Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 30 - 34)

Việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán chưa được pháp luật quy định rõ ràng, nhưng theo thông lệ chung thì việc giải quyết tranh chấp có thể thông qua các hình thức như: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Việc thương lượng trong giải quyết tranh chấp chủ yếu do hai bên tự thương lượng, nhưng hoạt động hòa giải thì vai trò của cơ quan trung gian là rất quan trọng, nhất là cơ quan quản lý. Vì vậy, các tổ chức có thẩm quyền tham gia giải quyết tranh chấp có thể là Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, trọng tài, tòa án. Tuy nhiên, trong hoạt động chứng khoán còn có đặc thù riêng đó là vai trò của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán (Hiệp hội kinh doanh chứng khoán) trong hoạt động hòa giải.

Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán là những đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động hòa giải được thông qua Ban hòa giải có chức năng hòa giải các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán[17] theo đề nghị của các bên tranh chấp. Thế nhưng, việc hòa giải của tổ chức này, hiện nay chưa

16

TS. Đào Văn Hội, Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia 2004, Trg.92

17

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể và những tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung tâm giao dịch hay Sở giao dịch đều chưa phân định rõ.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Có nhiều loại hình Hiệp hội chứng khoán, đó là: Hiệp hội tự quản và Hiệp hội thương mại. Xu hướng chung ở nhiều nước là phát triển loại hình Hiệp hội tự quản[18]

.

Về vai trò hòa giải trong giải quyết tranh chấp của Hiệp hội chứng khoán, tuy pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến nhưng trong rất nhiều văn bản pháp luật nước ngoài đã quy định trách nhiệm của Hiệp hội chứng khoán trong việc giải quyết tranh chấp. Luật chứng khoán của Trung Quốc quy định Hiệp hội chứng khoán có chức năng “hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên, giữa thành viên và khách hàng”.

Như vậy theo thông lệ về giải quyết tranh chấp của Hiệp hội thì đã có không rõ ràng trong việc phân định lĩnh vực giải quyết tranh chấp Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán và Hiệp hội chứng khoán.

Trọng tài

Ở Việt Nam, từ những năm 1960 đã có Tổ chức trọng tài kinh tế Nhà nước được thành lập để giám sát và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của nhà nước và bảo vệ thực hiện kế hoạch nhà nước. Các phán quyết của trọng tài kinh tế Nhà nước có hiệu lực pháp lý cao và nếu các bên không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, vai trò của tổ chức này chỉ phù hợp trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày nay, trong cơ chế thị trường, hình thức trọng tài phi Chính phủ đã được hình thành. Theo quy định hiện hành, về tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại thì tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải

18

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài[19]. Theo cách hiểu quy định này, hoạt động thương mại liên quan đến chứng khoán bao gồm hoạt động mua bán chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán… đại lý phát hành chứng khoán.

Tòa án

Tòa án được tổ chức theo hệ thống đồng thời có phân định lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, nếu tranh chấp trên TTCK muốn giải quyết bằng con đường tòa án cần phải xác định vụ việc đó thuộc thẩm quyền của tòa án cấp nào hoặc tòa nào có thẩm quyền thụ lý.

Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 33/2002/QH10 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế, thành lập tòa kinh tế trong tòa án nhân dân. Vì vậy, có sự phân biệt giữa tòa kinh tế và tòa dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp. Mặc dù tòa kinh tế chỉ được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi vụ án kinh tế chỉ do tòa kinh tế của hai cấp này giải quyết, mà ở địa phương vẫn tồn tại tòa án nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 trừ những tranh chấp kinh doanh, thương mại mà có đương sự hoặc tài sản cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Vấn đề cần lưu ý là trong việc xác định toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Để làm rõ vấn đề này phải xuất phát từ tính chất của quan hệ đầu tư chứng khoán có tranh chấp. Trong hoạt động đầu tư chứng khoán, tranh chấp phát sinh có thể là tranh chấp hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng mở tài khoản giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư là khách hàng của công ty; hợp đồng quản lý danh mục đầu tư; hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán…; tranh chấp về mua,

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

bán chứng khoán; tranh chấp về quyền sở hữu chứng khoán; tranh chấp giữa các nhà đầu tư là cổ đông của công ty với nhau, giữa cổ đông với công ty liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, phân phối lợi nhuận…

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 30 - 34)