Hình thức giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 27 - 30)

Khi tranh chấp phát sinh, việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp sẽ giải toả được các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được.

Mặc dù tranh chấp có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thông thường được giải quyết theo các hình thức sau:

a) Hình thức thương lượng. Có thể nói, thương lượng là hình thức giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh từ mọi mặt đời sống xã hội, không chỉ riêng cho những tranh chấp phát sinh trên TTCK. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò của bên thứ ba can thiệp vào mà bản thân các bên trong mối quan hệ có phát sinh tranh chấp sẽ tự thỏa thuận với nay để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên. Phương thức này đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả lại ít tốn kém về tiền bạc, không mất nhiều thời gian giữa các bên. Các bên có thể tự mình đứng ra giải quyết hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình đứng ra giải quyết mà không cần phải trực tiếp giải quyết. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên có thể tự đưa ra ý kiến, quan điểm của mình của mình hay cũng có thể thỏa thuận lại những nội dung phát sinh tranh chấp theo hướng phù hợp nhất và có lợi nhất cho cả hai bên, không gây mất hòa khí giữa các bên. Thế nhưng, phương thức này chỉ thích hợp khi cả hai bên cùng có thiện chí để giải quyết các tranh chấp. Trong trường hợp các bên hoặc ít nhất

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

một trong các bên tỏ ra mất hòa khí hay có sự bất đồng quan điểm thì phương thức giải quyết này sẽ không đi đến kết quả mà đôi khi còn ảnh hưởng đến quan hệ của các bên. Thỏa thuận được tạo lập giữa các bên không có tình thi hành bắt buộc hay không có gì để đảm bảo các bên phải thi hành mà chỉ được thi hành dựa trên sự tự nguyện, thiện chí của các bên mà thôi, vì thế các bên có thể phá vỡ sự thỏa thuận này một cách dễ dàng. Ngoài ra, hình thức thương lượng thưởng diễn ra khép kín, không công khai nên dễ xảy ra những tiêu cực trái pháp luật.

b) Hình thức hòa giải. Trung gian hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò làm trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm ra giải pháp để chấm dứt tranh chấp. Giống như hình thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức trung gian hòa giải hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Người đưa ra quyết định cuối cùng là các bên có tranh chấp mà không phải là người trung gian hòa giải, trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên.

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp mag tình chất tự nguyện, so với thương lượng thì hòa giải có nhiều ưu điểm hơn là có một bên đứng ra làm trung gian hòa giải và người đó sẽ giải thích cho các bên hiểu rõ hơn về phương thức, cách thức để ọ có thể giải quyết mây thuẫn của mình khiến cho việc giải quyết tranh chấp được dễ dàng hơn. Chẳng hạn hòa giải viên ít nhiều cũng là những trung gian am hiểu nhiều vấn đề đang tranh chấp, họ sẽ đánh giá sự thật khách quan hơn, công bằng hơn cho các bên. Hòa giải viên có thể đưa ra phương thức giải quyết cho cả hai bên cùng tham khảo, để cùng nhau bàn bạc tìm ra hướng giải quyết công việc tốt hơn, cùng các bên từng bước tháo gỡ từng mắc xích của những bất đồng qua đó có hướng giúp các bên giải quyết tranh chấp tốt hơn.

Mục tiêu của hòa giải là để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các quan hệ lâu dài vì lợi ích chung của các bên, hạn chế tối đa sự hao phí thời gian và tiền của vào các vấn đề mang tính chất hình thức tố tụng và bằng hòa giải để tăng cường sự tham gia trực tiếp và khả năng kiểm soát của các bên

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

tranh chấp trong phạm vi bảo vệ bí mật kinh doanh - một yếu tố nhạy cảm đối với các doanh nghiệp.

c) Hình thức trọng tài. Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp ra một tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nếu như phương thức giải quyết bằng thương lượng, hòa giải mang tính mềm dẻo, không có hiệu lực bắt buộc các bên phải thi hành thi phương thức trọng tài có tính bắt buộc phải thi hành hơn. Phán quyết trọng tài sẽ có hiệu lực bắt buộc phải thi hành, nếu một bên không thi hành hay cố tình chống lại thì có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.

Ưu điểm của hình thức giải quyết bằng trọng tài là rất thích hợp để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu, đặc biệt là tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có khả năng giải quyết chính xác, dứt điểm, nhanh chóng các tranh chấp vì thủ tục của nó ít rườm rà hơn so với tố tụng tòa án, hạn chế sự tiết lộ bí mật kinh doanh và giữ được uy tín cho các bên tranh chấp, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các bên. Ngoài ra. Các bên có thể lựa chọn những trọng tài viên có kiến thức chuyên môn đặc biệt phù hợp với mình để giải quyết, điều này đặc biệt quan trọng trong những vụ tranh chấp liên quan đến những vấn đề có tính chuyên môn kỹ thuật cao như các tranh chấp TTCK.

d) Tòa án. Là cơ quan giải quyết tranh chấp sau khi các bên không thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải và trọng tài. Theo đó, một bên bằng đơn kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tòa án theo thủ tục luật định sẽ đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.

Việc tòa án xét xử các tranh chấp kinh tế không những góp phần ổn định quan hệ kinh tế thị trường mà còn tác động tích cực vào quan hệ kinh tế thị trường, bảo đảm cho các quan hệ kinh tế này tồn tại và phát triển phù hợp với định hướng phát triển kinh tế chung của đất nước. Khi tòa án đưa ra một phán quyết giải quyết tranh chấp kinh tế, có nghĩa là nhà nước đã gián tiếp tuyên bố lợi ích hợp pháp, quyền bình đẳng và tự do kinh doanh theo pháp luật của các tổ chức, cá nhân được nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Các

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

quan hệ kinh tế diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, luôn được sự bảo hộ về mặt pháp lý từ phía nhà nước[16]

.

Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án cũng có những hạn chế nhất định, về trình tự thủ tục khá dài và phải tuân thủ theo những nguyên tắc quy định cho việc xét xử bằng tòa án, việc xét xử thông qua tòa án có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các bên trên thương trường vì tòa án thường xét xử công khai sẽ làm lộ các bí mật kinh doanh của các bên nên không tránh khỏi những tổn thất cho các bên và thời gian giải quyết tranh chấp cũng kéo dài gây cản trờ cho công việc kinh doanh của các bên, đặc biệt là đối với TTCK khi các bên đều mong muốn giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng để tiếp tục tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh vì thị trường luôn biến động từng ngày, từng giờ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 27 - 30)