Xã hội Việt Nam với những “tồn đọng” trong quá khứ và hiện

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 115 - 120)

tại

1/. Xã hội bài Hoa cực đoan

Khi thể hiện cách nhìn của bản thân về quá khứ, Thuận không mong muốn để mọi người cùng phán xét nó, chúng ta không có quyền phán xét lịch sử, nhưng chúng ta nên biết về lịch sử để nhận thức đúng hơn về thực tại.

Những căng thẳng và xung đột chính trị cũng như quân sự của Việt Nam và Trung Quốc những năm tám mươi đã nhanh chóng tạo thành làn sóng bài Hoa trong xã hội Việt Nam. Sự kiện này chẳng những làm tổn thương lòng tự

tôn dân tộc của những người Việt Nam yêu nước, mà còn khiến những người Việt gốc Hoa lâm vào tình cảnh bị cô lập, khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn và bế tắc. Bằng giọng điệu giễu nhại, Thuận mong muốn tái hiện lại xã hội thời điểm đó một cách hài hước nhưng chân thực, không nặng nề chính trị thông qua cuộc đời nhiều sóng gió của Thụy trong Chinatown. Thụy bị theo dõi, cả những người có liên quan đến Thụy cũng bị cô lập, hôn nhân với Phượng bị gia đình và thầy cô Phượng phản đối kịch liệt. Không khí ngột ngạt khiến Thụy không thể tiếp tục cuộc sống một cách bình thường. Thụy chán nản đến mức ra đi không một lời từ biệt với người vợ từng đấu tranh rất nhiều với gia đình và dư luận để cả hai có thể cưới được nhau, sẵn sàng để lại thằng Vĩnh mới được một tháng để tìm về với cộng đồng của mình − Chợ Lớn: “thằng Vĩnh được đúng một tháng thì Thụy bảo Thụy chán Hà Nội lắm rồi. Hà Nội chỉ còn mười gia đình gốc Hoa. Mười gia đình gốc Hoa tập trung ở phố Lương Ngọc Quyến. Mười gia đình gốc Hoa tin đảng. Mười gia đình gốc Hoa có con em không bao giờ được thành kĩ sư, bác sĩ. Đảng chỉ cần kĩ sư, bác sĩ họ Nguyễn họ Trần họ Lê. Thụy họ Âu chỉ còn cách vào Chợ Lớn. Chợ Lớn còn mười nghìn hộ gốc Hoa. Chợ Lớn nhập vào tách ra mấy lần vẫn thuộc Sài Gòn. Đảng với Sài Gòn cũng linh động hơn. Kĩ sư, bác sĩ họ Nguyễn họ Lê họ Trần Hà Nội đảng gửi vào Sài Gòn phục vụ mãi không xuể. Kĩ sư bác sĩ họ Nguyễn họ Lê họ Trần Sài Gòn mười năm sau khi nam bắc một nhà chín mươi phần trăm đã tự xuất khấu sang Mỹ sang Pháp sang úc sang Canada”.

Sự bài xích cực đoan của xã hội đã vô tình làm tan vỡ truyền thống nhân đạo, đoàn kết lẫn nhau của dân tộc; đã vô tình hằn thêm khoảng cách giữa cộng đồng Hoa kiều và người Việt.

2/. Xã hội với những chuẩn mực đang dần mất đi giá trị tốt đẹp, phản ánh trên hai phương diện:

Xã hội Việt Nam rất coi trọng đạo đức, chuẩn mực truyền thống để đánh giá một con người trước tiên cũng là đạo đức. Chúng ta sống với “nhân”, “lễ”, “nghĩa”, “trí”, “tín” và những đạo lí tốt đẹp khác được xem là thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Mô tả một cách hài hước một lễ tang, Thuận họa lại cho chúng ta một “tang gia hạnh phúc” thời hiện đại như để gióng hồi chuông cảnh tỉnh trước nguy cơ mất đi những giá trị đạo đức nền tảng của xã hội: chữ hiếu. Đám tang của người mẹ trong Thang máy Sài Gòn trở thành một sân khấu vô cảm mà diễn viên đã được phân và nhập vai một cách thành thục:

“Anh Mai – trong vai con trai trưởng, Em – trong vai con gái thứ,

Cái Ngọc và thằng Mike – trong vai cháu nội và cháu ngoại, Khách tới dự – trong vai khách tới dự,

Chục thanh niên cầm máy ảnh – trong vai thợ chụp ảnh kiêm nhà báo, Mấy chục thanh niên cầm điện đài di động – trong vai bảo vệ phường kiêm nhân viên của anh Mai,

và đương nhiên,

Mẹ – vai người quá cố”.

