Phần lớn các doanh nghiệp ờ nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ. tham gia vào hệ thống phân phối chưa lâu và chưa xác lập được chiến lược kinh doanh. Do vậy, bước đầu cần phải hoàn thiện hệ thống các tổ chức phân phối đơn lẻ theo kiêu truyền thống. Các kênh đơn lẻ truyền thống hình thành ngẫu nhiên trên thị trường. doanh nghiệp có thể tạ do tham gia hoặc rút lui. Gần đây. thị trường này xuất hiện thêm phương thức phân phối mới như: Các doanh nghiệp thương mại. các nhà sản xuất công nghiệp đặt hàng, hợp đổng cung ứng vốn và nguyên liệu. chuyển giao công nghệ, chế biến và hoàn thiện sản phẩm, đóng gói, bảo quản, dạ trữ, tiêu thụ sản phẩm cho các nhà sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ờ nông thôn. Do vậy, để nâng cao hiệu quả phân phối của hệ thông đơn lẻ truyền thống, cần cân nhắc kỹ những vấn đề sau:
- Lạa chọn bạn hàng: Hiểu về bạn hàng càng đầy đù càng giúp doanh nghiệp chuẩn bị đàm phán tốt. Các doanh nghiệp cần có chiến lược đàm phán và kỹ năng đàm phán để thu hút được bạn hàng lâu dài và ổn định.
- Cân nhắc hiệu quả chi phí bỏ ra: Khi tổ chức hệ thống phân phối hoạt động doanh nghiệp cẩn cân nhắc về nguồn lạc mình hiện có và ích lợi mình có được do đi thuê từ bên ngoài. Lợi ích của việc thuê các tổ chức dịch vụ bổ trợ là cho phép doanh nghiệp:
+ Chuyển các chi phí cố định thành chi phí biến đổi. + Cân đối được nhu cầu lao động.
+ Giảm khôi lượng công việc. + Giảm yêu cẩu đầu tư vốn. + Giảm được chi phí phân phối.
+ Thúc đẩy hoạt động của các thành viên trong hệ thống phân phối. Thạc tế, hiện nay có 2 xu hướng không có lợi cho việc xây dạng và phát triển hệ thống phân phối của doanh nghiệp là: Thứ Ì, doanh nghiệp không xây dạng cho mình hệ thống phân phối dù chi ớ dạng sơ khai mà chù yếu là "mua đứt bán đoạn". Thứ 2, doanh nghiệp tạ tổ chức hệ thống phàn phối nhưng thiếu kinh nghiệm, không có cơ sờ khoa học, thường là bắt chước các doanh nghiệp khác. Việc làm như vậy
không mang lại hiệu quả mà còn gây lãng phí lớn về nguồn lực vật chất và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.