THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu.
3.6.1 Kiểm định thang đo.
Phân tích Cronbach’s Alpha.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo. Mục đích của
phân tích Cronbach’s Apha là xem xét mức độ tin cậy của thang đo, các biến đưa
vào quan sát có đủ tin cậy hay không nên đưa vào hay loại bỏnhững biến nào.
Sau khi nhập các dữ liệu cần phân tích vào phần mềm SPSS, thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha. Theo kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trước đây nếu hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên thì thang đó đó đáng tin cậy và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả, do cỡ mẫu thực hiện khảo sát nhỏ thì
hệ số tin cây Cronbach’s Alpha từ 0.6 – 0.95 là có thể chấp nhận được. Nếu hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.95 là có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA, là bước phân tích đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân tích. Phân tích nhân tố khám phá EFA là bước rút gọn tập biến quan sát thành một tập có số lượng biến ít hơn
nhưng có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này là dựa vào mối quan hệ tuyến tính
của các yếu tố với các biến quan sát.
Sau khi tiến hành phân tích Cronbach’s alpha, các biến không đạt yêu cầu sẽ
được loại ra khỏi nghiên cứu, các biến còn lại được đưa vào phân tích EFA. Theo
Hair và cộng sự (2008) thì khi phân tích EFA hệ số KMO phải nằm trong khoảng từ
0.5 – 1 và hệ số ý nghĩa của mô hình theo kiểm định của Bartllet phải có ý nghĩa thống kê 5%. Ngoài ra, các biến quan sát có hệ số tải phải mức tối thiểu 0.3. Lớn hơn 0.4 được xem là biến quan trong và lớn hơn 0.5 được xem là biến có ý nghĩa thực tiễn.
31