Hình thức tòa án

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 44 - 49)

Giải quyết tranh chấp tại tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp theo đó một bên bằng đơn kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tòa án với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục luật định sẽ đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. Lựa chọn hình thức này, các bên phải tuân theo trình tự, thủ tục pháp lý phức tạp, thời gian bị kéo dài, công sức và chi phí cao. Do vậy giải quyết tranh chấp bằng tòa án chủ yếu trong các trường hợp, hòa giải không thành hoặc không thể áp dụng hình thức trọng tài (do không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu).

Tranh chấp phát sinh trên TTCK phổ biến là tranh chấp thương mại và tranh chấp dân sự. Theo tinh thần quy định tại Điều 25, Điều 29, Điều 33 và Điều 34 Bộ luật

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

Tố tụng Dân sự 2004 (BLTTDS) thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán có thể được xác định như sau:

Về thẩm quyền theo vụ việc: Điều 29 Khoản 1 quy định tòa kinh tế (hoặc thẩm phán kiêm nhiệm của tòa án nhân dân huyện) giải quyết vụ việc từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán giữa công ty chứng khoán với khách hàng và phát sinh từ hoạt động lưu ký, thanh toán, bù trừ giữa thành viên lưu ký với nhà đầu tư (gọi chung là hoạt động chung ứng dịch vụ thuộc Điểm b Khoản 1); tranh chấp phát sinh từ hoạt động phân phối chứng khoán phát hành giữa tồ chức đồng bảo lãnh (hoạt động phân phối thuộc Điểm c Khoản 1); tranh chấp phát sinh từ hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán giữ công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư hoặc từ hợp đồng nhận làm đại lý chứng khoán giưa tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh với tổ chức nhận làm đại lý (hoạt động đại diện, đại lý thuộc Điểm d Khoản 1), tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác (Điểm l Khoản 1).

Tuy nhiên, hiểu như thế nào là “tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu” cũng còn vướng mắc, chúng ta hiểu theo nghĩa đó là tranh chấp giữa bên mua và bên bán trong việc mua bán chứng khoán hay là tất cả các tranh chấp liên quan đến việc mua, bán chứng khoán (ví dụ: tư vấn về mua bán chứng khoán; môi giới mua, bán chứng khoán; thực hiện các thủ tục mua, bán chứng khoán …). Vấn đề này cũng cần có hướng dẫn cụ thể.

Về “giấy tờ có giá”, theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:

+ Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;

+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

+ Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;

+ Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);

+ Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…[22]

.

Các trường hợp tranh chấp về dân sự được liệt kê tại Điều 25 BLTTDS, có thể quy thành các tranh chấp trên TTCK thuộc thẩm quyền của Tòa dân sự gồm các nhóm chính sau: nhóm tranh chấp về quyền sở hữu chứng khoán xảy ra ra giữa các chủ thể mà một bên hoặc cả hai bên là nhà đầu tư chứng khoán (không thỏa mãn dấu hiệu có đăng ký kinh doanh); nhóm tranh chấp về hợp đồng được thiết lập trên cơ sở thực hiện các hoạt động thương mại liệt kê tại Khoản 1 Điều 29 (như hợp đồng vay chứng khoán giữa công ty chứng khoán với khách hàng) hoặc các chủ thể trong quan hệ hợp đồng không có mục đích lợi nhuận (như hợp đồng tặng cho chứng khoán); nhóm tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thường xảy ra giữa tổ chức niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán với nhà đầu tư liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức trên TTCK.

Về thẩm quyền theo cấp: Điều 33, Điều 34 quy định tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về mua bán chứng khoán giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tranh chấp giữa công ty với cổ đông hoặc giữa các cổ đông với nhau, không phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài và các tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án huyện sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh nếu đương sự hay tài sản (chứng khoán) ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam

22 Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/09/2011 Về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

ở nước ngoài. Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ dấu hiệu đương sự và tài sản trong tranh chấp trên TTCK ở nước ngoài.

Thuật ngữ “đương sự ở nước ngoài” được giải thích tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/03/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm các đối tượng sau:

+ Người nước ngoài không ở Việt Nam nhưng khi nộp đơn khởi kiện vụ án hoặc đơn yêu cầu giải quyết yêu cầu kinh doanh, thương mại tại tòa án thì họ có mặt tại Việt Nam.

+ Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài. + Cơ quan, tổ chức nước ngoài, cơ quan tổ chức Việt Nam nhưng không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm tòa án thụ lý vụ án.

Bên cạnh đó, tòa án nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về kinh doanh, thương mại như: yêu cầu liên quan đến việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của trọng tài nước ngoài; các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định[23]

.

Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn đối với các tranh chấp trên TTCK cũng giống như mọi tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.

Trong quan hệ về đầu tư chứng khoán, việc xác định tính chất của quan hệ đầu tư là tranh chấp về kinh doanh, thương mại hay tranh chấp về dân sự là không đơn giản. Có thể lấy ví dụ như như tranh chấp xảy ra giữa nhà đầu tư là cá nhân không có đăng ký kinh doanh với công ty chứng khoán trong việc mở tài khoản. Theo quy định của pháp luật, trước khi tham gia kinh doanh, đầu tư chứng khoán, khách hàng không

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

phân biệt tổ chức, cá nhân phải ký hợp đồng mở tài khoản với công ty chứng khoán mà khách hàng lựa chọn. Theo đó, khách hàng và công ty chứng khoán phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhất định như: khách hàng phải thanh toán phí giao dịch, thanh toán tiền mua chứng khoán, giao chứng khoán đúng thời hạn… công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật, không sử dụng tiền, chứng khoán của khách hàng khi chưa có lệnh, giữ bí mật cho khách hàng. Trong quá trình thức hiện hợp đồng nếu một trong hai bên không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình có thể phát sinh tranh chấp. Vấn đề cần phải xem xét là bản chất của loại tranh chấp này là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh, thương mại và xác định tòa dân sự hay tòa kinh tế có thẩm quyền giải quyết.

Tại Khoản 1 Điều 29 BLTTDS quy định những tranh chấp về kinh doanh thương mại là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Theo quy định này thì điều kiện có đăng ký kinh doanh và mục đích lợi nhuận giữa các chủ thể tham gia là điều kiện bắt buộc. Nếu chỉ có một bên có đăng ký kinh doanh hoặc chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận thì là tranh chấp về dân sự. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thì “Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp... về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”. Hướng dẫn này lại gây ra hai cách hiểu:

+ Cách hiểu thứ nhất, những tranh chấp giữa một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về dân sự nhưng giao cho tòa kinh tế giải quyết.

+ Còn cách hiểu thứ hai là những tranh chấp đó là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa kinh tế. Như vậy hướng dẫn đã mở ra khá nhiều so với quy định của luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo người viết, cách hiểu thứ nhất là phù hợp. Tòa án muốn xác định tranh chấp nào là tranh chấp về dân sự và tranh chấp nào là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì phải căn cứ vào những quy định của BLTTDS. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

phán đã sơ sót trong cách dùng từ nên gây ra nhiều cách hiểu nhầm khác nhau. Nếu chúng ta xác định các tranh chấp mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh thương mại thì sẽ mâu thuẫn hoàn toàn với quy định của BLTTDS. Do đó, trong trường hợp giữa BLTTDS và Nghị quyết có quy định khác nhau thì chúng ta cũng phải áp dụng BLTTDS để giải quyết bởi BLTTDS là văn bản có hiệu lực cao hơn Nghị quyết. Như vậy tình huống nêu trên là một tranh chấp dân sự nhưng lại thuộc thẩm quyền của tòa kinh tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 44 - 49)