Khái niệm giễu nhại và khái quát về văn học nhại

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 34 - 38)

Khái niệm giễu nhại

Giễu nhại trong văn học là một thủ pháp nghệ thuật gồm có hai đặc điểm là nhạigiễu.

Nhại (parody) có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp paroidia, có nghĩa là “một bài hát được hát cùng lúc với bài hát khác”. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa nhại là: “một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc cả một trào lưu nghệ thuật. Phương tiện chủ yếu của nhại là bắt

chước phong cách… Sự chế nhạo có thể nhằm vào phong cách, có thể nhằm vào đề tài, có thể nhằm vào những thủ pháp thi ca đã trở thành khuôn sáo, lỗi thời hoặc những hiện tượng đời sống vốn dung tục không xứng với thi ca. Có thể có lối nhại một thi pháp, một tác giả, một thể loại, một thế giới quan…” [22, tr.155]. Theo Lê Huy Bắc, “nhại là một hình thức phê bình châm biếm hoặc chế giễu khôi hài bằng cách bắt chước phong cách (style) và bút pháp

(manner) của nhà văn hay một nhóm nhà văn riêng biệt để nhấn mạnh sự non yếu của nhà văn ấy, hoặc những quy ước bị lạm dụng của trường phái ấy”.

Như vậy, đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở nhại là sự mô phỏng, dựa theo, bắt chước đối tượng nhại hoặc một đặc điểm nào đó của đối tượng nhại để làm bật nên cái đáng cười, đáng phê phán, chế giễu. Thế nhưng “nhại khác với với trò hài hước (burlesque) ở độ sâu từ sự xâm nhập kỹ thuật của nó vào đối tượng nhại và bởi độ sâu từ sự bôi bác được dùng để xử lý những vấn đề được đề cao trong bút pháp tầm thường, nhại thật sự bóc trần một cách tàn nhẫn những mánh lới của bút pháp lẫn tư tưởng của những nạn nhân của nó, nhưng nhại không thể được thực hiện nếu không có sự đánh giá thấu đáo tác phẩm mà nó chế giễu” [12, tr.31].

Nhại trong văn học biểu hiện ở nhiều phạm vi hình thức khác nhau: văn bản hay khung hình thức của thể loại; trong văn bản cũng có nhiều cấp độ khác nhau: từ, câu, đoạn, hay toàn văn. Về đối tượng, nhại có thể hướng đến những vấn đề về thể chế chính trị, văn hoá khoa học, văn chương nghệ thuật, đạo đức lối sống, thói hư tật xấu của con người ở mọi tầng lớp, địa vị xã hội…

Trong từ điển Tiếng Việt” (Nxb Khoa học xã hội, 1994, Hà Nội, tr.73),

giễu được định nghĩa như sau: “Giễu là nêu ra để đùa bỡn, chế nhạo hoặc đả kích”, “giễu cợt là nêu thành trò cười nhằm chế nhạo, đả kích. Xét ở phương diện nào đó, giễu là mục đích của nhại, nhằm hạ bệ đối tượng, phơi bày những mặt không tốt của đối tượng; nhưng đôi khi nhại chỉ để đem lại tiếng

cười phục vụ nhu cầu giải trí của con người, ở trường hợp này, yếu tố giễu được giảm nhẹ.

Theo đó, chúng tôi cho rằng, giễu nhại hiểu một cách khái quát nhất là

giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, trong đó nhà văn huy động tất cả

các phương tiện nghệ thuật như ngôn ngữ, kết cấu tác phẩm, cú pháp, cách

xây dựng hình tượng nhân vật,… để bộc lộ thái độ mỉa mai, cười cợt, đả kích

hay đơn giản hơn chỉ là phê phán một thói quen cũ trong sáng tác, một vài tư

tưởng lỗi thời trong đời sống xã hội.

Khái quát về Văn học nhại

Theo Bakhtin, giễu nhại vốn là một hình thức văn hóa trào tiếu dân gian được biểu hiện thành những tác phẩm ngôn từ trào tiếu (trong đó có các tác phẩm giễu nhại) khác nhau: truyền khẩu và thành văn, bằng tiếng La-tinh và các ngôn ngữ dân dã. Dòng văn học nhại hình thành và phát triển trong suốt hàng ngàn năm và thậm chí lâu hơn nữa dưới hình thức văn học trào tiếu

trung cổ. Giễu nhại trong văn học nhại thời kì này được biểu hiện thành các

dạng thức của tiếng cười với những áng văn giễu nhại lại hầu hết mọi hình thức giáo lí tín ngưỡng được gọi chung là văn nhại thần thánh (parodia sacra) như: nhại kinh cầu nguyện, nhại những tụng ca, thánh ca, chúc thư nhại, văn bia nhại, những nghị định của cộng đồng giáo hội nhại,… Tiếng cười ở đây hướng đến đối tượng tôn giáo với những tư tưởng, nguyên tắc mang tính quy phạm của giáo hội chính thống. Tinh thần lễ hội cải trang mà Bakhtin nhắc đến có ảnh hưởng mãnh liệt đến nhận thức để phá bỏ rào cản xã hội và thần quyền để “bắt buộc con người dường như từ bỏ cái địa vị chính thức của mình (một tu sĩ, một tăng lữ, một học giả) để cảm nhận thế giới ở bình diện hội hè – trào tiếu” [6, tr.162].

