Quy trình giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 49 - 54)

Pháp luật hiện hành đã có một số quy định liên quan đến hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại, tuy nhiên mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật thực định ở những nguyên tắc cơ bản. Điều 12 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích. Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự”. Điều 11 Luật Thương mại năm 2005 quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại: “các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại…”. Điều 317 Luật Thương mại có quy định hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp nhưng hình thức này chưa được quy định một cách cụ thể. Điều 12 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, để tiến hành thành công một buổi hòa giải thông qua trung gian, thông thường người ta phải tiến hành thủ tục gồm những bước sau:

Giai đoạn chẩn bị:

Các bên tranh chấp trao đổi thông tin, chỉ định người hòa giải nếu điều này không được quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên.

Giai đoạn nghe trình bày:

+ Người trung gian hòa giải giải thích cho các bên có tranh chấp thủ tục hòa giải và các quy định chủ yếu các bên phải tuân theo trong quá trình hòa giải như tôn trọng quyền trình bày của bên tranh chấp, giữ không khí hợp tác hòa hảo giữa các bên.

+ Các bên được trình bày ý kiến của mình cũng như nghe ý kiến của phía bên kia. Được đề xuất phương án giải quyết tranh chấp.

+ Người trung gian hòa giải phân tích tình hình, làm rõ tình tiết của vụ tranh chấp. Người trung gian có thể gặp gỡ riêng từng bên nhằm thuyết phục cũng như khuyến nghị cho các bên phương án giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn.

Giai đoạn ra văn bản giải quyết:

Khi các bên tranh chấp với sự giúp đỡ của người trung gian thỏa thuận được với nhau phương án giải quyết tranh chấp thì phải cùng nhau lập thành văn bản ghi rõ nội dung hòa giải và có đầy đủ chữ ký của các bên. Văn bản này có giá trị quan trọng trong việc giám sát quá trình thực hiện phương án hòa giải của các bên tranh chấp[24]

.

Đối với quy trình giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán trước hết phải dựa trên những nguyên tắc chung nhất về hoạt động hòa giải. Ngoài ra, tham khảo thêm văn bản hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thì quy trình hòa giải được thực hiện theo các bước sau:

24 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước “Một số vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp trên thị trường

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

Bước 1. Tiếp nhận đơn đề nghị hòa giải: giai đoạn này đòi hỏi đơn vị tiếp nhận phải phân loại đơn, xem nội dung tranh chấp được trình bày trong đơn, quá trình thương lượng giữa các bên và các yêu cầu đề nghị hòa giải, gửi bản sao đơn đề nghị cho bị đơn. Như vậy, theo quy định này thì trước khi đề nghị Sở hòa giải, các bên phải thương lượng trước.

Bước 2. Chuẩn bị hòa giải: giai đoạn này cơ quan trung gian có trách nhiệm kiểm tra nguyện vọng của các bên về yêu cầu hòa giải, đề nghị các bên cung cấp tài liệu và chứng cứ có liên quan; ra quyết định đình chỉ hòa giải nếu nguyên đơn rút đơn, bị đơn không chấp nhận đơn vị trung gian, vắng mặt không có lý do chính đáng… và ấn định thời gian mở phiên hòa giải.

Bước 3. Tiến hành hòa giải: giai đoạn này quy định đối tượng tham gia, các trường hợp ủy quyền, diễn biến phiên hòa giải, biên bản hòa giải (ghi rõ các nội dung như thành viên tham gia, ý kiến các bên, thỏa thuận đạt được).

Bước 4. Kết thúc hòa giải: Ban hòa giải lập biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành. Trường hợp hòa giải thành, Ban hòa giải có trách nhiệm khuyến nghị các bên thực hiện những thỏa thuận đã đạt được.

Quy trình nêu trên tuy là văn bản hướng dẫn nhưng bước đầu đã đưa ra được trình tự thực hiện trong quá trình hòa giải.

