Nhại tự truyện với tiểu thuyết Chinatown

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 53)

Theo nghĩa hẹp của Từ điển văn học (bộ mới) (1905) do Đỗ Đức Hiểu chủ biên định nghĩa, Tự truyện là: “một thể loại văn học mà trong đó tác giả kể chuyện về cuộc đời mình. Nhân vật chính của truyện, chính là tác giả”,

trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn cũng có khái niệm tương tự: “Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc loại tự sự, thường được viết bằng văn xuôi, trong đó tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [5, tr.389].

Trong mối tương quan với những thể khác, có thể khu biệt tự truyện với hồi kí như sau: hồi kí đòi hỏi tính chân thực, còn tự truyện đòi hỏi tính chân thật của bản thân cái nhìn; hồi kí hướng ngoại, dựng lại bối cảnh lịch sử, trong khi tự truyện lại hướng nội, làm sống dậy chuyện đời của cá nhân con người, đặc biệt là quá trình hình thành cái tôi; điểm nhìn của tự truyện là điểm nhìn của người kể, trong khi điểm nhìn của hồi kí là điểm nhìn khách quan của cộng đồng.

Tóm lại, có thể nói, tự truyện là một khái niệm có tính thể loại (khác với tự thuật là thao tác, là hình thức của diễn ngôn), thuộc một thể trong loại hình tự sự mà ở đó có những đặc điểm thi pháp đặc thù bao gồm cả yếu tố truyện (hình thức, một thể loại tự sự) và yếu tố tự thân (nội dung, bản thân) của người viết truyện. Cụ thể hơn, chúng tôi đưa ra một số tiêu chí nhận diện tự truyện về mặt thi pháp như sau:

Thứ nhất, tự truyện thuộc hệ thống thể loại văn xuôi tự sự, trong đó cốt

truyện là chuỗi sự kiện được sắp xếp và liên kết theo dụng ý nghệ thuật của tác giả, nhằm tái hiện lại chân dung về cuộc đời của chính tác giả đó, đồng thời, do nhu cầu tự truyện của một người xuất hiện khi người đó muốn nói ra sự thật về chính bản thân mình nên trong tác phẩm tự truyện, chủ thể tự truyện đồng nhất với chủ thể sáng tạo, chủ thể mang tiểu sử nhà văn (người kể chuyện đồng nhất với nhân vật chính xưng “tôi” kể lại câu chuyện cuộc đời mình).

Thứ hai, tuy rằng bản chất của tự truyện là thuật lại diễn biến cuộc đời

nhưng không phải là thuật lại những gì đã xảy ra trong quá khứ theo chuỗi thời gian sự kiện, cũng không phải nhấn mạnh vào việc những sự kiện đó có

thực hay không có thực, mà quan trọng là nhân vật “tôi” ấy sống lại và tái hiện lại quá khứ theo khát vọng chủ quan của chính mình ở hiện tại, qua đó bộc lộ quá trình vận động của cái tôi cá nhân; vì vậy hình thức tự truyện thường được viết khi tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường trong cuộc đời mình và nhìn lại những gì đã qua như một sự chiêm nghiệm.

Nhại tự truyện là một dạng của kĩ thuật tự truyện hóa, tức là phải tập trung vào hướng nội, tạo hình tượng cái tôi trong sự vận động với chính cuộc đời nhân vật đó, đặc biệt là tăng cường các chi tiết tiểu sử và tạo được chuỗi sự kiện mang tính tự thuật.

Bàn đến Chinatown, một trong những điều đáng chú ý để ghi nhận việc cuốn tiểu thuyết này không phải là tự truyện của Thuận chính là quan điểm thẳng thắn của nhà văn khi trả lời phóng viên Nguyễn Chí Hoan về mối quan hệ giữa đời tư tác giả và tác phẩm: “Để hiểu một tác phẩm, cách duy nhất là đọc nó. Đời tư của tác giả có thể bổ ích nhưng không bao giờ thay thế được tác phẩm. Mối quan hệ hiện thực/văn học ít khi có chung một logic với các mối quan hệ mà người ta vẫn gặp trong đời sống. Một nhà văn xuất thân là bác sĩ không nhất thiết phải có giọng văn sặc mùi thuốc khử trùng, cũng như trong số các cây bút hay rao giảng đạo đức chỉ vài phần trăm đã tốt nghiệp sư phạm. Một nhà văn chưa từng đạp xe khỏi năm cửa ô Hà Nội hoàn toàn có thể vừa huýt sáo vừa viết thiên chuyện tình éo le dưới chân tháp Ép Phen. Mỗi nhà văn có những cách riêng để đưa hiện thực vào văn học. Tôi tôn trọng hiện thực cùng sự thật. Nhưng dứt khoát người làm nghệ thuật không thể là nô lệ của hiện thực. Tôi muốn văn học là cái không thực nhưng lại thật hơn cả sự thực”. Nếu chỉ đọc Chinatown, chúng ta dễ dàng có chung cảm nhận đây chính là tiểu thuyết tự thuật của Thuận, bởi lẽ tiểu sử của nhà văn đã được thông tin ở những dòng giới thiệu ở bìa sách: “Thuận. Sinh năm 1967. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ Pyatigorsk (cộng hòa Nga), cao học Đại

học Paris 7 và đại học Sorbonne. Tác giả của Made in Vietnam và một số truyện ngắn, tiểu luận. Hiện sống tại Pháp” có quá nhiều sự trùng khít với tiểu sử nhân vật tôi trong Chinatown: 16 tuổi tôi vào học tiếng Nga ở đại học Thanh Xuân. 17 tuổi tôi lên đường sang Leningrad…, Hắn bảo có viết thì đừng kể chuyện người quen. Bạn bè mày ở trong nước đọc Made in Vietnam

đều không hài lòng...” Nhưng nếu chúng ta đọc tiếp Người tình sẽ cảm thấy hết sức bất ngờ và thú vị như có một sự liên thông giữa hai văn bản mà Người tình là xuất phát điểm, còn Chinatown là điểm đến. Đây là một cách vừa học tập vừa nhại lại chính cái mình đã học. Lấy cảm hứng từ câu chuyện tình có thật của Duras, Thuận đã sử dụng cách riêng của mình để đưa hiện thực vào văn học. Thuận thực hiện công việc này một cách hoàn hảo trên mọi cấp độ: câu, môtip nhân vật, sự kiện, chi tiết, không gian, thời gian, giọng điệu... Không những thế, Thuận đã đem bóng dáng cuộc đời mình kết hợp với Người

tình của Duras để tạo ra một bản sao tổng hợp. Trước hết, Thuận để cho nhân

vật lặp lại đúng chặng đường của mình (Hà Nội - Moskva - Paris) và chuyện đời của Duras như bà kể trong Người tình. Tiếp đến, Thuận để cho mối tình của tôi và Thụy trong Chinatown nhại lại mối tình giữa tôi và người đàn ông Hoa kiều trong Người tình. Bằng cách này, Thuận đã xây dựng một nhân vật tôi vừa là tôi - tác giả, vừa không phải là tôi - nhại lại Duras.

Với cách này, Thuận đã đem đến cho bạn đọc cảm nhận mới mẻ về một tiểu thuyết giả tự truyện vừa hóm hỉnh vừa xót xa, thấm thía. Có thể xác định việc Thuận nhại tự truyện Người tình trong Chinatown dựa trên những phát hiện sau:

Nhại cốt truyện Người tình

Cả hai tác phẩm đều là mảnh hồi ức về tình yêu. Đó là mối tình của một cô gái trên đất Việt với một chàng trai gốc Hoa. Tình yêu của họ gặp phải sự cấm cản của gia đình.

chàng trai gốc Hoa giàu có. Lúc đầu, cô cứ nghĩ, cô đến với chàng chỉ vì tiền nhưng khi lên tàu trở về Pháp, cô mới nhận ra tình yêu sâu sắc dành cho chàng. Chàng trai gốc Hoa bị cả gia đình cô gái coi thường. Mặc dù, gia đình đang rơi vào cảnh nghèo đói, túng quẫn nhưng họ vẫn giữ thái độ coi thường đối với người da màu, người dân xứ bản địa. Những cô bạn học chung trường với cô gái cũng tỏ ra xa lánh cô khi cô đi lại với người đàn ông gốc Hoa. Sau đó cô gái về Pháp, chàng trai lấy vợ nhưng trong sâu thẳm trái tim họ vẫn luôn hướng về nhau.

Nhại mô típ nhân vật Người tình

Các nhân vật chính và cốt truyện trong Người tình cũng được Thuận nhại lại trong Chinatown. Truyện kể về mối tình giữa cô gái người Việt tên Phượng và chàng trai gốc Hoa tên Thụy. Phượng là một cô gái ngoan ngoãn, học giỏi, là hi vọng, là niềm tự hào của bố mẹ. Thụy là chàng trai gốc Hoa có vấn đề. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang có chính sách bài trừ người Hoa. Gia đình Thụy bị cảnh sát theo dõi. Trong trường bạn bè xa lánh, các thầy cô ái ngại Thụy. Phượng và Thụy yêu nhau nhưng bị gia đình Phượng cấm cản. Bố mẹ bắt Phượng đi học để quên Thụy. Sau khi trở về từ Liên Xô, Thụy và Phượng cưới nhau và sinh ra bé Vĩnh. Khi Vĩnh được một tháng thì Thụy bỏ đi. Trong khoảng thời gian đó, Phượng vẫn chờ đợi và mong tin tức của Thụy.