Như vậy, ý nghĩa ban đầu của văn học nhại trung cổ là muốn đem đến một không gian tự do về tinh thần, mà ở đó những rào cản hay ranh giới về giai cấp tạm thời được xóa bỏ cùng với những chuẩn mực hay nguyên tắc,

quy định thường nhật trong xã hội, cùng nhau hòa nhập vào lễ hội cải trang nơi quảng trường, tạo lập sự bình đẳng trong giao tiếp một cách thân mật, phóng khoáng, thậm chí suồng sã – điều mà hiện thực đời thường không thể có, và văn học nhại muốn hướng đến lí tưởng đó.

Các hình thức trào tiếu dân gian, văn chương nhại,… cùng thuộc chủ

nghĩa hiện thực nghịch dị (chữ dùng của Bakhtin) trong sự khu biệt với các

loại hình văn học “cao quý” của nghệ thuật và văn học trung cổ. Ở đây, các thành tố cấu thành nên một tác phẩm văn học đều gắn liền với tiếng cười, có thể kể đến trước tiên là ngôn ngữ. Ngôn ngữ được xem là một tín hiệu giễu nhại bởi lẽ nó cố tình vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ giao tiếp chính thống của tôn giáo, mà di cư vào ngôn ngữ xã giao suồng sã nơi quảng trường (ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ quảng trường, gọi chung là ngôn ngữ sinh hoạt như những lời mắng rủa, thề ngoa, thề tục,...), và vì vậy nó quan hệ mật thiết với tiếng cười. Bên cạnh đó, trong thời kì này, hình thức “ngữ pháp nhại” vui nhộn cũng được nhiều tác giả ưa chuộng, mà Bakhtin đã chỉ rõ bản chất thực sự của nó là “sự chuyển đổi tất cả các phạm trù ngữ pháp - cách chia danh từ, các hình thức động từ,… theo nghĩa vật chất – xác thịt, chủ yếu theo nghĩa tính dục”, ý thức hạ bệ những cái cao siêu là đặc tính cơ bản và khái quát nhất của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Ý nghĩa thực sự của trào lưu này trong thời kì trung cổ chính là vừa phủ định, vừa khẳng định, vừa tiêu diệt, vừa tái sinh để làm xuất hiện những điều mới mẻ và tốt đẹp hơn.

Bakhtin cũng nêu rõ văn chương nhại trong thời đại mới đã hoàn toàn không giống với tinh thần văn chương nhại trung cổ, mà mang tính hình thức thuần túy. Đặc điểm hạ thấp tất nhiên vẫn là cơ bản nhưng sự phủ định lúc này đã hoàn toàn mang ý nghĩa triệt tiêu, không còn mục đích tái sinh nữa. Tiếng cười được bộc phát trong sự chế giễu, trào lộng, mỉa mai, chê trách nhiều hơn là tiếng cười mang lại sự gần gũi, thân mật giữa những đối tượng bình đẳng trong xã hội. Theo Pospelov, “thiên hướng khám phá chất hài trong

đời sống và tái tạo nó trong tác phẩm, không chỉ là do những đặc điểm tài năng bẩm sinh của nhiều nhà văn mà còn do những đặc điểm thế giới quan làm cho họ tập trung chú ý vào sự không phù hợp giữa kì vọng và khả năng thực tế của những con người thuộc một giai tầng xã hội nhất định” [38]. Dòng văn học nhại phát triển mạnh mẽ và tạo thành một trào lưu hiện thực trào phúng, hiện thực phê phán với tiếng cười đả kích sâu cay, hạ bệ đối tượng và làm tan rã những gì được bao bọc và che chắn bởi thành trì nguyên tắc xã hội, những giáo điều, những ung nhọt, những xấu xa mà con người không thể chấp nhận hoặc không thể dung hòa, và mong muốn khai tử nó một cách triệt để. Với cơ chế giễu nhại là “nói bằng giọng người khác” và đưa vào trong đó cái khuynh hướng nghĩa hoàn toàn đối lập với khuynh hướng của lời người nói. Như vậy, lời nói sau khi đã được chuyển vào “lời người khác”, nó sẽ “xung đột”, “thù địch” với chính chủ nhân của nó và phát huy tác dụng phục vụ mục đích “tấn công”, “hạ bệ” đối tượng phê phán. Với lời giễu nhại, bản chất của đối tượng bị lột tả một cách tự nhiên, sống động; những cái nghiêm túc, tôn kính, đẹp đẽ, hào nhoáng bị “giải thiêng”, bị lột bỏ, bị rớt xuống, để lộ ra cái tầm thường, kệch cỡm, lố bịch, tức cười”. Với cách công kích trực diện đó, văn học nhại là một nơi để con người gửi gắm hay giải tỏa những mâu thuẫn không được giải quyết do những hạn chế của hiện thực, nên “điểm hấp dẫn của văn học nhại so với các dạng tác phẩm khác là nó đáp ứng được cả hai dạng độc giả: bình dân và bác học. Với đối tượng độc giả bình dân, tác phẩm nhại chủ yếu được tiếp nhận ở góc độ giải trí, gây cười; còn đối với đối tượng độc giả bác học thì đằng sau tiếng cười ấy, người đọc có thể khai thác sự kiện, hình tượng ở nhiều cấp độ nghĩa khác nhau” [12, tr.35].

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)