Kết cấu phân mảnh là một yếu tố gắn liền với văn chương hậu hiện đại. Kết cấu phân mảnh hay còn gọi là kết cấu mảnh vỡ, đó là kiểu kết cấu mà nhân vật, cốt truyện, diễn ngôn, không gian và thời gian nghệ thuật đều bị chia cắt thành mảnh vụn rời rạc, lỏng lẻo. Nhìn vào tưởng chừng như không hề có một sợi dây liên kết nào, nhưng đó chính là thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Hầu hết các sáng tác của Thuận đều được viết với kiểu kết cấu rời rạc, “giải trung tâm”: Made in Vietnam không chia chương, phân đoạn, không có dấu
chấm xuống hàng, không có dấu phẩy tách ý; Chinatown là tiểu thuyết lồng tiểu thuyết; Paris 11 tháng 8 gồm 22 chương, mỗi chương đều bắt đầu bằng một mẩu tin về trận nắng nóng 2003 tại Paris; T mất tích gồm 17 chương với những cách quãng được đánh dấu bằng số La Mã; Vân Vylại gồm 20 chương, mỗi chương là một chủ đề độc lập, trước mỗi chương thường là một trích đoạn trong tiểu thuyết Nicolas Page của Guillaume Dustan. Chúng tôi sẽ phân tích kết cấu đặc biệt một số tiểu thuyết nêu trên để làm sáng tỏ dụng ý nghệ thuật này của nhà văn.
Tiểu thuyết Chinatown
Dương Tường đã nhận xét về Chinatown như sau: “Ngổn ngang và tung toé như những mảnh của một trò chơi ghép hình, không chương hồi liền một mạch suốt hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không đứt…”. Đối chiếu với quan điểm của Thuận, chúng tôi nhận thấy kết cấu phân mảnh chính là chủ ý của nhà văn khi tổ chức tiểu thuyết này: “Tôi đã muốn
Chinatown được viết một cách trực tiếp nhất, không thông qua một người kể
chuyện nào. Nó phải là một đoạn hồi ức lộn xộn, không được tính toán, không được chuẩn bị. Nó không được phép làm duyên. Kết cấu phân mảnh được thể hiện qua cốt truyện, chuỗi hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật”.
“Hiện thực” trong Chinatown chỉ là những mảnh vỡ vụn nát, tung toé trong cuộc đời của “tôi”. Những mảnh vỡ đó bộn bề, lộn xộn, bừa bãi trên từng câu, từng chữ của tác phẩm. Với Chinatown, Thuận tổ chức tác phẩm trên cơ sở cốt truyện phân rã, cốt truyện mảnh vỡ, cốt truyện được kiến tạo dựa trên việc lắp ghép các phân mảnh của hiện thực lại với nhau. Chinatown
không phải là tiểu thuyết chương hồi nhưng lại gồm có 5 phần do có sự lồng ghép của tiểu thuyết I`m yellow – bản thảo của nhân vật chính trong
(trang 163-243): hồi ức về cuộc đời của nhân vật “tôi” trong Chinatown; phần II (trang 42-53), phần IV (trang 133-163): hồi ức về cuộc đời nhân vật “tôi” trong I`m yellow. Theo đó, lần lượt các lát cắt lộn xộn và vụn vặt trong hồi ức của cả hai nhân vật “tôi” của Chinatown và I`m yellow cho người đọc xem một màn trình diễn đầy rẫy những phân đoạn không theo một trật tự nào. Các tình tiết vì thế cũng chỉ hiện lên với tính chất giới thiệu thoáng qua vì Thuận “từ bỏ công tác đào xới chiều sâu nội tâm của nhân vật, và thay vào đó là việc mô tả tính chất cụ thể và phức tạp của những hành động và ý nghĩ thoáng qua”. Nói như Hoàng Cẩm Giang trong bài viết “Vấn đề thể loại và ranh giới
thể loại trong một số tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI”: “Thay vì miêu tả
hành động ném một hòn đá xuống mặt nước với cường độ như thế nào, ai là người ném và vì sao lại ném thì nhà văn lại đặc biệt chú ý đến những chuỗi sóng lan tỏa không dứt ngay cả khi hòn đá kia đã nằm yên dưới đáy nước tự rất lâu rồi”.
Không gian và thời gian trong tiểu thuyết cũng là một phần trong kết cấu phân mảnh. Không - thời gian có sự đan cài, lắp ghép, di chuyển, gần với kĩ thuật điện ảnh. Nội dung tiểu thuyết xoay quanh đoạn hồi ức chỉ hai giờ đồng hồ của “tôi” nhưng hàng loạt không gian di chuyển, hàng loạt thời gian của quá khứ được gợi nhớ một cách lộn xộn. Không gian di chuyển liên tục từ Paris đến Leningrad, rồi lại quay trở về với Hà Nội thời bao cấp, hình thức đó cũng được lặp lại trong I`m yellow. Thời gian vì thế cũng chuyển động không ngừng: năm mười bảy tuổi…, năm tôi hai mươi bảy tuổi…, năm tôi bai mươi bảy tuổi…, rồi lại quay trở về với lúc “tôi” còn nhỏ, rồi lại tiến đến năm nay tôi ba mươi chín tuổi… Trò chơi phân mảnh không - thời gian này buộc người đọc phải tự hệ thống lại tiến trình và diễn biến của nhân vật chứ tác giả không làm nhiệm vụ cung cấp nó như trong tiểu thuyết truyền thống.