Trong cả hai tác phẩm, nhân vật nam chính đều là chàng trai người Hoa, nhân vật nữ chính tuy khác nhau về quốc tịch nhưng đều sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Gia đình và những người cùng quốc tịch với cô gái đều có thái độ khinh bỉ đối với chàng trai gốc Hoa. Đối với họ, chàng trai gốc Hoa không xứng đáng với cô gái.

Nhại chi tiết Người tình

Không chỉ có sự nhại lại cốt truyện và môtip nhân vật mà Thuận còn nhại lại một số tình tiết trong Người tình. Trong Người tình, cô gái gặp chàng trai gốc Hoa trên một chuyến phà từ Sa Đéc về Sài Gòn. Còn Phượng

cũng yêu Thụy trên một chuyến xe ô tô chở học sinh đi cắm trại, hơn mười năm sau cô gặp hắn trên một chuyến máy bay từ Hà Nội sang Paris. Trong khi đó, nhân vật chính của I’m yellow gặp Loan trên một chuyến tàu hoả. Ngoài ra còn có một số chi tiết khi nói về Chợ Lớn, hay như thái độ của gia đình đối với chàng trai gốc Hoa. Hoặc chi tiết cô gái và chàng trai nằm bên nhau không nói câu gì trong Người tìnhđược Thuận nhại lại trong I’m Yellow (tiểu thuyết mà nhân vật Phượng đang viết), tôi và người phụ nữ đi bên cạnh nhau mà “ngần ấy ngày qua không mở miệng nói câu nào”.

Qua việc đưa ra những nhận xét về thể loại tự truyện, chúng tôi khẳng định tiểu thuyết Chinatownđược viết với hình thức nhại tự truyện, và nhại lại tiểu thuyết tự truyện Người tình (L'Amant) của M. Duras. Đúng như cô nói: “Một nhà văn chưa từng đạp xe khỏi năm cửa ô Hà Nội hoàn toàn có thể vừa huýt sáo vừa viết thiên chuyện tình éo le dưới chân tháp Ép Phen”. Vậy nên, không nhất thiết tự truyện phải thật chính xác với cuộc đời thật của chính người viết. Điều quan trọng là độc giả thấy được gì từ cái nhìn đầy chủ quan của nhân vật tôi trong tiểu thuyết để trở thành cách hiểu cho cái tôi của riêng mình.

2.1.3. Nhại tiểu thuyết trinh thám với T mất tích

Với T mất tích, Thuận tìm đế một thể nghiệm mới. Đọc T mất tích,

người đọc dễ bị đánh lừa rằng đây là thể loại tiểu thuyết trinh thám, Thuận “phù phép” người đọc bằng các yếu tố của một tiểu thuyết trinh thám, nhưng

T mất tích không phải là tiểu thuyết trinh thám vì có những chỗ Thuận phá vỡ

nguyên tắc của tiểu thuyết trinh thám. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuận chủ ý xây dựng T mất tích mang màu sắc tiểu thuyết trinh thám là điều không khó để nhận ra. T mất tích cũng đáp ứng được những yếu tố của một tiểu thuyết trinh thám. Mở đầu tác phẩm là một vụ án: “T mất tích. Cảnh sát, sau bốn mươi tám tiếng đúng qui định hình sự, đã khẳng định như vậy và tung kế hoạch truy tìm trên phạm vi toàn quốc”. Suốt câu chuyện độc giả có