Đám tang ấy còn “được trở thành tác phẩm điện ảnh (về sau không ít người so sánh với Hollywood), công lao đầu tiên phải kể tới là anh Mai, nhà sản xuất kiêm đạo diễn” [56, tr.16-17]. Giễu cợt đến tận cùng để bật thành tiếng cười chua chát, đám tang tiễn đưa người mẹ nhưng cũng là để đưa tang hiếu đạo và những chuẩn mực giá trị đạo đức về với sự băng hoại.

Bi kịch ấy là kết quả của cuộc sống gia đình mà các mối quan hệ là bố mẹ, mẹ con, anh em, vợ chồng đều lỏng lẻo. Lỏng lẻo đến mức khi người này biến mất, người kia chẳng có chút khái niệm đầy đủ nào về họ, ngoài những dấu vết hết sức mỏng manh. “Những người ở cạnh mình là những người mình ít quan tâm nhất. Anh có cảm giác anh cũng không biết gì mấy về cả bố lẫn

mẹ”. Điều này được thể hiện sâu sắc nhất trong T mất tích. Việc một con người mất tích đã có thể là đại sự của cả cộng đồng, vậy mà người vợ mất tích một cách bí ẩn đối với người chồng chẳng có gì đặc biệt, thậm chí người chồng ấy còn có: “cảm giác cuộc đời bỗng dưng bị xáo trộn vì sự ra đi của T thì ít mà vì viên đại úy Delon thì nhiều”. Sự vô tâm, vô tình đến lạnh lùng của người chồng khiến người đọc không khỏi cảm thấy khó hiểu và khó chấp nhận. Với người chồng, việc T mất tích khiến anh ta cảm thấy phiền toái nhiều vì những cuộc điều tra của cảnh sát: “Thật là bất công. Tại sao người ta lại bất công với tôi như vậy? T mất tích. Cô ấy có quyền bỏ đi mà không cần xin phép ai. Nhưng tôi thì ở lại. Và đó đâu phải là lỗi của tôi”. Đến cuối cùng thì ngoài việc trách móc, người chồng ấy cũng chẳng thể hiện được cảm xúc nào khác với T kể cả sự ngạc nhiên lí ra phải có: “Tôi tự nhủ dù sao cũng phải nghĩ đến bản thân. Tôi chẳng làm gì nên tội. T mất tích thì cảnh sát cứ việc đi tìm. Tựu chung thì bỏ nhà ra đi không phải là một tội ác”.

Thứ hai, Những nghề nghiệp cao quý biến dạng về bản chất

Mặt trái của xã hội đang ngày càng được phơi bày ở mọi tầng lớp, mọi kiểu người, mọi vùng miền,… Việc vi phạm và phá vỡ bản chất tốt đẹp của những nghề nghiệp cao quý trong xã hội hiện nay cũng là một hiện tượng đáng chú ý. Thuận không ngần ngại khi dám nói thẳng nói thật những thực trạng đáng bị phê phán đó bằng chất giọng hài hước, bỡn cợt mà sâu cay.

Đó là những người mặc quân phục, đứng trong hàng ngũ cao quý của lực lượng an ninh, cảnh sát với nhiệm vụ giữ gìn trật tự xã hội mà lại nhận hối lộ một cách công khai. Đáng lên án nhất là đối tượng những người cảnh sát giao thông: “Về Hà Nội, nếu bỗng dưng có chặn xe lại giữa đường vì tội vượt đèn đỏ thì cũng đừng vội mở miệng cãi, đưa tiền ra mà có nghe rõ ràng từng chữ như mắng vào mặt “không được hối lộ người đại diện pháp luật” thì vẫn cứ để tiền lại, cất tiền vào túi thì thế nào cũng bị giữ thêm bảy ngày trong đồn” [56, tr.23]. Việc đưa nhận hối lộ trong ngành Cảnh sát giao thông từ lâu đã trở

thành thông lệ ở nước ta, báo chí phê phán, người dân lên án, nhưng những người mặc sắc phục vẫn ngang nhiên cho phép bản thân thực thi pháp luật nhà nước theo luật riêngcủa mình như vậy.

