đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Để đảm bảo tính khả thi cho luật chứng khoán trước yêu cần ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp rõ ràng không chỉ dựa vào việc hoàn thiện các quy định của Luật chứng khoán mà còn cần một cơ chế tự kiểm soát hữu hiệu hơn, dựa trên cơ sở nâng cao hiểu biết thị trường và pháp luật của các nhà đầu tư chứng khoán. Bằng cách này, các nhà đầu tư chứng khoán có được khả năng hiểu biết pháp luật, thực hiện theo luật pháp để tránh các tranh chấp đáng tiếc xảy ra.
Hiện nay, các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nhỏ lẻ chiếm khoảng 80%- 90% giao dịch hàng ngày trên TTCK, nguồn vốn của họ góp phần nuôi dưỡng cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Cũng không thể phủ nhận rằng hiện nay phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Việt Nam thiếu hiểu biết về lĩnh vực chứng khoán. Chính điều này đã góp phần tạo ra các tranh chấp không đáng có trên thị trường. Việc áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng lực đầu tư của nhà đầu tư để phòng ngừa ngay từ đầu tranh chấp xảy ra. Có nên chăng trong việc cần thiết phải thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
chứng khoán nhỏ lẽ. Ở Việt Nam, hiện nay đã có hai tổ chức đoàn thể về chứng khoán là Hiệp hội các Nhà kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) và Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), tuy nhiên chúng ta chưa có một tổ chức mang tính đại diện cho các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân Việt Nam như là dạng Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas). Vì vậy chúng ta nên nghiên cứu mô hình và tiến tới thành lập Hiệp hội Các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nhỏ lẻ để nhằm tạo nên cầu nối làm trung gian, hòa giải cho những tranh chấp giữa nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ và các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tuyên truyền pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đến các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ để họ hiểu biết được những quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình để hạn chế tối đa các tranh chấp xảy ra.
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn non trẻ, vì vậy, pháp luật cần phải có một thời gian để tự hoàn thiện. Vấn đề đặt ra là, phải đặt sự quản lý nhà nước lên hàng đầu, bảo vệ được quyền lợi cho những chủ thể tham gia thị trường, bảo vệ thị trường phát triển lành mạnh và bền vững, làm cho thị trường chứng khoán thực sự là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả.
Theo đó, vấn đề giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán là vấn đề hết sức cần thiết nhằm tạo được lòng tin của những chủ thể tham gia thị trường, từ đó duy trì hoạt động của toàn bộ thị trường, thu hút được nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã được xem xét và nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện và biện chứng. Pháp luật về giải quyết trên thị trường chứng khoán hiện nay đã có những quy định làm cơ sở pháp lý giải quyết một số tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán trong thực tế. Tuy nhiên, xét một cách khách quan, pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những quy định chung chung, quy định ban đầu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực tế. Vì vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu và xem xét một cách kỹ lưỡng để đáp ứng được yêu cầu trên thực tế. Đề tài này đưa ra một số giải pháp cho việc hoàn thiện các quy định về pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán với mong muốn trước mắt là góp phần xây dựng khung pháp lý vững chắc nhằm phát triển thị trường chứng khoán, từ đó tạo nên tiền đề để có những bước tiến xa hơn là phát triển nền kinh tế./.
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu pháp lý:
1. Hiến pháp 1992.
2. Luật chứng khoán 2006 (Đã được sửa đổi bổ sung năm 2010 bằng Luật số 62/2010/QH12).
3. Luật Doanh nghiệp 2005. 4. Luật Đầu tư 2005.
5. Bộ luật Dân sự 2005.
6. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. 7. Luật Trọng tài thương mại 2010. 8. Luật Thi hành án Dân sự 2008.
9. Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (Được sửa đổi bổ sung vào năm 2004 bằng Luật số 26/2004/QH11 và năm 2005 bằng Luật số 58/2005/QH11).
10. Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/01/2007 Quy định chi tiết thi hành Luật chứng khoán.
11. Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/09/2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
12. Quyết định số 599/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/05/2007 Về việc chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
13. Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/01/2009 Về việc thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
14. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/03/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004".
15. Quyết định số 389/QĐ-BTC ngày 23/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp chế.
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
16. Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 24/08/2008 Về việc ban hành Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
17. Quyết định số 16/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ ngày 02/02/2004 Về việc phê duyệt Bảng điều lệ của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam.
18. Công văn số 141/TANDTC-KHXX của Tòa án nhân dân tối cao ngày 21/09/2011 Về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Tài liệu chuyên khảo:
1. TS. Bạch Đức Hiển, Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, năm 2008. 2. TS. Phạm Thị Giang Thu “Một số vấn đề về pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2004.
3. TS. Nguyễn Văn Tuyến, Giáo trình Luật chứng khoán, NXB Giáo dục, năm 2011. 4. TS. Phạm Thị Giang Thu “Tìm hiểu Luật chứng khoán”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2007
5. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước “Một số vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số 13-UBCK-2001, Hà Nội, 2001
6. TS. Đào Văn Hội “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2004.
7. Th.S. Trần Huỳnh Thanh Nghị, Giáo trình Luật kinh tế, NXB Lao động - Xã hội. 8. Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2007.
9. Tạp chí Luật học số 03/2002; số 01/2004; số 08/2006. Website: www.ssc.gov.vn www.hsx.com www.hnx.com www.taichinhchungkhoan.com.vn www.viac.org.vn