Giọng điệu giễu nhại và những tiền đề làm nên giọng điệu giễu

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 38 - 51)

nhại trong tiểu thuyết của Thuận

Giọng điệu giễu nhại là phần nội dung tư tưởng thể hiện thái độ phê phán của nhà văn qua hình thức biểu đạt của tác phẩm, có thể bằng phương thức

nhại những đối tượng khác ngoài chủ thể hoặc chủ thể tự nhại, nhằm bật lên tiếng cười có thể với ý nghĩa tấn công để hạ bệ những mặt trái của con người và xã hội, hoặc chỉ với ý nghĩa giải trí. Trong tiểu thuyết, giọng điệu giễu nhại được nhận biết thông qua tiếng cười được tạo nên từ cách tổ chức đối thoại giữa nhà văn và các nhân vật hoặc đối tượng trong tác phẩm, giữa nhà văn với độc giả. Với giọng điệu giễu nhại, chúng ta nhận diện rõ cảm hứng sáng tác cũng như thái độ của nhà văn đối với hiện thực cuộc sống đa chiều, và khẳng định được phong cách cũng như cá tính nhà văn đó qua nghệ thuật trần thuật bằng lời văn hóm hỉnh hài hước, hình tượng và thể loại được nhại lại, ngôn ngữ đời thường khẳng định được giá trị trong đời sống văn học,...

Sự phát triển mạnh mẽ của giọng điệu giễu nhại trong văn học Việt Nam sau 1975

Tinh thần sử thi vốn chi phối văn học trong giai đoạn chiến tranh giờ chuyển mạnh sang nhãn quan thế sự - đời tư - phong hóa. Hệ thống tiêu chí thẩm mỹ bị thay đổi, nhiều giá trị cũ đến thời kì già nua và lỗi thời, không còn phù hợp với xu thế mới. Trong bối cảnh giao thời đó, các giá trị mới hình thành và nhanh chóng xác lập vị thế của mình. Báo cáo của Ban chấp hành Hội nhà văn tại Đại hội lần thứ VI của Hội khẳng định: “Đời sống văn học đang có những chuyển biến mới mang nhiều hứa hẹn và đồng thời cũng đang nảy lên những vấn đề mới”, “nhìn tổng quát đã có những bước phát triển đáng mừng”. Sự phát triển này bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức về hiện thực và về con người trong bối cảnh mới.

Tiếng vỗ tay hoan hô những chiến công lừng lẫy của một thời kì hào hùng rồi cũng thưa dần rồi ngưng hẳn. Con người nhìn lại lịch sử không còn chỉ để tự hào, tự động viên nhau và động viên chính mình nữa; lịch sử lúc bấy giờ làm nhiệm vụ chỉ rõ cho họ thấy rằng tất cả đã lùi xa: chiến tranh, bom đạn, chết chóc và cả những chiến thắng. Việc đối diện với sự đổ nát của một đất nước sau chiến tranh, sự nghèo đói của hầu hết người dân, cơ chế kinh tế

bao cấp trì trệ,... dẫn đến việc phải chấp nhận một thực tế: không thể cứ nhìn về hào quang chói lọi của quá khứ mà nghĩ rằng cuộc sống hiện tại vì thế cũng đang thắm hồng. Con người trở về với cuộc sống thường ngày với cơm, áo, gạo, tiền, với những mối quan hệ thời hậu chiến và với cả chính mình. Các nhà văn hướng sự chú ý đến giá trị cá nhân, vai trò gia đình và nền tảng đạo đức xã hội, nhu cầu nhận thức lại một số chuẩn mực đạo đức đang và đã trở nên lỗi thời... cho thấy ý thức đổi mới của các nhà văn chủ yếu nhằm vào hướng tiếp cận hiện thực và thái độ mạnh dạn khẳng định tư cách công dân trước những bất cập, bất ổn của cơ chế. Văn xuôi sau 1975 đặc biệt có sự mở rộng đáng kể các phạm trù thẩm mĩ: bên cạnh cái cao cảcái đời thường;

