi kịch của họ nhưng Thuận cố gắng không để một ai

kể cả người đọc phải bi lụy. Thuận muốn chúng ta hãy tỉnh táo để nhìn nhận lại tất cả. Có hay không những điều hoàn toàn đúng, chân lí và tuyệt đối tốt đẹp? Câu trả lời của Thuận có lẽ là “không”!

Con người và đời sống xã hội luôn là một trong những trung tâm hướng đến của các nhà văn. Hầu như nhà văn nào cũng bị kích thích bởi những gì chưa toàn vẹn hoặc những gì đang toàn vẹn bỗng ngày càng lộ rõ những vết nứt. Thực tế cuộc sống hiện đại muôn hình vạn trạng khiến con người trong mắt họ không còn là kiểu nhân vật lí tưởng cho cả thời đại, mà là những con người với đầy rẫy thói hư tật xấu, là con người cô đơn trong vỏ bọc của chính mình, là con người tự dằn vặt mình bằng những ẩn ức thầm kín,… Xã hội với họ cũng không còn là một tập thể, cộng đồng có chung một tiếng nói, có cùng sự quyết tâm nữa, mà là một xã hội thực dụng, đề cao giá trị đồng tiền và những tồn đọng trong quá khứ. Để thể hiện một cách toàn diện và nhất là phải chân thực về thực tế đó, không gì hiệu quả hơn ngoài giọng điệu giễu nhại, mỉa mai, cười cợt.

Tiểu kết chương 3

Chúng tôi xin được tạm kết những điều như sau:

Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy ở Thuận có sự gặp gỡ với các nhà văn

khác ở ý thức “giáo dục” những con người trên bờ vực tha hóa về nhân cách và cảm xúc, tìm về với chân lí của chính mình và của cuộc đời. Đó là những con người sùng ngoại, háo danh, thực dụng, thậm chí bị đồng tiền “thao túng” giá trị; đó là những con người thuần lí trí đến “cơ giới hóa” bản năng và “vôi hóa” cảm xúc; đó là những con người thầm lặng với ẩn ức riêng mình. Thuận còn giúp người đọc có một cái nhìn tỉnh táo hơn về những tồn đọng của xã hội Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, nhưng không phải với thái độ đả phá sâu cay. Chính cái cười hài hước, giọng điệu giễu nhại như bỡn cợt đã giúp Thuận “nhẹ nhàng” phản ánh những vấn đề, thực trạng “nặng nề” trong xã hội.

Thứ hai, chúng tôi cho rằng, Thuận đã tự khẳng định sự độc đáo riêng

của mình bằng cách gây dựng ở độc giả sự hồ nghi và phản tỉnh về một cách đọc “mới” – thận trọng và sáng tạo hơn. Điều này tạo nên sự tương tác lí tưởng giữa tác giả và độc giả trong môi trường cùng sáng tạo. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy đề tài mang tính đặc trưng trong các sáng tác của Thuận là cảm thức tha hương của những người Việt Nam bé nhỏ nơi đô thị phồn hoa Paris. Cảm thức này có thể được khơi nguồn từ chính bản thân xa xứ của nhà văn, và cũng có thể còn từ “tâm thức nữ” vốn tinh tế và hướng nội.

KẾT LUẬN

1. Giọng điệu là vấn đề thuộc về thi pháp tự sự học, tuy nhiên việc đưa

ra hệ thống các tiêu chí để nhận diện giọng điệu chưa được thể hiện một cách cụ thể trong công trình nào. Với Luận văn này, chúng tôi mong muốn đóng góp vào quá trình nghiên cứu giọng điệu tác phẩm một cách hệ thống nhất có thể.

Thứ nhất, xét về vị trí, vai trò của giọng điệu trong tác phẩm văn học,

chúng tôi nhận thấy giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc nhận diện phong cách tác giả, khám phá thế giới tình cảm và thái độ của nhà văn, đồng thời là yếu tố nghệ thuật thống nhất các yếu tố khác thuộc về hình thức của tác phẩm vào một chỉnh thể.

Thứ hai, giọng điệu chịu sự chi phối bởi các yếu tố nghệ thuật như: cảm

hứng nghệ thuật, đặc trưng thể loại và yếu tố tâm thức cộng đồng. Trong đó, yếu tố đặc trưng thể loại chúng tôi đặc biệt quan tâm, vì đây là cơ sở để đưa ra những tiêu chí đánh giá về giọng điệu trong thể loại tiểu thuyết.

Thứ ba, chúng tôi đề xuất phân chia giọng điệu trên một số tiêu chí như sau: tiêu chí loại hình diễn ngôn, tiêu chí phương thức phản ánh đời sống, tiêu chí đặc tính âm hưởng của ngôn từ nghệ thuật, tiêu chí mục đích nói, tiêu chí trạng thái tâm lí người kể chuyện, tiêu chí cấu trúc giọng,… Trong đó, chúng tôi cho rằng giọng điệu giễu nhại được phân chia trên tiêu chí trạng thái tâm lí của người kể chuyện.

