Hình thức hòa giải hòa giải

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 38 - 42)

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp về chứng khoán có thể được coi là một trong những hình thức giải quyết được ưa chuộng vì hình thức này bắt buộc phải có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải, người trung gian (hòa giải viên) này có vai trò trợ giúp, phân tích nguyên nhân, diễn biến của quá trình phát sinh tranh chấp để các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau đi đến thống nhất phương án loại bỏ tranh chấp. Hòa giải viên không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì để ràng buộc các bên tranh chấp. Giống như thương lượng, hòa giải thực chất vẫn được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết và hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên tranh chấp.

Có thể nhận thấy, mặc dù một tranh chấp được đưa ra hòa giải sẽ có sự tham gia của bên thứ ba với tư cách là hòa giải viên nhưng có giá trị pháp lý thấp và thực tế hiện nay cũng chưa có cơ chế nào để đảm bảo thi hành, việc thi hành các thỏa thuận đạt được hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên. Khi các bên không đồng thuận thì hoàn toàn có thể tiến hành giải quyết tranh chấp bằng các hình thức khác như trọng tài hoặc tòa án dẫn đến phương thức hòa giải không đạt được hiệu quả như mong muốn.

TTCK là sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo chất lượng hoà giải các tranh chấp phát sinh trên thị trường, đòi hỏi đội ngũ hoà giải viên ngoài

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

kinh nghiệm đàm phán, nghệ thuật thuyết phục, sự nhiệt tình, trung thực phải có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Xuất phát từ yêu cầu này, pháp luật đã ghi nhận vai trò trung gian hoà giải của một tổ chức hoạt động trên TTCK, bao gồm Trung tâm giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán tại các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất về TTCK. Nghị định số 144/2003/NĐ-CP quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm giao dịch chứng khoán là làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. Theo quy định của Nghị định 144 thì giao dịch chứng khoán tại thị trường tập trung phải thực hiện thông qua thành viên của Trung tâm giao dịch là các công ty chứng khoán. Đối với phương thức giao dịch thoả thuận (áp dụng cho giao dịch chứng khoán lô lớn), mức giá và số lượng chứng khoán giao dịch đã thoả thuận từ trước giữa hai nhà đầu tư với công ty chứng khoán hoặc giữa hai công ty chứng khoán với nhau, công ty chứng khoán chỉ nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của Trung tâm để Trung tâm xác nhận kết quả giao dịch. Đối với phương thức khớp lệnh, căn cứ vào lệnh (mua hoặc bán chứng khoán) của khách hàng, công ty chứng khoán nhập lệnh vào hệ thống giao dịch tại Trung tâm để tiến hành khớp lệnh trên cơ sở ưu tiên về giá. Quy trình giao dịch chứng khoán kết thúc bằng thủ tục chuyển giao chứng khoán và thanh toán tiền giữa trung tâm lưu ký chứng khoán và ngân hàng chỉ định thanh toán. Tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có thể phát sịnh tại bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình giao dịch trên giữa các chủ thể là công ty chứng khoán, nhà đầu tư, tổ chức thanh toán và tổ chức có chứng khoán giao dịch. Khi xảy ra tranh chấp, các chủ thể này đều có quyền đề nghị Trung tâm tiến hành hoà giải vì quy định nêu trên không xác định rõ quyền đề nghị thuộc chủ thể nào. Quy định về vai trò của trung gian hoà giải của Trung tâm (Sở) giao dịch chứng khoán tại Nghị định số 144/2003/NĐ-CP đã được cụ thể hoá trong một số văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn như: Thông tư số 58/TT- BTC của Bộ tài chính ban hành ngày ngày 17/06/2004 hướng dẫn thi hành về thành viên và giao dịch chứng khoán chỉ rõ, thành viên của Trung tâm có quyền đề nghị Trung tâm làm trung gian hoà giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. Theo quy định tại Nghị định số 144/2003/NĐ-CP, hoạt động kinh

