Con người sùng ngoại, háo danh, thực dụng, bị đồng tiền thao

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 109 - 112)

túng

Con người hiện đại với cơ chế thoáng về quan điểm sống đang dần có xu hướng thực dụng. Sự đánh giá đều được cân đo đong đếm trên thang giá trị vật chất, địa vị, danh vọng, đồng tiền. Đây được xem là nguy cơ làm biến dạng và tha hóa con người đáng báo động nhất trong tiểu thuyết đương đại nói chung và tiểu thuyết của Thuận nói riêng.

Sùng ngoại từ lâu đã hình thành trong tâm lí người Việt. Người ta tự hào khi gia đình mình có người sống ở nước ngoài, bố mẹ tự hào khi con cái lấy được chồng nước ngoài, càng tự hào hơn khi những đứa con được đi du học. Sự tự hào nhanh chóng trở thành thái độ khoe khoang, mọi người khoe khoang với nhau, khi người ta hết cái để khoe thì lập tức nghĩ ra cách gì đấy để gia đình lại có được sự tự hào đó. Tâm lí ấy khiến bố mẹ Phượng trong

Chinatown ra sức vun vén cho con gái và một người đàn ông chưa hề gặp mặt

khi con gái chưa kịp kí đơn li hôn với chồng. Họ hạnh phúc khi nghĩ đến một ngày được tay bắt mặt mừng giới thiệu với mọi người trong khu tập thể về “Con gái học ở Nga, con rể cũng học ở Nga, về nước cả hai làm việc ở các bộ hoặc các trường đại học. Được vài ba năm, cả hai lại cùng thi nghiên cứu sinh,… Tại Nga, trong khi chờ đợi bảo vệ luận án phó tiến sĩ, hai vợ chồng trẻ tranh thủ vào đảng, phó tiến sĩ kèm theo từ đảng viên mà cho lên các vi dít thì thật là lý tưởng”. Bố mẹ Phượng còn là đại diện tiêu biểu của những con người háo danh, tôn sùng địa vị xã hội một cách cuồng tín. Với họ, danh dự và hạnh phúc phải luôn được sự hậu thuẫn đắc lực của những tấm bằng danh giá, đi kèm với nó là một vị thế xứng đáng trong xã hội. Họ “sẵn sàng đứng từ sáng đến tối” để nhân luận án của Phượng lên hàng trăm bản, và quan trọng hơn là để “mỗi thiếp mời (đám cưới) kèm theo một luận án cao học” [57, tr.164]. Gia đình Liên trong Paris 11 tháng 8 từ anh chị đến bố mẹ cũng với sự tự hào đó khi Liên được xuất khẩu lao động sang Paris với tấm bằng kĩ sư canh nông Việt Nam, họ không biết rằng hàng ngày Liên làm công việc tắm cho các cụ già và sống một cuộc sống lầm lũi, mờ nhạt. Đó cũng là lí do để mẹ Vân hớn hở thông báo đám cưới của Vân với người đàn ông Việt kiều về Hà Nội tìm vợ, dù chỉ mới ra mắt được một lần và chỉ mới chở Vy đi chơi được một lần. Với những người Việt Nam, nước ngoài luôn là vùng đất hứa của danh vọng, của giàu sang và địa vị.

việc sử dụng nó để cân bằng lại những giá trị tinh thần. Tình cảm vợ chồng đòi hỏi sự chung thủy tuyệt đối, và do vậy không một người vợ nào chấp nhận việc người chồng ngoại tình. Thế mà chị gái Vy vượt qua nỗi buồn khi chồng ngoại tình bằng lí thuyết sau: “Chị nhất định sẽ hạ gục được tình địch, vì chị có năm ưu thế, được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: ưu thế hình thể (váy phu nhân> áo hai dây), ưu thế đạo đức (phụ huynh trường Quốc tế Hà Nội >> phụ huynh trường phổ thông cơ sở Hà Đông), ưu thế xã hội (anh Sửu >>> khách làng chơi), ưu thế trí tuệ (đắc nhân tâm, tiểu thuyết tình cảm, danh ngôn chọn lọc >>>> chưa tốt nghiệp trung học phổ thông), ưu thế vật chất (Mercedes, biệt thự kiểu Ý >>>>> xe lắp ghép, tập thể lắp ghép)” [54, tr.175]. Người đọc phải bật cười trước suy nghĩ quá thực dụng của người phụ nữ đáng thương ấy. Đến tình yêu, tình vợ chồng mà còn có thể dùng vật chất và hình thức bề ngoài để làm công cụ hòa giải, thì liệu rằng những mối quan hệ ngoài gia đình có tốt đẹp thực sự?

Đồng tiền ngày càng “thị uy sức mạnh” của nó khi con người dùng đồng tiền làm thước đo giá trị để đánh giá lẫn nhau, để xác định xem nên đối xử với nhau như thế nào thông qua thu nhập cao hay thấp của con người đó. Thuận phải chua chát mà khẳng định rằng: “Những cái phiếu trả lương mới bộc tuyệch làm sao! Chúng bô bô nói với xã hội bí mật của mỗi người. Ảnh chân dung được sử dụng để nhận diện một con người, còn phiếu trả lương lại được sử dụng để nhận định giá trị của người ấy”. Rõ ràng đồng tiền đang thao túng giá trị con người, nhưng trước tiên, chính con người đã tự nguyện trở thành nô lệ của đồng tiền. Họ tự hào khi họ có nhiều tiền, và họ có quyền dùng tiền để đánh giá người khác.

Lối sống chuộng hình thức và thực dụng cho ra đời những con người không có ý thức phải sử dụng “đồng tiền công” đúng mục đích. Trong xã hội bao cấp, phải cần kiệm từng thứ một, mà vẫn tồn tại những nghịch lý như việc những cán bộ đi công tác nước ngoài thì tiêu tiền thoải mái, vì đó chẳng phải

tiền của mình, một sự vô trách nhiệm đáng chê trách không chỉ ở thời kì trước mà ngay cả hiện nay, tình trạng này cũng đáng báo động. Hiện trạng này được nhà văn phơi bày đến từng ngóc ngách trong Paris 11 tháng 8, từng đoàn khách Việt Nam sang Pháp dùng tiền của nhà nước nên tiêu pha rất “thoáng”. Chủ nghĩa cá nhân cùng với sự thực dụng như một thứ a-xít vô hình đang “bào mòn” ý thức vì cộng đồng và hủy hoại hoàn toàn lí tưởng sống cống hiến của mỗi con người như vậy đấy.

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 109 - 112)