Kĩ thuật xây dựng nhân vật nhại lại chính mình tạo giọng điệu

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 81 - 84)

giễu nhại

Đọc các tiểu thuyết của Thuận, mọi độc giả đều sẽ có chung cảm nghĩ là: các nhân vật nữ luôn có điểm gì đó tương đồng với nhau về cuộc đời, nghề nghiệp,… và đều tương đồng với tác giả.

Các nhân vật trong truyện của Thuận đều xuất hiện với công việc vừa dạy học vừa viết lách. Từ Made in Vietnam cho đến T mất tích, Chinatown,

rồi Thang máy Sài Gòn ta đều thấy nhân vật trăn trở với công việc viết văn

như chính tác giả gửi gắm tâm sự của mình vào đó. “Lúc đó, cô đã thử viết truyện ngắn, tối tối ngồi gõ máy tính, gõ mãi gõ mãi vẫn thấy văn chương là cõi mơ hồ” [56]. Thuận thích xuất hiện một cách nhiều ẩn ý, thậm chí là xuất

hiện khá lộ liễu trong chính tác phẩm của mình vì Thuận “muốn đóng vai một nhân vật, giống như trong điện ảnh nhiều đạo diễn vẫn đóng vai một nhân vật trong phim của mình vậy”

Có thể hình dung sự có mặt của Thuận trong các tiểu thuyết của mình như sau:

Thuận - T (T mất tích)

Lấy chữ cái đầu tiên của mình đặt tên cho nhân vật cho đến nhân vật T trong T mất tích, như một liên tưởng hết sức tự nhiên, độc giả thường nghĩ đến hình ảnh của chính nhà văn. Thuận “lừa” và kích thích độc giả tìm thấy những nét tương đồng với tác giả. Đoạn vĩ thanh của T mất tích mập mờ một cách hữu ý để người đọc liên tưởng tới việc sự mất tích của T giống như sự mất tích của tác giả ngoài đời, người tạm lánh đâu đó ba tháng để hoàn thiện công việc viết lách của mình.

Thuận - Phượng (Chinatown) - Loan (I`m yellow)

Đây là những thông tin nhà văn cung cấp cho độc giả về bàn thân mình:

“Thuận. Sinh năm 1967. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ Pyatigorsk (cộng hòa Nga), cao học Đại học Paris 7 và đại học Sorbonne. Tác giả của

Made in Vietnam và một số truyện ngắn, tiểu luận. Hiện sống tại Pháp”. Sau

đó, Thuận để “lộ” mình trong phần tự thuật của nhân vật Phượng trong

Chinatown: 16 tuổi tôi vào học tiếng Nga ở đại học Thanh Xuân. 17 tuổi tôi

lên đường sang Leningrad…, hắn bảo có viết thì đừng kể chuyện người quen. Bạn bè mày ở trong nước đọc Made in Vietnam đều không hài lòng. Con bạn thân nhất của mày gọi điện đến khóc lóc với bố mẹ mày, yêu quí gì nhau mà viết về nhau như thế, mày còn ghi hẳn cả họ tên nó, cơ quan nó vào đấy, lại còn bịa ra một đống chuyện loăng quăng, nó sợ nó chẳng dám cho ai đọc, chồng nó nó giấu đầu tiên, nó sợ chồng nó cũng hiểu lầm” [57, tr.151].

Thuận lại “tung hỏa mù” khi để “tôi” (tức Phượng) trong Chinatown phân thân để xuất hiện như một sự trùng hợp đáng ngờ và thú vị là người phụ nữ bí ẩn trong I`m yellow (Loan): đều có bộ mặt khó đăm đăm nhưng giọng không đến nỗi; ba bốn tạp âm trộn vào nhau nhưng không đến nỗi, nghề cũng là làm một bạn đồng hành lý tưởng; lí lịch ẩm thực cũng là mười bảy năm chè đỗ đen, óc lợn hấp nồi cơm Hà Nội, năm năm bắp cải thịt cừu căng tin đại học tổng hợp Leningrad, mười năm sáng mì ăn liền, trưa bánh mì, tối bánh mì hoặc mì ăn liền; cũng đều đang sinh sống tại Paris và hay di chuyển đến các vùng lân cận; cũng có thói quen gật gù ba tiếng một ngày ngay giữa những giờ buồn ngủ nhất, ngay giữa những lúc đổi xe buýt chuyển tàu hỏa gay cấn nhất; cũng đều quen với cảnh đang ăn cơm thì mất điện, đang tắm thì hết nước nóng, đang dưới âm độ thì lò sưởi nằm quay đơ (xin nói thêm ở đây là người phụ nữ trong I`m yellow sống tại Đồng Hới, Quảng Bình, mà tất nhiên Đồng Hới không thể có nhiệt độ dưới âm, làm sao chị ta có thể lăn ra giữa ngăn đá tủ lạnh mà ngủ); cả hai cũng đều hiểu rằng Thụy là điều bí ẩn chứa những điều bí ẩn, chỉ phút hấp hối mới hiểu được Thụy (nhưng Thụy chỉ là chồng của “tôi” trong Chinatown). Thông qua nhân vật “chị ta” ở I’m yellow