Nếu xem xét quy định của pháp luật Việt Nam về vai trò trung gian hòa giải của các tồ chức như Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán trong mối tương quan với pháp luật của các quốc gia thì đây là quy định có tính kế thừa thành tựu lập pháp của các nước. Hầu hết các nước có TTCK phát triển lâu đời hay vừa hình thành đều ghi nhận quy định trên. Bên cạnh đó pháp luật của một số nước còn ghi nhận vai trò hòa giải các tranh chấp trên TTCK cho một số tổ chức khác. Ví dụ: Luật chứng khoán Hàn Quốc quy định rõ về Ủy ban hòa giải tranh chấp về chứng khoán và thủ tục hòa giải tranh chấp về chứng khoán được thực hiện theo mô hình sau:

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

1: Các bên tranh chấp nộp đơn đề nghị giải quyết lên Ủy ban Chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán (thông qua Ban giám sát SSB) tiến hành xem xét đơn của các đương sự và quyết định có đứng ra làm trung gian hòa giải hay không.

2: Nếu quyết định đứng ra làm trung gian hòa giải các tranh chấp, Ủy ban Chứng khoán Hàn Quốc có quyền yêu cầu các bên tự hòa giải.

3,4: Nếu các bên tự hòa giải thành công,việc yêu cầu giải quyết sẽ được hủy bỏ, các bên thực hiện theo phương án đã được chấp nhận.

Nộp đơn Ra tòa Hòa giải Từ chối Từ chối Điều tra Chấp nhận Yêu cầu Giải quyết Chấp nhận Giải quyết SSB Trưởng ban SSB 1 2 3 4 5 6 7a 8a 7b 8b

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

5,6: Nếu các bên tranh chấp không tự hòa giải được, Ủy ban Chứng khoán Hàn Quốc sẽ làm trung gian hòa giải giữa các bên và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp.

7a,8a: Nếu các bên chấp nhận phương án của Ủy ban Chứng khoán thì tranh chấp giữa các bên sẽ kết thúc và phương án hòa giải này có hiệu lực thi hành như quyết định của tòa án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7b,8b: Nếu các bên không chấp nhận thì vụ tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua con đường tòa án.

Tại Nhật Bản, trong lĩnh vực chứng khoán, luật đã dành một chương riêng quy định về hòa giải (Chương 7). Theo đó, khi nảy sinh bất kỳ một tranh chấp nào có liên quan đến vấn đề về kinh doanh chứng khoán thì các bên tranh chấp có thể nộp đơn lên Bộ trưởng Bộ Tài chính xin hòa giải tranh chấp đó, Bộ trưởng sẽ cử một quan chức của Bộ tổ chức buổi điều trần và soạn thảo văn bản thỏa thuận cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp đó. Nếu cả hai bên chấp nhận bản thỏa thuận này, hai bên sẽ lập một bản thỏa thuận chính thức gửi lên Bộ trưởng. Trường hợp cộng ty chứng khoán hoặc thành viên của TTCK không thực hiện thỏa thuận, Bộ Tài chính có thể đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán trên TTCK trong thời hạn không quá 06 tháng.

Đối với việc giải quyết tranh chấp trên TTCK bằng phương thức thương lượng, hòa giải thì trên thế giới, tuỳ theo điều kiện cụ thể mỗi nước mà pháp luật có sự điều chỉnh khác nhau nhưng xu hướng chung đều ghi nhận thương lượng, hoà giải là phương thức giải quyết mang tính tự nguyện. Mỹ được coi là nước có TTCK lâu đời và phát triển nhất hiện nay, trong đó phải kể đến thị trường giao dịch tập trung NYSE và thị trường giao dịch OTC NASDAQ. Quy tắc giải quyết tranh chấp tại hai thị trường này đều thừa nhận thương lượng, hòa giải là cách giải quyết hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc đồng thời mỗi sở đều đưa ra chương trình hoà giải riêng, phù hợp với điều kiện của mình. Thương lượng, hoà giải được đề cập ở trên với tư cách là biện pháp ngoài tố tụng, tức là được thực hiện trước khi các bên đưa đơn kiện ra trọng tài hoặc toà án. Bên cạnh đó, pháp luật một số nước lại nhìn nhận hoà giải với tư cách biện pháp bắt buộc trong thủ tục tố tụng. Quy chế Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur (Malaixia )

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

quy định: “khi Sở giao dịch chấp nhận giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan thì các bên phải tự hoà giải trong vòng 30 ngày kể từ ngày có thông báo chấp nhận giải quyết tranh chấp của Sở giao dịch. Chỉ sau khi các bên không thể thoả thuận được thì Sở giao dịch mới chỉ định trọng tài viên giải quyết”.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 49 - 54)