Không nói đến sự chế tài của pháp luật, những nghề nghiệp đặt chữ “tâm” là tôn chỉ hàng đầu như y - bác sĩ cũng đang bộc lộ và phơi bày những mặt trái đau lòng. Y đức trong mắt người dân đã nhem nhuốc trước những thái độ của những người y tá kiểu như: “Cô y tá mặt như tảng băng bào tròn

hất hàmra ý Phượng ngồi chờ rồi rẽ thẳng lối sau biến đâu không rõ…”,đến những người thầy thuốc tự cho mình cái quyền điều khiển và áp đặt người bệnh: “Cái mặt bàn bằng sắt rỗ chằng rỗ chịt từ bốn chân cao lênh khênh cau có nhìn Phượng còn cái ống nghe treo ngay bênh cạnh đó lạnh lùng đe dọa

chút nữa chỉ cần nhếch mép, bác sĩ sẽ gửi cô sang ngay khoa tim mạch hay thần kinh”. Thực trạng vô tâm, thờ ơ và vô trách nhiệm của các y, bác sĩ với bệnh nhân không phải là chuyện bây giờ mới nói, nhưng nói như thế nào để họ biết nhìn lại mình, và để có thể cải tạo được thực tế đáng buồn đó mới là vấn đề. Chúng ta buộc phải chấp nhận vì không ai có thể đưa ý nghĩa thực sự của câu nói “Lương y như từ mẫu” về lại được đúng chỗ của nó: “Trên tường khẩu hiệu Lương Y Như Từ Mẫu viết bằng sơn đỏ nhắc cô rằng cô đang được hưởng một ân huệ và không nên phàn nàn, rằng nếu mỗi bác sĩ là một mẹ hiền thì những người bệnh như cô phải có trách nhiệm là một con ngoan” [52, tr.79].

Bàn đến nghề nghiệp của chính mình, Thuận càng đả kích mạnh mẽ và phơi lật toàn bộ những mặt trái của giới văn nghệ hiện nay. Nhà văn phải lên tiếng thừa nhận một thực tế là: “Ngày nay hầu như chẳng có nghề nào danh giá mà đơn giản như nghề nhà văn, nhà thơ, chỉ hai bài thơ là thành nhà thơ, một truyện ngắn là thành nhà văn, vài năm đầu là cây bút trẻ, ngoảnh đi ngoảnh lại đã là cổ thụ trong làng” [52, tr.84]. Người viết văn, làm thơ chỉ được công nhận là nhà văn, nhà thơ qua một quá trình sáng tác,

lao động nghệ thuật say mê, sáng tạo và có nhiều cống hiến. Tất nhiên không hề có một hạn mức nào để đánh giá khi nào họ thực sự trở thành nhà văn hay nhà thơ, nhưng có thể dựa vào giá trị của các sáng tác mà đánh giá được tài năng của họ. Điều này không bao giờ và không thể nào là “đơn giản” được. Thuận công kích trực diện vào những đối tượng không nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật, rập khuôn, để cho ra đời những sản phẩm phi cá tính kiểu như: “Thể loại hồi kí đang được nhiều nhà văn lớn tuổi khai thác… Hồi kí nhà văn bao giờ cũng được viết một cách vô cùng dễ hiểu, bao giờ cũng chen những chi tiết về thói hư tật xấu và những lỗi lầm của tác giả. Nhưng nhà văn là những người có khả năng kì lạ, họ biết viết thế nào để cuối cùng người đọc lại thấy những thói hư tật xấu lỗi lầm của họ thường đáng yêu và đáng được tha thứ” [52, tr.84].

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)