tạo điêu kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh nước ngoài đáu tư và kình doanh tại Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc tạo môi trường bình đẳng cho cà công ty trong nước và nước ngoài để thu hút các doanh nghiệp logistics tham gia vào thị trường này. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO. Trung Quốc phải tiến hành việc sửa đổi. bổ sung và xây dẫng mới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước cho phù hợp với tình hình thẫc tế. Ví dụ [3]:
+ Quy định về tổng số vốn đăng ký tối thiểu của doanh nghiệp bán buôn có vốn đẩu tư nước ngoài được hạ thấp từ 80 triệu NDT (khoảng 9.7 triệu USD) xuống còn 500 nghìn NDT (khoảng 60 nghìn USD). Và, quy định về tổng số vốn đãng ký
tối thiểu của doanh nghiệp bán lẻ có vốn đẩu tư nước ngoài được giảm từ 50 triệu NDT (khoảng 6 triệu USD) xuống còn 300 nghìn NDT (khoảng 37 nghìn USD).
+ Theo Biện pháp 2004, các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập và kiểm soát doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài từ ngày 11/12/2004
(trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể sớ hữu đa số vốn thông qua liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc).
+ Chính quyền cấp tỉnh nơi doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đửt trụ sở có thể chấp nhận đơn xin mở cửa hàng mới nếu:
* Diện tích kinh doanh của mỗi cửa hàng tối đa là 3.000m2 và không được có quá 3 cửa hàng trong cùng tỉnh đó, đổng thời tổng số các cứa hàng giống nhau mở ờ Trung Quốc không được vượt qua con số 30.
* Hoửc diện tích kinh doanh của mỗi cửa hàng không vượt quá 300m2 và tổng số cửa hàng trong tính tối đa là 30 và tổng số các cửa hàng giống nhau ớ Trung Quốc không vượt qua con sô 300.
* Thèm điều kiện: Doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài không tiếp thị bán hàng qua vô tuyến truyền hình, điện thoại, thư đửt hàng, Internet, máy bán hàng tự động hoửc kinh doanh một số mửt hàng (như muối, thuốc lá, sách báo, tạp chí, ô tô, dược phẩm, thuốc trừ sâu, màng mỏng dùng trong nông nghiệp, phân bón hoa học, sản phẩm hoa dấu, ngũ cốc, đường ăn, bông, nông sàn, vật tư nông nghiệp). Và, việc chấp thuận cùa chính quyền cấp tinh phải được báo cáo với Bộ Thương mại.
Như vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra mục tiêu phát triển logistics trong kê hoạch 5 năm và được xếp là một trong những mục tiêu quan trọng ngang bằng với các mục tiêu phát triển kinh tế vĩ m ô khác. Cùng với đó, việc thực hiện chính sách thu hút đẩu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối một cách có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp đã giúp Trung Quốc đạt được nhiều thành quả đáng kể. Đó là vừa có thể duy trì được sự phát triển ổn định, vừa tạo được động lực đế thực hiện cải cách các doanh nghiệp thương mại trong nước và đẩy nhanh quá trình hiện đại hoa ngành phân phối hàng hoa nội địa, tâng khả năng ứng dụng công nghệ logistics vào khâu phân phối. Trung Quốc chính là bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia khác trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế và trong đó có Việt Nam.
C H Ư Ơ N G H I
M Ộ T S Ố G I Ả I P H Á P N H Ằ M P H Á T T R I Ể N H Ệ T H Ố N G P H Â N P H Ố I TRONG H O Ạ T ĐỘ N G LOGISTICS Ở V I Ệ T N A M
ì. ĐỊNH HƯỚNG VỀ VIỆC Tổ CHỨC HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
Việt Nam đang là một trong nhũng ngôi sao mới của thê giới, là một thị trường phân phối cực kấ tiềm năng. Theo Bộ thương mại. trong giai đoạn 2001- 2005, doanh thu bán lẻ tại Việt Nam tăng bình quân 18%/năm, cao xấp xì 2 lần so với mức tăng GDP cùng kấ. Cụ thể, năm 2005 đạt 20 tỷ USD (tâng 2 0 % so với 2004) và dự đoán năm 2010 sẽ vượt qua mức 50 tỷ USD. Với 84 triệu dân mà trong đó có hơn một nửa là dưới độ tuổi 30, độ tuổi thích mua sám, thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất rộng và chưa thể ngay lập tức khai thác hết được. Tuy nhiên, hiện hàng hoa đến tay người tiêu dùng chù yếu là thông qua kênh phân phối truyền thống (chiếm gần 90%), và một số ít qua kênh phán phối hiện đại (hơn 10%). Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh phía Bắc, phía Nam, và miền Trung, tiểu thương và tư thương đảm nhận vai trò phân phôi hàng hoa là chù yếu. Mặc dù, thị trường bán lẻ đã có nhiều tiên bộ so với thời gian trước đây, song phải thừa nhận rằng hệ thông phân phối hàng hoa của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, làm ân theo kiểu "ăn xổi ớ thì", hàng có bao nhiêu bán bấy nhiêu. Việc không có sự liên kết chạt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phôi, giữa các nhà phân phối với nhau tạo nên một hệ thông phàn phối trung gian nhiều tầng, nhiều nấc, đẩy chi phí và giá hàng hoa lên cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam cũng như dự báo về yêu cầu và tác động cùa hộ nhập kinh tế quốc tế, căn cứ vào chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế cùa Đảng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung và mục tiêu phát triển đến năm 2010 nói riêng, hệ thống phân phối hàng hoa Việt Nam cần có những định hướng trong thời gian tới như sau: