Nhại tiểu thuyết chương hồi với Paris 11 tháng 8

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 62 - 65)

Paris 11 tháng 8 của Thuận được chia làm 22 chương, bắt đầu mỗi

chương là một trích đoạn trong các bài báo về trận nóng khủng khiếp tại Paris vào năm 2003. Nhưng so với tiểu thuyết chương hồi cổ điển thì, Paris 11

tháng 8 không mang những đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi.

Thứ nhất, về mặt kết cấu, một chương (hồi) trong tiểu thuyết chương hồi

thường có các dấu hiệu nhận biết cụ thể, cụ thể là mỗi tác phẩm được chia thành nhiều hồi, mỗi hồi ứng với một sự kiện trong tác phẩm và được mở đầu bằng một câu hay một cặp câu văn vần. Nhìn ở bề mặt của tác phẩm thì Paris

11 tháng 8 là một tiểu thuyết chương hồi nhưng trong 22 chương của tác

phẩm chỉ xoay quanh miêu tả cuộc sống của Liên tại Paris. Hơn nữa, ngoài các chương tập trung miêu tả cuộc sống của nhân vật chính là Liên, thì các

chương còn lại là những bài báo, bài phóng sự. Điển hình như chương 14 với tiêu đề: “Phụ nữ Việt Nam: Hôn nhân và gia đình” là một phóng sự ngắn về tình hình diễn biến của phong trào sinh đẻ có kế hoạch ở đồng bằng Bắc Bộ, vấn đề kết hôn với người ngoại quốc ở đồng bằng Sông Cửu Long, hay quan niệm về li hôn, li thân của phụ nữ ở các thành phố lớn,… Nhan đề Paris 11

tháng 8 vốn cũng rất phóng sự, nếu mỗi chương trong kết cấu tiểu thuyết

chương hồi được mở đầu bằng một hay một cặp câu văn vần có chức năng thâu tóm nội dung cả chương đó, thì trong Paris 11 tháng 8cũng có phần chữ nhỏ xuất hiện đầu mỗi chương, nhưng đó là những mẩu báo, mẩu tin tức về đợt nắng nóng khủng khiếp ở Paris, chủ yếu là thống kê số lượng người thiệt mạng ở từng quận, các chính sách cứu trợ của chính phủ Pháp, hay những đợt biểu tình của dân chúng Paris,…, hoàn toàn không liên quan gì đến phần nội dung trung tâm của tiểu thuyết này.

Thứ hai, trong tiểu thuyết chương hồi, nội dung câu chuyện được thể hiện chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ nhân vật hơn là qua sự miêu tả tỉ mỉ về tâm lí, tính cách. Nhưng toàn bộ diễn biến Paris 11 tháng 8 lại đi theo cuộc đời của Liên và những dòng hồi ức khi cô còn sống ở Hà Nội. Ngòi bút của Thuận chủ yếu đi sâu vào những suy nghĩ của Liên, hoàn toàn không tập trung khắc họa những hành động và ngôn ngữ của nhân vật. Liên hầu như rất ít khi phát ngôn, cô chỉ biết gật đầu, lắc đầu hoặc là im lặng. Nếu có phát ngôn thì đó là những câu nói ngắn gọn, bị lược bỏ. Chẳng hạn ở đoạn văn sau: “Hà Mã nhìn Liên bảo: còn lại là phần mày, biết làm tính trừ chứ? Liên không nói gì. Bồi bàn cầm lấy máy tính, bấm hai nhát, chìa cho Liên. Liên gật đầu. Trả tiền xong xuôi, hai đứa ra cửa. Liên quay lưng đi thẳng. Hà Mã đuổi theo bảo: có việc bận à? Liên gật đầu. Hà Mã bảo: sao không nói trước? Liên im lặng. Hà Mã bảo: thấy quán này rẻ không? Liên gật đầu. Lại lùi lũi bước tiếp.”

qua những tình tiết có xung đột căng thẳng mang nhiều kịch tính. Nhưng trong tác phẩm Paris 11 tháng 8 , Liên cũng không có hành động nào đáng để cho độc giả chú ý: gặp Mai Lan, muốn nói với cô ấy một câu gì đó mà Liên cũng không biết nói câu gì, tiếng Pháp cũng vậy mà tiếng Việt cũng vậy…, cuộc sống của Liên chỉ lặp đi lặp lại mấy việc sau: tắm cho các cụ già, tới nhà phụ việc cho Mai Lan, đi học vi tính, tới ANPE (tổ chức quản lí thất nghiệp),… Đó là những việc bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì tác phẩm chủ yếu xoay quanh cuộc sống của Liên, một cô gái không có gì đặc biệt, nên tác phẩm cũng không tạo ra được các tình tiết gay cấn, những xung đột có tính chất căng thẳng như trong các tiểu thuyết chương hồi cổ điển. Và do vậy cũng không thể có câu “hạ hồi phân giải” vốn gây sự tò mò cho người đọc như trong tiểu thuyết chương hồi mẫu mực.

Cuối cùng, nghệ thuật khắc họa nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi

mang nhiều tính ước lệ và thường có tính cách nhất định. Trong Paris 11

tháng 8, Liên xấu xí, vụng về, vô cảm. Liên không có gì để lựa chọn. Liên

hoàn toàn lãnh đạm: Hà Nội hay Paris? Làm cán bộ công đoàn hay đi tắm cho người già? Tiếp tục hay kết thúc cuộc sống độc thân? Nên về nước hay nên ở lại? Người này tốt hay xấu? Việc này đúng hay sai? Tương lai tươi hồng hay đen tối?... Chưa một câu hỏi nào được Liên đặt ra. Có thể nói, Liên là một cô gái tương đối thụ động và phi cá tính. Như vậy, nhân vật Liên không được miêu tả một cách ước lệ như các nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi truyền thống mà thậm chí còn được đặc tả ở những nét rất chi tiết làm nhân vật trở nên xấu xí, không mang tính điển hình

Như vậy, mặc dù hình thức của Paris 11 tháng 8 là tiểu thuyết chương hồi nhưng lại không mang những đặc điểm của kết cấu tiểu thuyết chương hồi truyền thống.

Một phần của tài liệu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)