cái thực hiện diện đan xen “cái ảo, cái hư; cái nghiêm túc không choáng chỗ

cái buồn cười; cái nên thơ, cái nghịch dị, khủng khiếp”, cái hàicái bi đều góp phần làm tăng tính chân thật của cuộc sống trong nghệ thuật. Đồng thời, đường lối mở cửa trong thời kì hội nhập đã tạo điều kiện cho sự giao lưu văn học trong nước với thế giới, và kết quả là đã để lại những dấu ấn trong nền văn học hiện đại Việt Nam như: chủ nghĩa hiện sinh qua những tác phẩm của Kafka, và đặc biệt là sự trở lại của tiếng cười trong văn học đầy tính Uy-mua “đen” của Charler Dicken, Victor Hugo, Balzac, Ernest Hemingway, Eugene Ionesco… Bên cạnh đó, trước đòi hỏi của một nền văn học mới, lớp độc giả mới cũng khước từ lối tiếp nhận văn chương một chiều mang tính độc thoại, ban phát chân lí của tác giả. Thị hiếu mới của độc giả và quan điểm sáng tác mới của các nhà văn đã tạo nên tính chất đối thoại, trò chơi cho văn học. Giọng điệu sử thi ngợi ca mang sắc thái hào hùng của thời kì văn học trước đã chuyển thành giọng đa thanh, phức điệu đánh dấu sự trở lại của tiếng cười với nhiều cung bậc: hài hước, trào lộng, giễu nhại…

Vì vậy, giọng điệu văn xuôi cũng trở nên đa dạng. Nhu cầu khẳng định cá tính, nhận thức và khám phá tận cùng các đối tượng nghệ thuật đã làm nảy sinh các giọng điệu: hoài nghi, chất vấn, chiêm nghiệm, triết lí,… đặc biệt là

giọng giễu nhại. Chính chất liệu ngôn ngữ đời thường thô nhám, giàu màu sắc khẩu ngữ ùa vào trang văn làm nên sự đa dạng giọng điệu này. Nếu so với giai đoạn 1945 - 1975, thì giai đoạn sau 1975 nổi bật lên giọng điệu giễu nhại – “chất giọng diễn đạt tinh thần của con người hiện đại: chống lại các quy phạm trói buộc và thường xuyên tự vấn” (Nguyễn Văn Long (chủ biên), Giáo

trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập II (Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945),

Nxb Đại học Sư phạm, tr.252).

Giọng điệu giễu nhại quay trở lại với văn đàn Việt Nam vào thời điểm nhạy cảm khi đất nước còn đang say sưa với chiến thắng và hăm hở tiến vào thực hiện cơ chế bao cấp. Đó là chất giọng tự nhiên nhưng đầy bi hài trong những câu chuyện nông thôn sau chiến tranh mà bây giờ đã trở thành thời xa vắng. Những tình huống xảy ra trong làng, sự xuất hiện và xử lí của những ông cán bộ chỉ thể hiện sự ấu trĩ của những người nắm quyền lực, nắm sinh mạng kẻ khác đã giết chết con người cá nhân, những mơ ước khát vọng và tài năng của không ít người trong đó có Giang Minh Sài. Tiếng cười xen lẫn dư vị chua cay mà tác phẩm tạo ra được khai thác ở những “chuyện thật như đùa” ngay trong hiện thực đời sống đất nước sau chiến tranh, vốn trước nay “vẫn bị dồn nén, che giấu cẩn thận”. Những ngôi làng kiểu như làng Hạ Vị xuất hiện khá nhiều trong những tiểu thuyết thời kì này, Mảnh đất lắm người

nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường là một ví dụ tương tự. Hay hình ảnh

“người lãnh đạo huyện” chỉ chăm chăm “cách cái mạng” của người dân quê muôn đời nghèo khổ trong Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu). Vậy mà lão Khúng không hiểu cứ thận trọng lảng ra, rồi “nín lặng nghe một cách cung kính” ông chủ tịch giảng giải về “hai con đường” mà chỉ chực thốt lên: “tôi

gần mười đứa con, vào hợp tác xã để mà chết đói à?”. Ông chủ tịch là nhà

cách mạng luôn thường trực bầu máu nóng “lúc nào cũng như cái chảo nước đang sôi, hễ thích làm gì là làm, bất chấp tất cả” nhưng với lão Khúng thì:

mình, Nguyễn Minh Châu đã giễu nhại những căn bệnh trầm kha của xã hội mà biểu hiện rõ nhất là sự phi lý núp bóng chủ trương, đường lối cứ ngang nhiên tồn tại trong cuộc sống. “Chính không khí dân chủ, cởi mở trong đời sống xã hội cùng tinh thần khuyến khích tự do sáng tạc qua các nghị quyết của Đảng về văn nghệ đã cho người nghệ sĩ những điểm tựa tinh thần vững chắc để tự khẳng định mình”. Giọng điệu giễu nhại lúc này chính là thái độ chống tiêu cực − một nguồn cảm hứng tấn công trực diện mạnh mẽ, ồn ào, thu hút đông đảo người viết và có sức hấp dẫn rất lớn. Vì thế các nhà văn hăm hở khai phá vùng đất mới bằng cách phanh phui ra, phơi bày ra tất cả những mặt trái, mặt bất cập, bất công do sự lỗi thời của cơ chế cũ, do những định kiến lạnh lùng hoặc lối nghĩ giáo điều, cửa quyền tạo nên. Một loạt những tác phẩm như Thời xa vắng (Lê Lựu); Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam

(Nguyễn Minh Châu), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo)… đã thể hiện bức tranh hiện thực đời sống với nhiều mảng tối trước đây bị khuất lấp.

