6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.3.1. Lựa chọn thành viên kênh phân phố i
Hiện tại thị trường trọng điểm của Công ty là thị trường miền Trung và Tây Nguyên, Công ty đang hướng tới gia tăng thị phần tại các thị trường miền Bắc và miền Nam. Từ mục tiêu trên, Công ty nhận định vai trò quan trọng của hệ thống phân phối sản phẩm đối với sự phát triển của Công ty, ban lãnh đạo Công ty rất chú trọng trong việc thiết kế và lựa chọn kênh phân phối với kỳ
vọng có kênh phân phối tốt sẽ thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
a. Lựa chọn chi nhánh
Theo quy chế của Công ty thì chi nhánh thuộc cơ cấu tổ chức của Công ty. Chi nhánh được ban giám đốc Công ty quyết định thành lập và giải thể.
+ Chi nhánh phải nằm ở vị trí trung tâm của vùng, phải có vị trí thuận lợi
để tiện giao dịch và phát triển mạng lưới bán hàng. Hiện nay Công ty có ba chi nhánh tại: Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh.
+ Hệ thống kho bãi của chi nhánh phải đảm bảo tiêu chuẩn và phải bố trí
ở những vị trí giao thông thuận lợi để tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. - Quyền hạn của chi nhánh:
+ Được toàn quyền tổ chức việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong khu vực mình phụ trách.
+ Được Công ty hỗ trợ chi phí để thực hiện các hoạt động xúc tiến khếch trương sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ.
+ Có tài khoản riêng tại ngân hàng. - Trách nhiệm của chi nhánh:
+ Hàng tháng, quý, năm phải nộp báo cáo bán hàng, báo cáo tài chính, báo cáo về thị trường cho Công ty.
+ Chịu trách nhiệm pháp lý về hàng hoá và tiền hàng. Thanh toán tiền hàng cho Công ty theo đúng thời gian mà hai bên đã thoả thuận.
+ Phối hợp với Công ty trong công tác quảng cáo, hội chợ,…
+ Phối hợp và tạo điều kiện cho nhân viên của Công ty làm nhiệm vụ
nghiên cứu thị trường, đôn đốc việc tiêu thụ sản phẩm tại khu vực thị trường mà mình quản lý.
b. Lựa chọn nhà phân phối
Nhà phân phối của Công ty rất đa dạng, có thể là một doanh nghiệp nhà nước, có thể là một công ty tư nhân, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, …
- Điều kiện được lựa chọn làm nhà phân phối:
+ Yêu cầu về tính hợp pháp của địa điểm, pháp nhân đã được công nhận bằng văn bản còn hiệu lực là quyết định để xem xét các bước tiếp theo.
nhà phân phối có tiềm lực về tài chính mạnh thì sẽ hạn chế được các rủi ro về
công nợ và khả năng nhận hàng.
+ Vị trí: Nhà phân phối có địa điểm kinh doanh ở khu vực dân cư, trục
đường thuận lợi về giao thông sẽ có nhiều cơ hội bán hàng và giao hàng. + Tiềm năng bán hàng: Sản lượng tối thiểu là yếu tố bắt buộc để đảm bảo cho việc vận chuyển cũng như khả năng phát triển của nhà phân phối. Sản lượng tối thiểu của Công ty quy định cho nhà phân phối mới là 100 triệu đồng một tháng.
+ Đơn xin làm nhà phân phối. - Quyền hạn của nhà phân phối:
Được toàn quyền tổ chức việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong khu vực mình phụ trách.
- Trách nhiệm của nhà phân phối
+ Nhà phân phối thực hiện việc bán hàng theo đúng giá do Công ty quy
định.
+ Hàng tháng phải nộp báo cáo bán hàng và báo cáo hàng tồn kho cho Công ty.