Thương lượng là biện pháp giải quyết tranh chấp theo đó các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba. Việc thương lượng không thể tiến hành theo bất kỳ một mô hình nào, nó phụ thuộc vào khả năng, kỹ năng đàm phán của các bên, phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp và cam kết trong hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận để cùng nhau đưa ra một giải pháp có tính thỏa hiệp để giải quyết bất đồng. Pháp luật về chứng khoán và thị TTCK của một số nước trên thế giới còn coi thương lượng là một điều kiện bắt buộc trước khi các bên sử dụng các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Ví dụ tại Khoản 2.2 Điều 202 Luật về chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc quy định là khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên liên quan đến việc mua, bán hoặc các giao dịch chứng khoán khác thì trưởng Ban giám sát của Uỷ ban chứng khoán Hàn Quốc có thể thông báo cho các bên liên quan về việc yêu cầu tự thương lượng, hoà giải trong vòng 30 ngày, kể từ khi có yêu cầu này. Ở Việt Nam, trong các Nghị định về chứng khoán và TTCK trước đây và Điều 131 Luật chứng khoán 2006 cũng có quy định “tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng”. Tuy nhiên, thủ tục thương lượng như thế nào và việc bảo đảm thi hành các giải pháp đã được thoả thuận trên cơ sở thương lượng ra sao thì chưa có quy định pháp luật điều chỉnh. Vì vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng thương lượng cũng không được đặt ra và cơ chế giải quyết tranh chấp bằng thương lượng chưa phát huy được hiệu quả mặc dù nó có ưu điểm là giảm thiểu được xung đột xã hội và chi phí xã hội, bảo vệ được uy tín, bí mật kinh doanh của các bên.
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
Thông thường, việc thương lượng giải quyết tranh chấp được thể hiện dưới hai hình thức sau:
+ Thương lượng bằng cách gặp gỡ trực tiếp: là việc các bên tự mình hoặc cử đại diện của mình gặp mặt nhau tại một địa điểm nhất định vào một thời gian xác định để bàn bạc vấn đề tranh chấp nhằm đưa ra các giải pháp giải quyết tranh chấp.
+ Thương lượng gián tiếp: với sự phát triển vượt bậc của công nghệ điện tử internet, email thì việc thương lượng giữa các bên có đương sự được thực hiện khá thuận lợi. Tuy vậy, tất cả các thư từ điện tín email đều phải được trả lời một cách nhanh chóng cho dù nguyên nhân tranh chấp là do phía mình gây ra cũng cần phải được trả lời sớm để giải quyết thỏa đáng, nếu trì hoãn hoặc cố tình quên không trả lời sẽ gây ấn tượng xấu và làm cho việc giải quyết tranh chấp trở nên khó khăn.
Thực tiễn cho thấy giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng là hình thức được sử dụng phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng gần như quyết định trên TTCK hiện nay. Điều này xuất phát từ chính ưu điểm của phương thức này là không có sự xuất hiện của bên thứ ba, uy tín của các bên không bị ảnh hưởng (đây lại là vấn đề được đặc biệt quan tâm, bảo vệ khi thị trường có tính cạnh tranh cao). Điều đó cũng lý giải vì sao trong thời gian qua, mặc dù thực tế có nhiều tranh chấp nhưng không được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong hoạt động đầu tư chứng khoán, việc thương lượng đã được áp dụng và có hiệu quả nhất định. Ví dụ: việc đặt sai lệnh của công ty chứng khoán cho khách hàng như nhầm lệnh mua thành bán hoặc ngược lại hay đặt lệnh mua, bán mà không kiểm tra tài khoản ký quỹ của khách hàng dẫn đến tình trạng không đủ tiền, chứng khoán để thanh toán hay đặt lệnh sai tài khoản, sai số tiền, sai số lượng chứng khoán…Vì vậy, trong những trường hợp này các bên thường đàm phán thương lượng để giải quyết.
Tuy nhiên, hình thức thương lượng không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả. Thực tế cho thấy trong lĩnh vực chứng khoán có những hoạt động khi xảy ra tranh chấp các bên rất khó có thể tự thương lượng để đi đến một thỏa thuận mà phải cần có một tổ chức trung gian có thẩm quyền và chuyên môn nghiệp vụ để tham gia giải quyết. Ngay trong ví dụ trên, nếu công ty chứng khoán nhầm lệnh mua thành bán mà khách hàng
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
không có loại chứng khoán đó trong tài khoản và công ty chứng khoán không có nghiệp vụ tự doanh, không có chứng khoán dự phòng thì việc giải quyết bằng thương lượng khó có thể đạt được hiệu quả.
Hay trong hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán, khác với hoạt động tư vấn khác thường đem lại một lợi ích nhất định cho người có nhu cầu, lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán có thể xảy ra trường hợp tổ chức tư vấn đưa ra các thông tin hay kết quả phân tích, báo cáo phân tích chứng khoán không trung thực hoặc đưa ra các khuyến nghị thiếu cơ sở khoa học gây thiệt hại cho người được tư vấn (ví dụ như: chứng khoán giảm giá do quan hệ cung cầu hoặc do sự khó khăn về tài chính của tổ chức phát hành…), vậy nếu tranh chấp xảy ra thì việc thương lượng giữa các bên là rất khó khăn và hiện nay pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về vấn đề này.