Tiểu thuyết về chiến tranh và người lính đã thôi không còn được nhắc đến với giọng điệu ngợi ca khi mà đề tài ấy được khai thác từ phía những trăn trở, những ám ảnh của người lính sống sót trở về sau cuộc chiến. Có thể kể đến trước hết là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Nguyễn Minh Châu từng nêu lên một chân lí tưởng chừng nghịch lí: “Việc chuẩn bị tâm thế bước ra khỏi cuộc chiến cũng khắc nghiệt như việc chuẩn bị tâm thế để bước vào cuộc chiến”, điều mà chỉ những người lính như người lính trong Nỗi buồn

chiến tranh mới có thể biết được cú sốc tâm lí ấy. Với giọng điệu dửng dưng,

lạnh lùng, nhà văn giễu nhại tất cả những gì vốn được xem là ánh hào quang xoay quanh hình ảnh một người lính sau chiến thắng trở về: đó không phải là sự tự hào với những huy chương treo đầy trên ngực áo mà là sự mệt mỏi với những chấn thương tâm lí trở thành cơn ác mộng và nỗi sợ hãi trong tiềm thức; đó cũng không phải là hồi ức về những chiến thắng vẻ vang giữa phe ta

- phe địch mà là những ám ảnh khôn nguôi về những gì quá khắc nghiệt mà con người đã phải trải qua trong chiến tranh, để rồi không còn gì khủng khiếp hơn việc ngày qua ngày phải gậm nhấm lại chính những điều hãi hùng đó; càng không phải là sự tô vẽ một tình yêu chung thủy mà cô gái hậu phương đang từng ngày mong mỏi chàng trai nơi tiền tuyến mà là việc phải chấp nhận sự thật rằng chiến tranh sẽ hủy diệt hết tất cả, không ngoại trừ cả sự chờ đợi. Giọng điệu giễu nhại lúc này của nhà văn không nhằm tỏ thái độ giễu cợt hay nhạo báng những giá trị thiêng liêng của lịch sử hay ngờ vực tinh thần anh hùng mà những con người của một thời đại thần thánh ấy đã làm; ý nghĩa của giọng điệu ấy lúc này nhằm hướng chúng ta đến một cái nhìn toàn diện và nhân bản hơn về họ, vì khi bôi xóa đi những gì quá chói lọi đang bủa vây, ở họ sẽ chỉ còn lại một hình hài thực sự đáng thương, đó mới là chính bi kịch lớn nhất của người lính - điều mà với họ còn đau đớn hơn cả cái chết. Đây là biểu hiện của xu hướng nhìn con người như một bản thể tự nhiên chứ không còn là một ý thức xã hộinhư văn học trước đó đã làm.

Văn chương bắt đầu thể hiện giọng điệu giễu nhại mạnh mẽ khi các nhà văn tỏ rõ thái độ phê phán kịch liệt một cách toàn diện lúc đất nước đi vào thời kì đổi mới và hội nhập, chính thời điểm đặc biệt này, những tiêu cực của cơ chế thị trường đã kích thích sự chú ý của các nhà văn hướng ngòi bút của mình về mặt trái của những giá trị được xem là chân - thiện - mỹ trong quan niệm truyền thống của con người. Có thể kể đến trước tiên là cái hay cái đẹp của nghệ thuật bị hạ giá trị không thương tiếc khi các nhà thơ rởm xem văn thơ như một trò chơi thần thánh tâm linh, đến nỗi “khi nghe tin ở đâu có văn nghệ sĩ chết là Lưu Lưu hộc tốc đến, dù quen hay không quen, để lấy cảm hứng sáng tác”, “Đọc thơ là phải thắp hương. Thế nó mới thiêng”, một chiêu trò nghệ thuật đầy sự quái đản và lệch lạc trong Những đứa trẻ chết già

