Quy trình giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 58 - 62)

Nếu như trước đây chúng ta có nhiều loại văn bản pháp luật giải quyết từng loại tranh chấp: tranh chấp kinh tế thuộc phạm vi của Pháp lệnh 1994, còn tranh chấp dân sự lại thuộc sự điều chỉnh của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989... Điều này gây khó khăn cho các chủ thể trong việc tra cứu và tìm hiểu pháp luật liên quan. Từ ngày 01/01/2005, thủ tục giải quyết tất cả các tranh chấp mang tính dân sự, kinh tế, lao

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

động, thương mại, hôn nhân gia đình sẽ được thống nhất điều chỉnh theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.

Căn cứ vào những quy định của BLTTDS ta có thể tóm tắt quy trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của tòa án các cấp thông qua sơ đồ sau:

ỦY BAN THẨM PHÁN TANDTC (Giám đốc thẩm, tái thẩm) TÒA PHÚC THẨM TANDTC (Phúc thẩm) TAND CẤP HUYỆN (Sơ thẩm) TÒA KINH TẾ TAND CẤP TỈNH (Sơ thẩm)

TÒA KINH TẾ TANDTC

(Giám đốc thẩm, tái thẩm) TÒA KINH TẾ TAND CẤP TỈNH (Phúc thẩm) ỦY BAN THẨM PHÁN TAND CẤP TỈNH (Giám đốc thẩm, tái thẩm) HĐTP TAND TC (Giám đốc thẩm, tái thẩm)

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

Tranh chấp trên TTCK có thể được toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng tư pháp khi có một bên khởi kiện ra trước toà, yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Toà án với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định tranh chấp của các bên. Bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các bên tranh chấp, các bên phải thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trên TTCK không nằm trong các trường hợp đặc biệt đó mà tuân theo thủ tục tố tụng chung. Theo đó, thời hiện khởi kiện của các tranh chấp trên thị trường là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. “Thời điểm quyền, lợi ích bị xâm phạm được xác định là thời điểm người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ đó”, không phụ thuộc vào bên có quyền lợi ích xâm phạm có nhận thức được hành vi xâm phạm của bên kia không.

Thủ tục tố tụng bắt đầu từ thời điểm tòa án thụ lý đơn kiện của nguyên đơn và kết thúc bằng bản án do hội đồng xét xử tuyên. Thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp của các bên là một trong những lý do tòa án trả lại đơn kiện. Đối với tranh chấp xảy ra giữa các thành viên (không phải với tư cách thành viên sở hữu) của Trung tâm giao dịch chứng khoán, nếu các bên không tiến hành thương lượng, hòa giải theo quy định trong nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ của Trung tâm trước khi khởi kiện, tòa án cũng có quyền không thụ lý (Điểm e Khoản 1 Điều 168 BLTTDS). Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết, tòa án sẽ thụ lý vụ án sau khi nhận được đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo và người khởi kiện đã nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi thụ lý vụ án, tòa án sẽ tiến hành một số công việc cần thiết để chuẩn bị cho phiên tòa xét xử. Điểm đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là trách nhiệm hòa giải của tòa án, cụ thể là của thẩm phán được giao giải quyết vụ án. Pháp luật hiện hành quy định rõ, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tối đa là 06 tháng (kể từ ngày thụ lý) đối với tranh chấp về dân sự và 03 tháng đối với tranh chấp về kinh doanh thương mại, tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được. Việc quy định thương lượng, hòa giải trong tố tụng tòa án nhằm

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

tăng cường vai trò của các hình thức giải quyết tranh chấp thay thế, khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng chúng, tăng cường vai trò hỗ trợ của Nhà nước (Tòa án) và thực tiễn giải quyết tranh chấp ở nhiều nước trên thế giới như Philippin, Inđônêsia, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canađa… cho thấy việc sử dụng các hình thức giải quyết tranh chấp thay thế rất phổ biến. Trong trường hợp hòa giải thành, thẩm phán lập biên bản hòa giải thành. Các bên được pháp luật dành cho một khoảng thời gian cần thiết là 07 ngày (kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành) để suy nghĩ và cân nhắc những nội dung đã thỏa thuận. Hết thời hạn đó mà không có bên nào thay đổi ý kiến thì thẩm phán mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, đạo đức xã hội. Như vậy, cần lưu ý đây là việc hòa giải diễn ra trong quá trình tố tụng và không đồng nhất với phương thức hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba được các bên lựa chọn (hòa giải ngoài tố tụng). Trường hợp hòa giải không thành, thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Phiên tòa sơ thẩm diễn ra công khai theo thời gian và địa điểm do thẩm phán ấn định. Đương sự có thể tự mình tham gia hoặc cử người đại diện và có quyền tranh luận tại phiên tòa. Đây được coi là “hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hơp pháp của mình trước tòa án”. Theo quy định, hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Hội đồng xét xử làm việc tập thể và ra bản án giải quyết vụ tranh chấp theo nguyên tắc đa số dựa trên kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Bản án có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên và được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước mà đại diện là cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, nếu không đồng ý với quyết định phân xử của tòa án, các bên tranh chấp có quyền kháng cáo trong thời gian luật định theo thủ tục phúc thẩm. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa bản án của tòa án và phán quyết của trọng tài, bởi phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, các bên không có quyền kháng cáo. Quy định thủ tục kháng cáo trong tố tụng tòa án thể hiện tính chất hai mặt, vừa tạo cơ hội cho cơ quan xét xử sửa chữa sai lầm trong trường hợp bản án tuyên

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

không thỏa đáng nhưng vừa là nguyên nhân làm cho quá trình giải quyết tranh chấp. bị kéo dài, gây lãng phí thời gian của đương sự và cơ quan xét xử.

Thủ tục giám đốc thẩm sẽ sẽ được tiến hành khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Đối với trường hợp có tình tiết mới được phát hiện và có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của tòa án mà các đương sự không biết được khi tòa án ra bản án, quyết định đó thì sẽ giải quyết theo thủ tục tái thẩm. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa bản án, quyết định của tòa án với quyết định của trọng tài được ban hành khi tranh chấp được giải quyết theo thủ tục trọng tài.

Ngoài ra, trong quá trình giải quyết tranh chấp, đôi khi tòa án phải áp dụng một số biện pháp cần thiết để nhằm giải quyết các yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng cũng như công tác thi hành án về sau. Các biện pháp đó được gọi là biện pháp khẩn cấp tạm thời[29]

.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 58 - 62)