Đối với việc giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 ngoài việc quy định trình tự, thủ tục tố tụng giải quyết vụ án thì việc cơ quan tài phán đưa ra các phán quyết (bản án) đóng vai trò rất quan trọng vì các phán quyết đó cũng được các cơ quan thi hành án tổ chức thi hành. Theo luật hiện hành thì sau khi xét xử, tòa án phải tuyên án và ra các quyết định để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tố tụng và để đảm bảo các phán quyết này.
Bản án, quyết định của tòa án đối với các tranh chấp trên TTCK nói riêng và các tranh chấp trong lĩnh vực khác nói chung được thi hành theo Luật Thi hành án dân sự 2008. Việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án có những nét đặc thù đó là:
+ Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đạt của các đương sự nên các quyết định, bản án của tòa chỉ được đưa ra thi hành khi có đơn yêu cầu của một bên được thi hành án.
+ Các đương sự không những có quyền hòa giải, thương lượng trước tòa án, trước khi có phán quyết của tòa án mà còn có quyền tự thương lượng, thỏa thuận về phương thức thi hành án, quyết định của tòa.
+ Khi hết thời hạn tự nguyện mà người phải thi hành án vẫn không thi hành thì Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật và trong thực tế thi hành án kinh tế chủ yếu áp dụng hai biện pháp sau:
Theo quy định của BLTTDS thì trường hợp các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định của toà án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
hành án trong thời hạn là 03 năm tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn, Trong trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn hoặc các trường hợp phải hoãn, tạm đình chỉ thi hành án thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng, thời gian hoãn, tạm đình chỉ đó không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn, tạm đình chỉ thi hành án.
Từ việc xem xét hình thức phán quyết và biện pháp xử lý của cơ quan trọng tài và tòa án người viết thấy rằng tuy đây là hai tổ chức hoàn toàn độc lập nhưng vẫn có quan hệ với nhau trong một hệ thống thông qua thủ tục tố tụng. Và điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, thực tế ở nhiều nước tòa án thường có thẩm quyền công nhận và cho thi hành quyết định của trong tài và người ta có thể trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài. Phần lớn tòa án các nước có thẩm quyền xem lại quyết định của trọng tài chỉ trong trường hợp: thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu; quyết định của trọng tài vi phạm các quy tắc tố tụng; quyết định trọng tài vi phạm pháp luật, tòa án không được giải quyết vụ kiện khi có thỏa thuận Trọng tài.