(Nguyễn Bình Phương). Tôn giáo và tín ngưỡng là phạm vi bất khả xâm phạm về mặt tinh thần của con người, nhưng con người lại lạm dụng điều đó

như một công cụ để lấp liếm tội lỗi của mình như cách Hồ Anh Thái nói trong

Cõi người rung chuông tận thế: Đông đã ngấm triết lý đạo Phật về từ bi hỉ

xả, sự khoan dung độ lượng, về lẽ được mất nhưng anh ta vẫn “hành động theo cái lý thực tế đang bừng bừng trong huyết quản” tức là phải trả thù, “cái chết đòi trả bằng cái chết”, rõ ràng lời dạy của đức Phật đã không còn ứng nghiệm khi con người bị dục vọng che lấp dù có lúc con người ấy đã từng sám hối. Không nói đâu xa, giá trị đạo đức trong gia đình bị băng hoại bởi sự vi phạm những nguyên tắc tốt đẹp, khi mà sự hiếu nghĩa đôi khi là chỗ để con người diễn trò đạo đức mà thực chất là vô đạo, bất hiếu, Hồ Anh Thái đã dựng lại một cảnh diễn trò hiếu nghĩa của cô con dâu trước cái chết của bố chồng: “Khóc rống lên. Chồm ngay tới vồ lấy cái mũ trên tay chồng. Bố ơi là bố. Lúc sống bố con mình phố trên phố dưới biền biệt, Lúc đi bố con mình bố con mình âm dương ngăn cách đời đời. Xin bố cứ thanh thản mà ra đi, con sẽ không để bố thiếu thốn gì, bố muốn gì con cúng nấy. Voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao. Nem công chả phượng. Xe hơi đời mới, áo quần thời trang. Con đốt cho bố mấy mỹ nhân làm hình nhân thế mạng để bố có năm thê bảy thiếp, bõ khi sống bố ăn nhịn để dành. Thuốc tráng dương tăng lực viên lắc hút hít không thiếu cái gì, mùa nào thức ấy” [48, tr.247]. Tình yêu vốn là một môi trường tinh thần vô trùng – ít nhất là trong quan niệm của chúng ta tới ngày nay – vậy mà khi hiện thân trên những trang viết của Nguyễn Huy Thiệp, nó lại biến tướng thành thứ tình yêu bị đè bẹp bởi lòng tham gây nên những cảnh cười ra nước mắt trong Huyền thoại phố phường,

Không có vua, Chuyện tình kể trong đêm mưa, Trương Chi.

Nguyễn Thị Bình đã khẳng định giễu nhại là một trong những đặc điểm khá tiêu biểu của văn xuôi sau 1975: “Ở lớp nhà văn trẻ, nổi bật là giọng giễu nhại. Tuổi trẻ nhạy cảm với cái mới và sớm được hít thở làn gió dân chủ lại nhập cuộc hầu như cùng cơ chế thị trường. Họ công khai chống lại các thứ quy tắc bảo thủ, lỗi thời, các quy phạm, thói trịnh trọng cứng đờ, tính giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

huấn, những quan hệ xã giao nhiều đạo đức giả, lối thưa gửi khúm núm, những huý kỵ, tóm lại là tất cả những gì trói buộc cá tính. Dường như không quá coi trọng văn chương như lớp đàn anh nên họ ứng xử với nó tự do hơn, họ đưa vào văn chương cái nhìn suồng sã, không quan trọng hoá cái gì, có khi cực đoan đến mức không coi cái gì là quan trọng” [13, tr.123]. Trong không khí thông thoáng của cơ chế đổi mới, nhiều nhà văn Việt Nam đã chủ động lấy cảm hứng giễu nhại để tạo thành giọng điệu riêng của mình. Văn học Việt Nam ghi nhận những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Bùi Ngọc Tấn, Phạm Thị Hoài, Thuận… Dù trong môi trường sáng tác nào, với ý thức bộc lộ và tự bộc lộ cảm quan tinh nhạy đối với những mảng đời sống đa chiều cùng những trải nghiệm của mình, các nhà văn đã thể hiện cái nhìn mới về thời đại hết sức phong phú với giọng điệu giễu nhại là âm chủ đạo. Nhìn chung, các tay viết giai đoạn này đưa máy quay hướng vào cận cảnh, đó thường là những sinh hoạt đời thường của con người thời hiện đại để đọc giả mục kích một cách sắc nét đời sống tinh thần nghèo nàn, cũ kĩ cùng những thói hư tật xấu mà góc quay bao quát giai đoạn trước đây đã bỏ sót. Điển hình là sự tha hóa của lối sống sùng ngoại, háo danh, thực dụng, chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 38 - 51)