Nguyên tắc giải quyết tranh chấp là các tư tưởng chỉ đạo được quy định nhằm thống nhất việc giải quyết tranh chấp với mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này có nghĩa, các tranh chấp khi được đưa vào quá trình giải quyết phải tuân thủ những nguyên tắc mà pháp luật quy định.
Thông thường, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tự định đoạt. Đây là nguyên tắc cơ bản của giải quyết tranh chấp. Đây không chỉ đơn thuần là nguyên tắc giải quyết tranh chấp mà còn là cơ sở để thực hiện tự do kinh doanh, tự do hợp đồng theo pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp được hiểu các bên tự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thích hợp; có thể tự mình hoặc yêu cầu người khác thay mặt mình
15
Khoản 1,Khoản 2, Khoản 13, Khoản 14, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (Được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004,2005)
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
đứng ra giải quyết tranh chấp; tự quyết dịnh nội dung cần giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc tự định đoạt không những được thể hiện đối với hình thức giải quyết ngoài tòa án mà còn được thể hiện rất rõ ràng ngay trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án. Pháp luật quy định đối với tranh chấp đã yêu cầu tòa án đứng ra giải quyết, các bên vẫn có thể rút đơn kiện, hòa giải trước tòa.
Thứ hai, nguyên tắc hòa giải. Xuất phát từ nguyên nhân phát sinh tranh chấp chủ yếu là hợp đồng và thực hiện hợp đồng nên các bên có liên quan tự do quyết định phương án giải quyết tốt nhất. Nội dung của nguyên tắc hòa giải là khi có tranh chấp xảy ra các bên tự tiến hành hòa giải với nhau nhằm đạt những lợi ích cho các bên trên cơ sở không trái pháp luật. Nguyên tắc hòa giải xuyên suốt các hình thức giải quyết tranh chấp và bản thân nó cũng là một hình thức giải quyết tranh chấp. Hòa giải nếu xét như một phương thức giải quyết tranh chấp thì đây là quá trình về bản chất là tự nguyện, riêng tư, không chính thức. Đối với các phương thức giải quyết khác, nguyên tắc hòa giải được thể hiện trước và trong quá trình giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn, đối với giải quyết tranh chấp tại tòa án, các bên có thể tiến hành hòa giải với sự hướng dẫn, công nhận của tòa án hoặc ngay cả trong phiên tòa, thẩm phán cũng cố gắng để hai bên đạt được sự hòa giải với nhau.
Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Quyền bình đẳng trước pháp luật được ghi nhận tại Hiến pháp 1992, đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật và cũng là một nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Nói đến tranh chấp là nói đến sự bất đồng về lợi ích của các bên phát sinh trực tiếp từ hợp đồng, thể hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên. Nội dung của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật thể hiện ở sự không phân biệt các bên tham gia thuộc thành phần kinh tế nào; các bên đều có quyền và nghĩa vụ theo các quy định của trình tự giải quyết tranh chấp.
Trên đây là những nguyên tắc chung nhất áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp. Ngoài những nguyên tắc chung, việc giải quyết tranh chấp còn phải tuân thủ những nguyên tắc khác, tùy vào hình thức giải quyết được lựa chọn, được áp dụng hay tùy vào chủ thể có liên quan đến tranh chấp.
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Nguyễn Anh Phương
Trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, Luật chứng khoán các nước có quy định cụ thể về nguyên tắc hòa giải giữa các bên khi xảy ra tranh chấp, nếu các bên hòa giải không thành thì thông qua một tổ chức trung gian, thường là Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội chứng khoán hoặc một đơn vị thuộc cơ quan quản lý nhà nước về TTCK đứng ra giải quyết.
Căn cứ vào quy định tại Điều 131 Luật chứng khoán 2006, ta có thể hiểu các tranh chấp trên TTCK phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định riêng cho từng phương thức giải quyết tranh chấp, đó là các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.