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

doanh chứng khoán không bao gồm hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và hoạt động lưu ký chứng khoán nên tranh chấp phát sinh từ hai hoạt động này không được thừa nhận là tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán để được hoà giải tại Trung tâm. Đây là quy định bất hợp lý, bởi lẽ, về bản chất, hoạt động lưu ký chứng khoán và hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đều là hoạt động kinh doanh chứng khoán dưới dạng dịch vụ để thu phí. Tuy nhiên, Luật chứng khoán 2006 ra đời đã khắc phục được hạn chế này. Bên cạnh Thông tư kể trên, Quyết định số 1788/QĐ-BTC ngày 30/05/2005 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) cũng quy định rõ, Trung tâm có thể làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến chứng khoán đăng ký giao dịch tại Trung tâm. Nội dung quy định trên tiếp tục được khẳng định trong Luật chứng khoán nhưng đã có thời điểm mới khi luật xác định rõ quyền làm Trung gian hoà giải của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán và chủ thể có quyền yêu cầu Trung tâm hoà giải chỉ bao gồm các thành viên giao dịch ( tức là các công ty chứng khoán). Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam có các điểm khác so với pháp luật các nước khi quy định về phạm vi chủ thể có quyền đệ đơn yêu cầu Trung tâm tiến hành hoà giải tương đối hẹp. Bên cạnh các thành viên giao dịch, các công ty niêm yết… Luật chứng khoán yêu cầu Trung tâm (Sở) giao dịch chứng khoán phải quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ trong Điều lệ được Bộ tài chính phê chuẩn. Điều đó có nghĩa, tranh chấp xảy ra giữa các công ty chứng khoán là thành viên của Trung tâm (Sở), trước hết phải tuân theo nguyên tắc giải quyết riêng trong nội bộ tổ chức.

Ngoài ra, căn cứ vào Bảng điều lệcủa Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) thì Hiệp hội cũng có thẩm quyền giải tranh chấp giữa các hội viên, hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa hội viên với các tổ chức, cá nhân khác trong các vấn đề liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán[20]. Hiện nay, thì hội viên của Hiệp hội là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ

20

Khoản 9 Điều 7 Bảng điều lệ của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam được phệ duyệt bằng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

định thanh toán của Việt Nam, các chủ thể khác tán thành điều lệ của Hiệp hội và được Hiệp hội chấp nhận.

Vì vậy, việc phân định thẩm quyền của Trung tâm (Sở) giao dịch chứng khoán và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán hiện nay có thể theo hướng:

+ Trung tâm (Sở) giao dịch chứng khoán có thể làm trung gian hòa giải các tranh chấp tại Trung tâm hoặc Sở có liên quan đến giao dịch chứng khoán như những tranh chấp giữa khách hàng và công ty chứng khoán; tranh chấp giữa các công ty chứng khoán thành viên với nhau.

+ Hiệp hội chứng khoán có thể làm trung gian hòa giải các tranh chấp giữa các công ty thành viên của Hiệp hội hoặc giữa công ty thành viên với các tổ chức cá nhân khác.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần làm rõ thêm khi thực hiện các bước hòa giải là xác định rõ thẩm quyền giải quyết hòa giải để tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp khi yêu cầu hòa giải. Ví dụ như một tranh chấp xảy ra giữa công ty quản lý quỹ (là thành viên của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán) với công ty chứng khoán (là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán) trong quá trình đặt mua, bán chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư chuyên nghiệp, như vậy Hiệp hội và Trung tâm đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, việc hòa giải sẽ rất khó khăn khi các bên tranh chấp không thỏa thuận được tổ chức trung gian giải quyết, khi đó có thể các bên sẽ tìm đến hình thức Trọng tài và Tòa án.

Ngoài ra, không chỉ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán giữ vai trò trung gian hòa giải mà các bên tranh chấp cũng có thể thỏa thuận lựa chọn một hòa giải viên khác mà theo các bên là có đủ uy tín và độ tin cậy cần thiết, đó có thể là các chuyên gia, luật sư có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực chứng khoán, có uy tín, phẩm chất tạo được độ tin cậy cần thiết cho các bên tranh chấp.

Cũng giống như quốc gia có thị trường, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thành lập Ban hòa giải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

bằng con đường này. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên TTCK bằng con đường hòa giải chính là quyền và nghĩa vụ của tổ chức trung gian hòa giải.

Theo quy trình nghiệp vụ hòa giải tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thì Sở có các quyền và nghĩa vụ như: tiếp nhận đơn yêu cầu của các bên có tranh chấp; trả lại đơn nếu không đúng nội dung theo yêu cầu, không đúng thẩm quyền giải quyết hoặc vụ việc đã hoặc đang được tiến hành giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền khác; yêu cầu các bên cung cấp tài liệu liên quan đến vụ việc; triệu tập từng bên để tiếp nhận ý kiến hoặc yêu cầu giải thích bằng văn bản những nội dung liên quan đến tranh chấp; ra quyết định đình chỉ hỏa giải khi nguyên đơn rút đơn đề nghị hòa giải, khi các bên được triệu tập lần hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, khi bị đơn không chấp nhận hòa giải tại Sở. Ban hòa giải cũng có các nghĩa vụ như: tổ chức tốt phiên hòa giải; lập biên bản ghi diễn biến phiên hòa giải; lập biên bản công nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành và gửi cho các bên liên quan trong vòng 15 ngày; khuyến khích các bên liên quan thực hiện những thỏa thuận được ghi trong biên bản hòa giải thành.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)