mà người đọc có thể hiểu hơn nhân vật “tôi” của Chinatown: bởi xét cho cùng, “chị ta” cũng chính là “tôi” nhưng được nhìn qua đôi mắt của một người khác, một cái “tôi” khác. Nếu đặt hai tấm gương xen kẽ giữa Thuận - Phượng - Loan, ta thấy giữa họ có những điểm chung như sau: đều đã từng ở Leningrad, hiện tại sinh sống ở Paris; Thuận và Phượng đều là nhà văn, và đều là tác giả của Made in Vietnam. Nhưng điều làm độc giả băn khoăn không biết Thuận có phải là Phượng, vì thực tế Thuận đang có một cuộc hôn nhân viên mãn, còn Phượng mãi vẫn không biết được tung tích của chồng; Phượng trong Chinatown có phải là người phụ nữ trong I`m yellow? Điều này còn khó trả lời hơn vì xuất thân và hoàn cảnh của họ, “tôi” là một phụ nữ trí thức cao trong xã hội hiện thời trong khi người phụ nữ kia đang làm nghề cấp

dưỡng trên tàu hỏa, sẵn sàng đi theo một người đàn ông không rõ gốc gác chỉ sau vài phút gặp gỡ. Thậm chí người đọc có thể xem người phụ nữ trong I`m

yellow chính là phần sau của cuộc đời “tôi” trong Chinatown. Độc giả vừa

muốn tin vừa lại hồ nghi, thế nhưng khi tham gia vào cuộc chơi này, hầu như người chơi – độc giả đều có cùng một sự cảm thông với cả hai người phụ nữ

Có thể gọi đây là kiểu “kết cấu soi gương”. Với kiểu kết cấu này, một nhân vật, một con người sẽ được sống “lập thể” ở nhiều thế giới khác nhau, trên nhiều phương diện và trong nhiều vai khác nhau - các giới hạn không gian và thời gian vì thế mà được mở ra đến vô hạn...

Rõ ràng Thuận có chủ ý khi đưa những chi tiết có trong đời thực của mình gán ghép cho các nhân vật trong tiểu thuyết. Bởi có lẽ một trong những nguyên do như Thuận từng nói: mỗi cuốn tiểu thuyết là một sự khám phá, đi tìm những cái tôi khác của chính mình. Và phải chăng tác giả đã hướng về nội tâm của mình bằng cách thoát ra khỏi đó và tạo ra những nhân vật đặc trưng bởi tính phi bản sắc? Mặt khác khi tạo ra những siêu nhân vật như vậy, Thuận cũng gửi gắm quan niệm thẩm mĩ của mình về đời sống, về sự phức tạp và bí ẩn trong mỗi con người. “Tôi luôn tìm cách cải thiện mối quan hệ tác giả/tác phẩm. Trong khi viết tôi chỉ muốn được sống thật gần các nhân vật của mình. Tôi e ngại các cụm từ xây dựng nhân vật, phát triển nhân vật. Theo tôi, nhân vật không phải là con rối do tác giả giật dây trên sân khấu, hay con chó cảnh để tác giả buộc xích vào cổ rồi dẫn đi dạo vườn hoa. Trong Chinatown, tôi đã để cho chị phụ nữ xưng tôi - một nhà văn - tiếp xúc với nhân vật của mình một cách tự nhiên, như một người bạn đồng hành lý tưởng.”

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 81 - 84)