2. Về vấn đề giọng điệu trong tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy giọng điệu trong tiểu thuyết có những đặc trưng riêng. Ngoài những đặc trưng của giọng điệu trong văn xuôi tự sự như trên đã phân,..., tiểu thuyết với tính chất là loại hình tự sự cỡ lớn nên giọng điệu cũng phức tạp hơn những thể loại khác như thơ trữ tình, kịch, kí,… Đặc trưng khu biệt cơ bản nhất là giọng điệu tiểu thuyết chịu sự chi phối và được phân loại theo điểm nhìn.

3. Chúng tôi khẳng định giọng điệu giễu nhại là một trong những biểu hiện góp phần đổi mới giọng điệu trong tiểu thuyết hiện đại, mà Thuận là một đại diện tiêu biểu.

Thứ nhất, trên cơ sở mô tả bối cảnh văn học giai đoạn sau 1975, đồng

thời kế thừa những nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó, chúng tôi cho rằng nhu cầu khẳng định cá tính, nhận thức và khám phá tận cùng các đối tượng nghệ thuật đã làm nảy sinh các giọng điệu: hoài nghi, chất vấn, chiêm nghiệm, triết lí,… đặc biệt là giọng giễu nhại.

Thứ hai, trên cơ sở đề ra cách hiểu khái quát nhất về giọng điệu giễu

nhại trong tác phẩm tự sự, chúng tôi đi đến kết luận trong việc nhận diện giọng điệu này là sự huy động tất cả các phương tiện nghệ thuật như ngôn ngữ, kết cấu tác phẩm, cú pháp, cách xây dựng hình tượng nhân vật,… để bộc lộ thái độ mỉa mai, cười cợt, đả kích hay đơn giản hơn chỉ là phê phán một thói quen cũ trong sáng tác, một vài tư tưởng lỗi thời trong đời sống xã hội.

Thứ ba, chúng tôi khảo sát và hệ thống các hình thức nghệ thuật giễu nhại được thể hiện trong các tiểu thuyết của Thuận như: các cấp độ giễu nhại, các kĩ thuật giễu nhại, các thủ pháp giễu nhại. Đồng thời, ở mỗi hình thức, chúng tôi chỉ rõ những điểm chung và sự độc đáo riêng của Thuận trong việc biểu hiện giọng điệu giễu nhại.

Thứ tư, từ việc khẳng định giễu nhại là “chủ âm” trong tiểu thuyết của Thuận, chúng tôi phân tích hiệu quả thẩm mỹ từ giọng điệu giễu nhại đối với sự tiếp nhận ở độc giả (là quá trình hồ nghi và phản tỉnh), đặc biệt là vấn đề “cảnh tỉnh” người đọc về một cách đọc thận trọng và sáng tạo hơn. Đồng thời, qua đó còn thấy được phong cách nghệ thuật độc lập và cá tính của nhà văn, quan điểm về con người và xã hội, để thấy được cảm quan nhân bản của Thuận đối với những vấn đề dù là đang trên đà băng hoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Với đề tài này, chúng tôi xin được đề xuất một số hướng nghiên cứu liên quan như: nghiên cứu giọng điệu giễu nhại ở một số tác giả đương thời

như Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Huy Thiệp,… Riêng về tiểu thuyết của Thuận, thiết nghĩ nên nghiên cứu một số vấn đề như: cảm thức tha hương trong tiểu thuyết của Thuận, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Thuận, đặc điểm tiểu thuyết của Thuận,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Mỹ Anh (2012), Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Tp. HCM.

2. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí văn học, (2), tr.96-108.

3. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (2003), Văn

học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn -

Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

4. Đào Tuấn Ảnh (2003), “Mĩ học nghịch dị trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”, Tạp chí văn học, (2), tr.39-48.

5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch) (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

7. M.Bakhtin (Trần Đình Sử dịch) (1993), Những vấn đề thi pháp

Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học, (9), tr.66-73.

9. Lê Huy Bắc (2002), Phê bình - lý luận văn học Anh - Mỹ, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

10. Lê Huy Bắc (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới (tập 1), Nxb Hội nhà văn - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

11. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Nguyễn Minh Châu (2009), Di cảo, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

15. Đặng Anh Đào (2006), Việt Nam và Phương Tây – Tiếp nhận và giao

thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Đặng Anh Đào, (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Nguyễn Đăng Điệp (2005) “Thơ chống Mỹ - thành tựu và những kinh nghiệm nghệ thuật”, Báo Thơ, (23), tr.10-17.

19. Nguyễn Kim Đính (1985), “Một số vấn đề về thi pháp của nghệ thuật ngôn từ”, Tạp chí văn học, tr.102-112.

20. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. A.Robbe.Grillet (2008), Vì một tiểu thuyết mới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

22. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2002), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Trần Thị Hạnh (2012), Yếu tố trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam

đương đại, Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 120 - 135)