T mất tích
rác những mảnh ghép, những chuyện về khác thông qua trí tưởng tượng và suy luận cảm tính của tôi. Đầu tiên là câu chuyện về gia đình: từ ngày mẹ của tôi mất, bố lấy vợ khác, tôi đi học đại học, trong suốt 20 năm đến lúc bố mất, tôi chỉ liên lạc duy nhất với bố của mình bằng bức thư kèm theo tấm hình khi Hanah ra đời – một mối quan hệ gia đình lỏng lẻo giống như mối quan hệ gia đình của tôi và T; tiếp theo là câu chuyện về những mối tình trong quá khứ của tôi: “Hồi là sinh viên, tôi từng cặp với một cô nàng cùng khoá cực kì khó ngủ”; tôi đã quên mất gương mặt của những người phụ nữ ấy rồi; hay câu chuyện “tình một đêm” giữa tôi với Anna – cô tình nhân trẻ của cha tôi khiến tôi“nhớ Anna quá chừng”; thậm chí là những câu chuyện của những người xung quanh tôi: chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem” của gia đình Brunel: sếp bà cặp với thằng con trai nuôi, Brunel vụng trộm với cô nhân tình trong một khách sạn Trung Hoa rẻ tiền; chuyện tình của người bố và Anna kéo dài suốt 20 năm, chuyện của bà mẹ kế đấu trí với người bố trong việc hoàn thiện nội dung tờ di chúc và sự khéo tính toán để chiếm trọn gia sản của người bố để lại. Chuyện hôm Paul đi cấp cứu vì bị suy tim giai đoạn cuối,…
Paris 11 tháng 8
Paris 11 tháng 8 là cuốn tiểu thuyết gồm 22 chương, mỗi chương đều
bắt đầu bằng thông tin hoặc trích đoạn bình luận của các tờ báo xung quanh trận nóng cao độ ngày 11 tháng 8 ở nước Pháp. Chính nhà văn cũng cho rằng:
“22 trích đoạn báo chí về trận nóng ngày 11 tháng 8 năm 2003 phải được đọc như một phần không thể thiếu của tiểu thuyết… Có thể nói, những thông tin mà chúng mang lại đã đập nhau chan chát, làm sao để người đọc bàng quan nhất cũng trở nên nghi ngờ. Đối với tôi mỗi câu hỏi mà người đọc đặt ra là một thành công của người viết. Tôi muốn đề nghị một lối đọc không thụ động”. Trong 22 chương ấy, mỗi chương chia làm 2 đoạn: đoạn một là sản phẩm có sẵn, đoạn hai là sản phẩm hư cấu. Trong cái cấu trúc đều đặn ấy, chi tiết, sự việc, nhân vật dính vào nhau bởi những trích đoạn báo chí về một sự
kiện duy nhất - trận nắng nóng 2003…
Sau mỗi trích đoạn báo chí là cuộc sống của nhân vật. Ở chương thứ nhất đang nói đến tình trạng của Liên trong trận nắng nóng thì lại xen vào đó mảnh hồi ức về cuộc sống của cô khi còn đi học ở Hà Nội, sau đó là cuộc gặp gỡ với Mai Lan và hồi ức của Mai Lan khi còn ở Hà Nội. Cứ như vậy, giữa hiện tại và quá khứ, giữa thực và ảo cứ đan xen vào nhau. Mỗi trích đoạn báo chí đưa vào đầu mỗi chương cắt đứt mạch truyện làm cho người đọc bị rối trí.
Với ý thức từ chối kiểu diễn đạt theo khung tự sự truyền thống, Thuận đã đem đến cho độc giả một cách đọc mới, đó là cách cùng tham gia vào tác phẩm, tự chủ trong việc nắm bắt tình tiết, nội dung, diễn biến các sự kiện. Bởi vì độc giả hiểu rằng đây là lối tự sự bằng chất liệu “ký ức”, với sự xáo trộn “chóng mặt” các tình tiết trong mạch truyện theo kiểu “dòng ý thức. Kiểu tự sự như vậy đã làm nhòe cả ý niệm về những cái gọi là “mở”, “thắt”, “cao trào”, “khủng hoảng”,… Chính xác hơn là những “cao trào”, “khủng hoảng” của cốt truyện đã bị nhấn chìm trong chuỗi lắp ghép miên man của tự sự. Thuận giễu kiểu đọc tiểu thuyết cũ chỉ chú trọng vào sự hấp dẫn của tình tiết, hay những cái kết đoàn viên khiến độc giả thỏa mãn.