Trên TTCK, các quan hệ phát sinh rất đa dạng. Các quan hệ đó có thể xảy ra giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán, giữa công ty chứng khoán với nhà phát hành hoặc giữa các nhà đầu tư với nhau… Do đó, nếu xảy ra tranh chấp thì việc phân loại các tranh chấp để giải quyết là vấn đề cần xem xét. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán, trước hết phải được hiểu đó là những văn bản quy định chung về giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, pháp luật về lĩnh vực này vẫn chưa hoàn thiện.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK hiện nay của Việt Nam hầu như chưa có văn bản nào ghi nhận ngoài quy định tại điều 131 Luật chứng khoán 2006:
“Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại trọng tài hoặc tòa án được tiến hành theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, căn cứ vào những quy định nêu trên, có thể hiểu rằng các quy định chung về tố tụng trọng tài và tòa án là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp trên TTCK hiện nay. Hình thức thương lượng, hòa giải cũng được Luật chứng khoán đề cập đến nhưng hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn thi hành cụ thể. Tuy nhiên, TTCK là một lĩnh vực với sự hiểu biết của các nhà đầu tư chưa nhiều, quá trình hoạt động sẽ có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) đã ban hành hai văn bản (không phải là văn bản pháp quy) để hướng dẫn thi hành đó là:
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
Quyết định số 39/2000/QĐ-TTGD3 ngày 12/06/2000 quy định về tổ chức Ban hòa giải tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định số 43/2000/QĐ-TTGD3 ngày 14/06/2000 về Quy trình nghiệp vụ hòa giải tranh chấp tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy định về tổ chức Ban hòa giải thì Ban này được thành lập theo quyết định của Giám đốc Trung tâm. Ban hòa giải gồm có các thành viên như:
+ Giám đốc hoặc Phó giám đốc Trung tâm làm trưởng Ban; + Đại diện phòng giám sát thị trường là thành viên thường trực; + Đại diện các phòng chức năng của Trung tâm có liên quan; + Đại diện của các công ty chứng khoán thành viên;
+ Các thành viên khác theo đề nghị của trưởng Ban hòa giải.
Ban hòa giải hoạt động theo các nguyên tắc như: tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải; khách quan, công minh có lý có tình; giữ bí mật thông tin của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan; không xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng; kịp thời chủ động kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra và đạt được kết quả hòa giải. Những nguyên tắc này cơ bản phù hợp với nguyên tắc hòa giải nói chung.
Để thực hiện tốt công tác hòa giải, văn bản đã quy định quyền và nghĩa vụ của Ban hòa giải trong giải quyết tranh chấp, quy định việc lập biên bản ghi diễn biến phiên hòa giải, biên bản công nhận hòa giải thành hoặc không thành, quy dịnh về việc cung cấp các biên bản hòa giải khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, việc lưu trữ hồ sơ vụ việc.
Tóm lại, pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK ghi nhận vai trò của trọng tài và nó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thực tế nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của tổ chức này chưa cao và vai trò của tổ chức này chưa được thể hiện rõ nét. Việc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, tuy pháp luật đã có cơ chế thực hiện nhưng chưa thực sự phát huy tác dụng, một phần do tâm lý, thói quen của các bên ngại tham gia hoạt động tố tụng. Ngoài các hình thức
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
trọng tài và tòa án đã được pháp luật quy định thì các hình thức thương lượng và hòa giải cũng rất phổ biến và được áp dụng khá nhiều trên TTCK, xét ở góc độ nào đó cũng đã phát huy hiệu quả khá tích cực, tuy nhiên hoạt động này hoàn toàn mang tính tự phát và thực tế cũng chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh ngoài một số quy định về hòa giải trong lĩnh vực dân sự.