Quy định rõ về việc xác định thiệt hại để xác định trách nhiệm bồ

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 70 - 73)

thường thiệt hại trong các vụ tranh chấp

Theo quy định hiện hành của Luật chứng khoán, việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên thông qua các con đường thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Có thể nhận thấy các quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp đã được quy định đầy đủ bởi các luật chung và luật chuyên ngành. Tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy rằng việc giải quyết các tranh chấp về chứng khoán thường gặp phải một số khó khăn và vướng mắc nhất định, trong đó nổi cộm

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

nhất là vấn đề xác định thiệt hại để dựa trên cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ở các nước, Luật chứng khoán thường quy định rất rõ nghĩa vụ bồi thường cho từng loại hành vi gây thiệt hại, đi kèm với cách thức xác định giá trị khoản bồi thường trong một số trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, Luật chứng khoán Hàn Quốc quy định mức bồi thường tổn thất do hồ sơ sai sót được quy định tại Điều 15, trách nhiệm bồi thường của kiểm toán viên trong Điều 197 được xác định là: Lượng chênh lệch giữa mức thực trả của bên nguyên để mua chứng khoán và một trong các giá trị sau đây: (1) Giá trị thị trường của chứng khoán tại thời điểm kết thúc xét xử ứng khẩu nếu có đơn kiện đối với các chứng khoán liên quan ( trong trường hợp không có giá trị thị trường thì sẽ áp dụng giá trị được đánh giá tại thời điểm chứng khoán được bán thanh lý); (2) giá trị mà tại đó chứng khoán được bán thánh lý, trong trường hợp việc thanh lý những chứng khoán này được tiến hành trước thời điểm kết thúc xét xử nêu trong trường hợp (1).

Ở Việt Nam, nhà làm luật lựa chọn giải pháp không đưa ra quy định cụ thể về việc xác định giá trị khoản bồi thường trong trường hợp vi phạm mà dựa trên các quy định chung của Bộ luật Dân sự và Luật thương mại về bồi thường thiệt hại. Luật thương mại 2005 quy định: bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Trong đó, giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản trực tiếp mà bên bị thiệt hại đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm[32]

.

Đối với các hợp đồng thương mại thông thường, để xác định các khoản thiệt hại đó, có thể căn cứ vào các yếu tố của hợp đồng như giá trị hàng hóa, thời điểm giao kết, thời điểm thực hiện nghĩa vụ. Nhưng trong giao dịch chứng khoán, việc định lượng các yếu tố đó là vô cùng khó khăn.

Ví dụ: giả sử mối quan hệ giữa công ty chứng khoán A và khách hàng B là hợp đồng dịch vụ môi giới. Ngày 01/01/x khách hàng B đặt lệnh bán 10.000 cổ phiếu X, giá 150.000 VNĐ/cổ phiếu, nhưng công ty chứng khoán A nhậ lệnh mua 10.000 cổ phiếu với giá 155.000 VNĐ/ cổ phiếu, lệnh được khớp. Giá cổ phiếu X có xu hướng giảm

32

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

mạnh, khách hàng B thấy bị thiệt hại, vào ngày 04/01/x đã kiện ra tòa, tại thời điểm này giá cố phiếu X là 120.000 VNĐ/ cổ phiếu. Ngày 04/02/x tòa án kết luận công ty chứng khoán A có hành vi vi phạm, gây thiệt hại và phải bồi thường cho khách hàng, lúc này giá cổ phiếu X là 130.000 VNĐ/cổ phiếu. Vậy công ty chứng khoán A phải bồi thường cho khách hàng bằng cách nào và bồi thường bao nhiêu? Có một số vấn đề cần xem xét trong trường hợp này: Thứ nhất, hành vi của công ty chứng khoán A có thể đã gây ra 2 loại thiệt hại cho khách hàng, đó là: thiệt hại không bán được chứng khoán với giá tốt và mua phải chứng khoán với gíá cao, vậy công ty chứng khoán sẽ hủy bỏ giao dịch sai bằng cách mua lại 10.000 cố phiếu với giá 155.000 VNĐ/cổ phiếu và thực hiện lệnh bán của khách hàng bằng cách mua 10.000 cổ phiếu với giá 150.000 VNĐ/cổ phiếu hay bồi thường thiệt hại cho khách hàng một khoản xác định bằng tổng thiệt hại trên cơ sở chênh lệch giá. Thứ hai, nếu xác định thiệt hại là chênh lệch giữa giá trị đã giao dịch và giá thị trường được tính tại thời điểm khởi kiện hay thời điểm tòa án đưa ra quyết định.

Hiện nay các vấn đề này chưa được pháp luật quy định rõ ràng cho nên không có căn cứ pháp lý để giải quyết. Trong khi trên thực tế, những tranh chấp như vậy có thể diễn ra rất phổ biến trên thị trường nhiều khi còn phức tạp hơn. Giả sử chứng khoán trong ngày 02/01/x tăng lên 160.000VNĐ/cổ phiếu, khách hàng thấy giao dịch chênh lệch sai được khớp là có lợi nên không có yêu cầu gì với công ty chứng khoán. Đến ngày 04/01/x khi giá giảm mạnh, khách hàng mới phản ánh việc nhập sai với công ty chứng khoán và không được chấp nhận. Trong tình huống này, liệu có mặc nhiên coi như khách hàng đã chấp nhận giao dịch bị nhầm vì không có khiếu nại ngay đến công ty chứng khoán hay không? Đây là vấn đề cần được pháp luật quy định cụ thể.

Qua sự phân tích trên ta thấy cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho vấn đề này để tạo điều kiện cho việc đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư một cách thỏa đáng. Giải quyết vấn đề này sẽ góp phần bảo vệ nhà đầu tư khi quyền lợi của họ bị xâm phạm và trên cơ sở đó góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra các tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương

Một phần của tài liệu nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán (Trang 70 - 73)