thể thấy được những động thái điều tra của thám tử nhằm tìm ra tung tích T, kể cả việc tra hỏi anh chồng người Pháp và những mối quan hệ xung quanh anh ta. Và rồi cuối cùng anh chồng cũng bắt tay vào việc theo dõi sếp của mình (nghi ngờ ông ta có mối liên hệ nào đó với T). Độc giả chú ý đến những suy luận có vẻ logic của người chồng về từng vấn đề xung quanh, từ sự mất tích của T cho đến việc đại úy Delon tìm cách do thám mình như thế nào. Đầu tiên là những thông tin nền: “T ra khỏi cơ quan lúc 5h10 chiều hôm trước”; “Người duy nhất mà T đôi khi gặp gỡ là chị Xuân”, “rất ít khả năng là T về Sài Gòn”, “tôi cũng trao đổi với ngân hàng và được biết từ đợt trả tiền nhà lần cuối, tài khoản của chúng tôi không có thất thoát quan trọng”; đến những suy luận về việc tranh tra Delon đang theo dõi anh ta: “rất có thể hắn đã tự giới thiệu là người của sở Nội Vụ thành phố và lấy tư cách cảnh sát đặc vụ để trò chuyện khá lâu với cô trực tổng đài, sau đó thuyết phục được cô ta chuyển thẳng điện thoại cho tôi”, “Delon biết điều đó nên cố tình gọi điện cho tôi trước 9h15, thừa lúc tôi vắng mặt đã bắt chuyện với Paul”, “tôi đã kiểm tra kĩ các kí hiệu hắn ghi trên tập giấy nháp (thường xuyên được quay cận cảnh trong phim) nhưng không tìm thấy hình lò so”, “tôi cố đoán tâm trạng của Paul khi tiếp chuyện Delon. Chúng chồng chéo vào nhau, không theo một logic nào cả và tôi đành bó tay, nhưng nhằng nhịt thế kia có nghĩa là cú điện thoại khá dài”,…; hai lần Delon gọi điện đến cơ quan dò hỏi Paul và khi Delon nói chuyện với vợ chồng ông gác cổng nơi tôi ở, tôi đều có những suy luận có khả năng thuyết phục người đọc. Trong T mất tích, Delon là đóng vai trò là thám tử với chức vụ thanh tra cảnh sát phụ trách điều tra vụ án. Khi T mất tích, chồng của T nhanh chóng trở thành nghi can số một. Thế nên, “tôi” quyết định tự mình đi tìm vợ, thay vì trông chờ vào những nỗ lực không mấy khả quan của cảnh sát Pháp. “Tôi” cũng trở thành một thám tử bất đắc dĩ. “Tôi” theo dõi Brunel, Delon đứng phía sau theo dõi “tôi”. Dĩ nhiên điều đó thật sự lôi cuốn người đọc. Và người đọc dù muốn hay không vẫn nôn nóng,

hồi hộp để biết được kết quả điều tra về vụ mất tích của T và tìm ra thủ phạm. Đó là cái nhìn cảm tính khi độc giả bị cuốn theo sự hấp dẫn của câu chuyện nhuốm màu trinh thám. Nhưng khi đối chiếu 8 nguyên tắc về loại hình tiểu thuyết trinh thám do Todorov đưa ra trong Thi pháp văn xuôi, T mất tích đã vi phạm hầu như gần hết các nguyên tắc của một tiểu thuyết trinh thám. Thuận đã nhại thể loại trinh thám tạo nên một tác phẩm có đặc điểm của tiểu thuyết trinh thám. Với hình thức thể loại này, Thuận thành công trong việc cuốn hút độc giả đi theo từng bước chân của nhân vật trong quá trình tìm kiếm. Tìm kiếm điều gì? Ban đầu độc giả cứ cho rằng tôi tìm kiếm T, nhưng đến cuối tác phẩm mới nhận ra một điều hoàn toàn bất ngờ. “Tôi” không tìm T mà “tôi” tìm kiếm cái bản ngã của chính mình.

Trong tiểu thuyết trinh thám, nhân vật thám tử là trung tâm của tác phẩm nhưng ở đây thanh tra cảnh sát Delon - lại xuất hiện rất mờ nhạt. Các thành tố cấu thành một tiểu thuyết trinh thám có đủ nhưng nghịch lí là ở chỗ cuộc điều tra qui mô và nghiêm trọng lại vô kết quả, không đáp ứng được mong đợi của bạn đọc như ở kiểu mẫu thể loại. Một công dân bình thường bị mất tích, Sở Nội Vụ đã đưa thông báo truy tìm trên khắp lãnh thổ của nước Pháp. Càng vô lí hơn khi thông báo truy tìm tông tích của T đã đưa ra được hai ngày mà bên cảnh sát chẳng có một tấm ảnh nào của T.

Không chỉ môtip điều tra mà cả môtip suy luận - cái làm nên sức hấp dẫn của một cốt truyện trinh thám đích thực, cũng bị nhại lại thảm hại. Nguyên tắc thứ 5 của Todorov đưa ra về loại hình tiểu thuyết trinh thám trong Thi pháp văn xuôi là: mọi sự đều phải được giải thích một cách duy lí, không có cái kì ảo. Nhưng có thể thấy, suy luận của trong tác phẩm chủ yếu là suy luận của nhân vật tôi. Những suy luận của nhân vật tôi không mang tính kì ảo và ban đầu nhìn vào có vẻ rất logic nhưng khi xem xét kĩ, nhiều suy luận hoàn toàn không có tính chất duy lí bởi tôi dùng trí tưởng tượng cảm tính của mình

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 53)